Khai thác đá, vô tình lần ra dấu vết 'người lai vượn' 600.000 tuổi

Thứ Tư, 06 Tháng Bảy 20229:00 SA(Xem: 1774)
Khai thác đá, vô tình lần ra dấu vết 'người lai vượn' 600.000 tuổi

Theo Sci-News, các nhà nghiên cứu vừa xác định địa điểm khảo cổ Fordwich ở Đông Bắc hạt Kent - Anh chứa đựng tàn tích của những con người đầu tiên khai phá miền Đông Nam nước Anh. Nhưng họ không cùng loài với chúng ta.

Nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi Khoa Khảo cổ học của Trường Đại học Cambridge - Anh cho rằng, những con người bí ẩn đã sống ở đây từ khoảng 620.000 đến 560.000 năm trước là Homo erectus hoặc Homo heidelbergensis, những loài thuộc nhóm cổ nhất của chi người, với dáng đứng thẳng và cơ thể rất giống chúng ta nhưng khuôn mặt còn mang nhiều nét của vượn.

Cả 2 loài đều cùng thuộc chi Người (Homo) với Homo sapiens chúng ta, nhưng xuất hiện sớm hơn rất nhiều.

Khai thác đá, vô tình lần ra dấu vết 'người lai vượn' 600.000 tuổi - 1

"Người lai vượn" Homo erectus: Đứng thẳng nhưng có dung nhan còn mang nhiều đặc điểm của vượn cổ đại. (Ảnh: SMITHSONIAN MAGAZINE)

Từ những năm 1920, quá trình khai thác đá trong khu vực làm hé lộ ra khoảng 330 mảnh đá, được xác định là những chiếc rựa cổ đại. Cuộc khảo sát mới nhất đã tìm thấy thêm những thứ còn quý giá hơn: bằng chứng hiếm hoi về dụng cụ cạo và xỏ lỗ ở niên đại rất sớm này.

Các dụng cụ đá được xác định tuổi đời bằng phương pháp xác định niên đại huỳnh quang - phóng xạ hồng ngoại (IR-RF), cho thấy nó có thể được làm ra trong khoảng thời gian nói trên.

"Việc tìm thấy những hiện vật này có thể gợi ý rằng những người cổ đại đang chế tác da sống của động vật, có thể dùng để làm quần áo hay lều trú ẩn" - tiến sĩ Tomos Proffitt từ Viện Nhân chủng học và tiến hóa Max Planck - Đức, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích.

Trước đó, một bộ sưu tập các dấu chân 840.000 đến 950.000 tuổi được tìm thấy ở phía khác của Anh - Happisburgh và Norforlk.

Với di chỉ Fordwich, các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm và hy vọng sẽ thấy được hài cốt của chủ nhân những công cụ đá nói trên.

Nghiên cứu vừa công bố trên Royal Society Open Science
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn