Không gì chúng không dám làm!

Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20174:22 CH(Xem: 7938)
Không gì chúng không dám làm!

Chúng tôi chứng kiến cảnh mấy chục cảnh sát giao thông chạy ba bốn xe tải và hàng chục xe ba càng trong một ngày và đã hốt trọn gần 100 xe máy của những tay lái nhà quê: không bằng lái, không đội mũ bảo hiểm, thậm chí không biển số xe… đó là chuyện xưa nay chưa từng có ở đường làng chúng tôi. Kể cũng đau lòng cho những ai vi phạm luật giao thông. Bản thân tôi đã từng vài lần bị cảnh sát giao thông giữ xe và giữ cạt vẹt (carte verte), nhưng đó là chuyện xảy ra ở Sài Gòn và Đà Nẵng. Trên những đại lộ san sát người xe, ở quê thật may, đúng bữa đi đổ xăng, trời nắng, tôi đội nón lá trên đầu, mũ bảo hiểm treo trên móc xe, vậy mà mấy tên cảnh sát không chộp. Hú hồn!

Chuyện cảnh sát về đường làng hốt xe còn đang râm ran thì chiều nay, nơi quán cà phê thường khi tôi nhâm nhi bỗng xuất hiện một nhóm người Trung Quốc, họ chừng 25 -35 tuổi, trẻ, đẹp, cao, gầy và trắng trẻo. Một anh trong quán thấy họ liền chửi: “Làng này đâu có quán thịt người mà dân du lịch Trung Quốc kéo đến!” – Một cô phiên dịch giải thích cho chúng tôi hiểu đó là những giáo viên Trung Quốc về trường làng tổ chức “bồi dưỡng giáo viên” dạy Trung Văn.

Thì ra từ bây giờ, học sinh lớp 3 đã phải học tiếng Trung Quốc. Nhà trường hăng hái, muốn lập thành tích xuất sắc mới xin với sở giáo dục cho học sinh trường mình học tiếng Trung Quốc từ lớp 3. Vậy nên mong mọi người đừng ngạc nhiên khi thấy tụi trẻ gặp nhau cứ chào hỏi líu lo: “Ní hảo!”, “Ní mân hảo!”, “Ní máng ma?”, “Ủa bù máng!”, “Lão sư nín hảo”!…

Lớp học tiếng Trung quốc-Đại Học ngoại ngữ đà nẵng - ảnh lê thu thùy
Lớp học tiếng Trung quốc-Đại Học ngoại ngữ đà nẵng – ảnh lê thu thùy

Thương cho mấy đứa cháu mới học lớp 3 phải nhồi sọ đến hơn 10 môn học, trong đó ngoài tiếng Trung Quốc còn tiếng Nga (dù không bắt buộc), và tiếng Anh là môn ngoại ngữ không thể thiếu. Tôi rất muốn trẻ hóa, trở về những năm tháng tuổi thơ của mình, nhưng để phải học nhồi nhét những thứ như học sinh bây giờ phải chịu thì tôi xin xá lạy. Nhiều khi liên tưởng về những hình thức giáo dục bắt buộc ở trường học hiện nay, tôi thấy có gì như là một kiểu tra tấn trẻ em.

Còn nhớ cách đây vài năm, tôi có đọc một cuốn truyện mà lỡ quên mất tựa đề, trong đó tác giả nữ người Trung Quốc kể về một nhà thương ma ở Bắc Kinh, núp dưới danh nghĩa Trung tâm y tế, nơi đó có tình trạng các bác sĩ lại là những nhà khoa học, suốt đời làm công việc nhân bản vô tính người rồi nuôi lớn để cuối cùng đem giết mổ những sản phẩm này, lấy nội tạng bán sang Âu, Mỹ. Nhà văn người Nhật Kazuo Ishiguro mang quốc tịch Anh (giải Nobel văn học 2017) có viết tiểu thuyết giả tưởng “Mãi đừng xa tôi” cũng kể về tình trạng nhân bản người, nuôi dạy khôn lớn và đem ra giải phẫu để lấy nội tạng, các nhân vật trong truyện gọi tình trạng này là “Hiến tạng!”. Câu chuyện về ngôi trường Hailsam chuyên nuôi dưỡng những đứa trẻ vô tính để biến chúng thành người hiến tạng hẳn là một lời cảnh tỉnh ngầm của Kazuo Ishiguro trước cuộc chạy đua kỹ thuật y học như hiện nay.

Sau khi sự kiện nhân bản thành công cừu Dolly, đến lượt con người phải chịu một số phận bi thương, một khi họ là sản phẩm của những thí nghiệm, những phương pháp nhân bản vô tính. Nhiều nhà khoa học lo ngại rằng Trung Quốc đang lạm dụng công nghệ này.

Nhiều khách du lịch viết hồi ký, bút ký kể chuyện rằng: đường lên Tây Tạng phải đi qua xứ Trung Quốc bao la, có những con đường núi khúc khuỷu, gập ghềnh, đèo dốc cheo leo, vách núi sừng sững, trên đó nước uống, lương thực, thực phẩm khan hiếm. Gần chục năm trở lại đây, trong những khu tự trị của người Tây Tạng bị Trung Quốc thôn tính xuất hiện những hàng quán chuyên cung cấp cháo thịt cho du khách. Nhiều lời đồn đãi về những đĩa thịt mà khi đói, khách du lịch đường dài đã ăn với giá cắt cổ, không ai biết đó là thịt gì?

Từ thời thượng cổ người Trung Quốc đã nổi tiếng tàn ác với bản chất ăn thịt người. Những năm gần đây, nhiều trẻ em Việt Nam dọc biên giới Việt – Trung bị bắt cóc đem giết mổ gây bao nỗi kinh hoàng trong lòng người Việt Nam.

Một tội ác kinh hoàng chỉ thực hiện được khi có sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc mà các nhà báo đã phát hiện và nhiều nhà điều tra độc lập đã chứng minh.Họ kinh doanh nội tạng con người như một thứ hàng hóa. Theo nguồn tin của báo Người Lao Động, vào tháng 12/2013, Bệnh viện tỉnh Cà Mau đã kỷ luật và cảnh cáo bác sĩ Ngô Duy Tân (31 tuổi, công tác tại Khoa tiết niệu) vì đã tổ chức đưa người đi Trung Quốc mua thận mà không xin phép. Một số bệnh nhân tại Việt Nam cũng tiết lộ rằng họ được môi giới để ghép tạng tại Trung Quốc.

Khai trương Tổng lãnh sự quán Trung Hoa - nguồn báo thanh niên
Khai trương Tổng lãnh sự quán Trung Hoa – nguồn báo thanh niên

Trở lại chuyện người Trung quốc tràn ngập ở Đà Nẵng, một thành phố có tầm quan trọng chiến lược ở miền Trung Việt Nam, dưới hình thức kinh doanh và lao động. Họ khai trương Lãnh Sự Quán tại Đà Nẵng – và lãnh sự luôn cả khu vực rộng lớn từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng vào tận Bình Định, Phú Yên.

Người Trung Hoa thời xưa và Trung Quốc bây giờ là những đoàn người di dân cầu thực đông nhứt hoàn cầu. Hiện trạng người Trung Quốc đến Đà Nẵng ngày càng đông, hình thành nên những “phố Trung Quốc” giữa lòng một thành phố đáng sống. Họ sản xuất kinh doanh một cách mờ ám. Nạn lấn rừng, cướp biển, nạn buôn lậu, nạn phá hoại tiềm năng kinh tế, nạn gây độc hại môi trường và thực phẩm, nạn đầu độc tư tưởng và nặng hơn nữa là giáo dục đã bắt đầu quá trình nô dịch văn hóa.

Hiện nay, không chỉ con người mà sản phẩm hàng hóa Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, những thứ hàng giả tràn lan khắp nơi, từ hộ chiếu giả đến văn bằng giả, từ hoa quả giả, thịt giả, đến cá giả, trứng giả, từ thương hiệu giả đến công ty giả, từ đối tác giả, thầy thợ giả…, thậm chí những tuyên truyền đẹp đẽ về liên hệ hợp tác, hữu nghị, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai… cũng giả dối nốt.

Tổng lãnh sự quán Trung Hoa tại Đà Nẵng. nguồn vietnamnet
Tổng lãnh sự quán Trung Hoa tại Đà Nẵng. nguồn vietnamnet

LTT
( Bao Tre )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn