6 thói quen khiến tâm trạng trở nên tốt đẹp

Thứ Bảy, 25 Tháng Ba 20233:00 SA(Xem: 1170)
6 thói quen khiến tâm trạng trở nên tốt đẹp

“Bất kể thế giới này đối xử với bạn như thế nào, đều mong bạn vẫn sẽ nỗ lực, dũng cảm và tràn đầy hy vọng như cũ.” (Tất Thục Mẫn)

Cho dù có gặp nhiều khó khăn, cũng mong bạn đừng khiến cho tâm trạng của bản thân “trở bệnh”. Vậy, những thói quen nào có thể khiến tâm tình của một người tốt lên?

1. Không bối rối, do dự

Trong quãng đường nhân sinh, 5% là vui vẻ, 5% là thống khổ, còn lại 90% là bình đạm.

Điều chúng ta nên làm, không phải là quẩn quanh trong 5% thống khổ mà nên là quan tâm tới 95% vui vẻ cùng bình đạm còn lại. Khi chúng ta mở rộng tấm lòng, nhìn nhận sự việc một cách rộng mở, xem đau khổ thật nhẹ nhàng thì tự nhiên mọi thứ sẽ thuận lợi. 

Ta không cần phải cố chấp vào những thứ không thuộc về mình, không nên níu mãi chẳng buông với những chuyện trong quá khứ. Nếu không trải qua sóng gió, bạn sẽ vĩnh viễn không biết được bản thân mạnh mẽ đến nhường nào.

“Do dự” sẽ chỉ tạo ra vấn đề, chỉ khi bạn ‘gặp việc không loạn’, dám lựa chọn, đối mặt và tìm kiếm giải pháp; bạn mới có thể giải quyết được những vấn đề quan trọng.

2. Không tâng bốc, nịnh nọt

Ảnh: unsplash.com.

Trong cuộc sống, chúng ta thường sống theo cách thật mệt mỏi. Dù là nói một câu ngoài lề chẳng mấy quan trọng, làm một việc tầm thường, hay chỉ là đưa ra một lựa chọn hoặc quyết định nhỏ bé thôi; ta hầu như cũng đều có thói quen xem xét sắc mặt người khác.

Chúng ta luôn sợ sẽ làm tổn thương người khác, nhưng lại không biết rằng những mối quan hệ cần phải duy trì một cách cẩn thận như vậy rất khó bền lâu.

Chúng ta cũng rất hay lo sợ sẽ đắc tội người khác; nhưng bất cứ mối quan hệ nào cần bạn tiêu tốn sức lực đi nịnh nọt đều sẽ thiếu đi vài phần chân thành. 

Tác giả Tất Thục Mẫn còn từng nói một câu như sau: “Sinh mệnh của chúng ta, không phải tồn tại để làm vừa lòng người khác.

Những người thực sự quan tâm đến bạn, sẽ không cần bạn phải lấy lòng. Việc lấy lòng người khác cũng sẽ không được trân trọng. Vậy nên, thay vì mỗi ngày đều phải lựa chọn lời nói và quan sát sắc mặt người khác, xem xét tâm trạng của người khác, hoặc quá mức để tâm đến cảm nhận của người ta; không bằng chúng ta hãy tự đối xử tốt với chính mình. 

3. Không tức giận

Tức giận không những không khiến cho người ta có thái độ tốt mà còn khiến bản thân chúng ta rơi vào thống khổ to lớn.

Khi chúng ta tức giận, lục phủ ngũ tạng cũng sẽ chịu ảnh hưởng, những cảm xúc phụ diện tích luỹ trong nội tâm sẽ làm tổn thương đến thân thể của chúng ta. Chưa hết, nó còn có thể khiến cho ta càng tức giận lại càng trở nên kích động, thậm chí làm ra những việc khiến bản thân sau này phải hối hận.

Trong Trung y có một hiện tượng, ấy là khi bạn đến phòng khám Trung y xem bệnh, rất nhiều bác sĩ đều sẽ nói với bạn rằng:

“Bạn không được tức giận, không được nổi nóng, nếu không sẽ không thể khỏi bệnh.”

Những ai thường hay đến phòng khám Trung y chắc hẳn đều có một cảm nhận sâu sắc rằng: đôi lúc chúng ta càng không muốn tức giận thì ngược lại càng dễ nổi cáu, đó là do cảm xúc của chúng ta vốn không ổn định, nó không phải là thứ mà ta có thể khống chế được.

Trong cuộc sống hiện thực, một số người thường hay nói rằng: “Trước đây tôi rất hay nổi nóng, cho đến khi mắc phải bệnh tim tôi mới nhận ra rằng chẳng có việc gì đáng cho chúng ta nổi giận cả.”

Mong rằng bạn sẽ không đợi đến lúc bản thân mắc bệnh rồi mới hiểu được là mình không nên tức giận, bạn nên bắt đầu luyện tập thói quen không tức giận ngay từ bây giờ.

Những khi nào có thời gian, chúng ta nên nghe những bản nhạc với tiết tấu chậm rãi, giai điệu nhẹ nhàng, âm điệu ưu nhã, thoải mái. Điều này sẽ có lợi cho việc ổn định cảm xúc và điều chỉnh lại những cảm xúc không tốt.

Ngoài ra, tôi còn có một biện pháp khác khá hữu dụng mà bạn có thể thử, ấy là nghe những bản nhạc mình thích khi tâm trạng không tốt, sau đó đi tắm nước ấm rồi ngủ một giấc thật ngon. Đợi đến lúc tỉnh dậy, tâm tình liền trở nên phấn chấn hơn.   

Bạn nên dưỡng thành thói quen không nổi nóng, có như vậy mới rèn luyện được tấm lòng rộng mở!

4. Không xem nhẹ bản thân 

Ảnh: unsplash.com.

Dù là tình bạn hay tình yêu, nếu người khác không nguyện ý thì mình cũng không nên cưỡng cầu!

Những thứ cầu mong mà tới đều không được trân trọng, là đồng tình thì đều không phải tình yêu thực sự; bởi vậy, không nên hèn mọn cầu xin bất kỳ ai.

Bạn không nên khẩn cầu sự quan tâm của người khác, bởi lẽ những gì bạn nhận được đều là dối lòng, giả tạo; đó không phải những gì bạn thật sự mong muốn.

Bạn nên dưỡng thành thói quen trân trọng bản thân, như vậy mới có thể bảo trì được tư thái tự tin của mình.

5. Không so sánh

Lư Tư Hạo – một tác giả thế hệ 9x nổi tiếng tại Trung Quốc – từng nói: “Đôi khi ngưỡng mộ cuộc sống của người khác chỉ là một loại trốn chạy.”

Quả thật, chúng ta không cần thiết phải ngưỡng mộ cuộc sống của người khác, càng không cần đứng trong phiền não của chính mình mà khát khao hạnh phúc của người khác. 

Cuộc sống của mỗi người không giống nhau, mỗi chúng ta đều có khó khăn riêng, thuận lợi riêng, và bạn không cách nào hiểu được những cay đắng ngọt bùi của người khác. 

Cuộc sống là của bản thân chúng ta, không nên so sánh hay tự làm khổ mình mà chạy theo thế giới của người khác.

Sự vui vẻ và an tĩnh thực sự không phải đến từ thái độ hay quan điểm của thế giới bên ngoài mà nên là đến từ sự tiếp nhận và khẳng định của chính bản thân bạn.

Lúc có tiền, bạn hãy để mỗi ngày của mình trải qua thật tươi đẹp; khi túng thiếu, bạn hãy khiến tâm tình luôn lạc quan.

Chúng ta không nên cố chấp vào những chuyện nhỏ bé phức tạp và hạ thấp kỳ vọng của bản thân, mà nên quý trọng tất cả những tình cảm chân thành, đồng thời đừng quá nhọc lòng vì những mối quan hệ đang dần dần phai nhạt. 

Trong cuộc sống, chúng ta không nên quá bon chen, bất kể là đối với người hay vật, đều cần dưỡng thành một thói quen “dọn dẹp” định kỳ. Có như vậy, ta mới có thể sống một cách thanh tịnh, tự tại.

6. Vận động nhiều

Nhà văn La Lan nói:

“Lợi ích của việc vận động ngoại trừ tăng cường sức khỏe cho cơ thể, còn giúp cho con người bảo trì được con đường tốt nhất cho tinh thần sảng khoái.”

Lợi ích dễ thấy nhất của vận động là đốt cháy calo, xây dựng trạng thái cơ thể dẻo dai, vững chãi, giúp cơ bắp săn chắc và làn da trở nên rạng rỡ hơn.

Động thời, vận động còn có thể giúp chúng ta đánh bại năng lượng phụ diện, chữa lành cho những linh hồn mỏi mệt. Có thể nói, đây chính là phương pháp thả lỏng và duy trì trạng thái bình tĩnh của cả thân thể và tâm hồn.

Khi chúng ta vận động, cơ thể tiết ra nhiều nguyên tố đem lại cảm giác vui vẻ thoả mãn như dopamine và serotonin, khiến cho chúng ta có được một trạng thái tinh thần tích cực, lạc quan và tràn đầy năng lượng.

Cơ thể là của riêng mỗi người, cuộc sống cũng như vậy, việc chúng ta hiểu được cách dịu dàng đối tốt với bản thân là rất trọng yếu.

Những người hiểu được cách tự lắng nghe bản thân để điều chỉnh nội tâm, biết khẳng định, trân trọng bản thân và nâng cao giá trị của bản thân sẽ bớt đi rất nhiều áp lực.

Nếu đã biết tất cả mọi thứ đều là hư ảo, sao chúng ta còn phải cố chấp vào chúng để đánh mất đi sức khoẻ cùng hạnh phúc đáng quý của bản thân mình?

Theo Aboluowang
Trường Lạc biên dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn