• Paul Kirby
  • BBC News

Bằng đường không, đường bộ và đường biển, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công tàn khốc vào Ukraine, một thành phố dân chủ ở châu Âu với 44 triệu dân.

Quân đội Nga đang ném bom các trung tâm thành phố và áp sát thủ đô Kyiv, khiến người tị nạn phải di cư ồ ạt.

Trong nhiều tháng, Tổng thống Vladimir Putin đã phủ nhận ông sẽ xâm lược nước láng giềng, nhưng sau đó ông đã vứt bỏ một thỏa thuận hòa bình và tung ra cái mà Đức gọi là "cuộc chiến của Putin", đổ lực lượng vào phía bắc, đông và nam của Ukraine.

Khi số lượng người chết tăng lên, nhà lãnh đạo Nga bị cáo buộc làm tan vỡ hòa bình ở châu Âu. Điều gì xảy ra tiếp theo có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ cấu trúc an ninh của lục địa.

Tại sao quân đội Nga tấn công?

Trong một bài phát biểu trước bình minh trên truyền hình vào ngày 24/2, Tổng thống Putin tuyên bố Nga không thể cảm thấy "an toàn, phát triển và tồn tại" vì những gì ông tuyên bố là mối đe dọa thường trực từ Ukraine hiện đại.

Ngay lập tức, các sân bay và trụ sở quân sự bị tấn công, sau đó xe tăng và quân đội tràn vào từ Nga, Crimea bị Nga sáp nhập và đồng minh của nó là Belarus. Bây giờ, máy bay chiến đấu đã ném bom các thành phố lớn.

Nga từ chối các thuật ngữ chiến tranh hoặc thậm chí xâm lược; biện minh là chúng sai hoặc không hợp lý.

Russian President Vladimir Putin speaks during his address to the nation at the Kremlin in Moscow on 21 February

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Ông tuyên bố mục tiêu của mình là bảo vệ những người bị cưỡng bức và diệt chủng, đồng thời hướng tới mục tiêu "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa" Ukraine. Ở Ukraine không hề có nạn diệt chủng: đó là một nền dân chủ sôi động, được lãnh đạo bởi một tổng thống là người Do Thái.

"Làm sao tôi có thể là một người Đức quốc xã?" Volodymyr Zelensky, người đã ví cuộc tấn công dữ dội của Nga với cuộc xâm lược của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, nói.

Chụp lại video,

Ukraine: “Người dân đổi bút và bàn phím lấy súng”

Tổng thống Putin thường xuyên cáo buộc Ukraine bị các phần tử cực đoan tiếp quản, kể từ khi tổng thống thân Nga, Viktor Yanukovych, bị lật đổ vào năm 2014 sau nhiều tháng người dân biểu tình phản đối sự cai trị của ông.

Sau đó, Nga đã trả đũa bằng cách chiếm giữ khu vực phía nam của Crimea và gây ra cuộc nổi dậy ở phía đông, hỗ trợ lực lượng ly khai - lược lượng đã chiến đấu với quân đội Ukraine trong cuộc chiến cướp đi sinh mạng của 14.000 người.

Cuối năm 2021, Nga bắt đầu triển khai một số lượng lớn quân đến gần biên giới Ukraine, trong khi liên tục phủ nhận sẽ tấn công. Sau đó, ông Putin đã hủy bỏ một thỏa thuận hòa bình năm 2015 cho miền đông và công nhận các khu vực do phiến quân kiểm soát là độc lập.

Nga từ lâu đã chống lại việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu và liên minh quân sự phòng thủ của phương Tây, Nato. Khi tuyên bố cuộc xâm lược của Nga, ông cáo buộc Nato đe dọa "tương lai lịch sử của chúng tôi với tư cách là một quốc gia".

Nga sẽ đi bao xa?

Rõ ràng là Nga đang tìm cách chiếm các thành phố lớn và lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ của Ukraine. Tổng thống Zelensky cho biết ông đã được cảnh báo "kẻ thù đã chỉ định tôi là mục tiêu số một; gia đình tôi là mục tiêu số hai".

Mục đích được tuyên bố của Nga là Ukraine được giải phóng khỏi sự áp bức và "thanh sạch Đức Quốc xã". Dưới câu chuyện sai sự thật về một Ukraine do phát xít điều hành kể từ năm 2014, ông Putin đã nói về việc đưa ra tòa "những kẻ đã phạm nhiều tội ác đẫm máu chống lại dân thường".

Tham vọng dài hạn của ông đối với Ukraine vẫn chưa được làm sáng tỏ. Ông phủ nhận việc tìm cách chiếm Ukraine và bác bỏ cáo buộc của Vương quốc Anh vào tháng Giêng rằng ông đang âm mưu cài một con rối ủng hộ Điện Kremlin. Một báo cáo tình báo chưa được xác nhận nói rằng ông ta muốn chia đôi đất nước.

Ông ta phải đối mặt với sự phản kháng gay gắt từ một cộng đồng thù địch sâu sắc, nhưng đã cho thấy ông ta đã sẵn sàng để ném bom các khu vực dân sự để thực hiện mục tiêu của mình.

Không có mối đe dọa ngay lập tức đối với các nước láng giềng Baltic của Nga, nhưng Nato đã tăng cường khả năng phòng thủ của họ để đề phòng.

Trước cuộc xâm lược, Nga luôn công khai tập trung vào các khu vực do quân nổi dậy được Nga hậu thuẫn ở phía đông. Nhưng điều đó đã thay đổi khi Tổng thống Putin công nhận nền độc lập của họ.

Ông không chỉ nói rõ rằng ông coi họ không còn là một phần của Ukraine, ông còn tiết lộ rằng ông ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của họ đối với nhiều lãnh thổ Ukraine hơn. Các nước cộng hòa nhân dân tự phong chỉ chiếm hơn một phần ba khu vực Donetsk của Luhansk và những người nổi dậy cũng thèm muốn phần còn lại.

Putin muốn gì?

Ukrainian President Volodymyr Zelensky visiting positions on the frontline with pro-Russian militants in the Donetsk region, Ukraine, 06 December 2021

Nguồn hình ảnh, EPA

Ông không chỉ yêu cầu Ukraine không bao giờ gia nhập Nato mà còn yêu cầu Nato quay ngược thời gian trở lại năm 1997 và rút lại sự mở rộng về phía đông. Ông phàn nàn rằng Nga "không còn nơi nào để rút lui - họ nghĩ rằng chúng ta sẽ chỉ ngồi yên một chỗ?"

Ông muốn Nato rút lực lượng và cơ sở hạ tầng quân sự khỏi các quốc gia thành viên đã tham gia liên minh từ năm 1997 và không triển khai "vũ khí tấn công gần biên giới Nga". Điều đó có nghĩa là Trung Âu, Đông Âu và Baltics.

Nhưng điều này vượt ra ngoài Nato. Theo lời của thủ tướng Đức, nhà lãnh đạo Nga "muốn tiếp quản châu Âu theo thế giới quan của ông ấy".

Năm ngoái, Tổng thống Putin đã viết một bài dài mô tả người Nga và người Ukraine là "một quốc gia", và ông đã mô tả sự sụp đổ của Liên Xô vào tháng 12/1991 là "sự tan rã của nước Nga lịch sử".

Ông tuyên bố Ukraine hiện đại hoàn toàn do nước Nga cộng sản tạo ra và hiện là một quốc gia bù nhìn, do phương Tây kiểm soát. Chính áp lực của ông đối với việc Ukraine không ký hiệp ước liên kết với EU vào năm 2013 đã làm dấy lên các cuộc biểu tình lật đổ tổng thống thân Điện Kremlin.

Trong mắt Tổng thống Putin, phương Tây đã hứa từ năm 1990 rằng Nato sẽ "không mở rộng một inch về phía đông", nhưng vẫn làm như vậy.

Tuy nhiên, đó là trước khi Liên Xô sụp đổ, vì vậy lời hứa với Tổng thống Liên Xô khi đó là Mikhail Gorbachev chỉ đề cập đến Đông Đức trong bối cảnh nước Đức thống nhất. Ông Gorbachev sau đó nói rằng "chủ đề về sự mở rộng của Nato chưa bao giờ được thảo luận" vào thời điểm đó.