Họa tiết và màu sắc kỳ lạ trên quân phục các nước: Phải chăng chỉ để làm đẹp?

Thứ Ba, 05 Tháng Bảy 20221:00 SA(Xem: 1983)
Họa tiết và màu sắc kỳ lạ trên quân phục các nước: Phải chăng chỉ để làm đẹp?

Ngày nay quân phục chiến đấu của nhiều nước không còn họa tiết camo, rằn ri như trước, thay vào đó là các hình thù và màu sắc kỳ lạ. Chúng là gì và có tác dụng ra sao?

Họa tiết kỹ thuật số là gì?

Chúng ta đã quá quen với hình ảnh đồng phục quân đội ở hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều có họa tiết camo, rằn ri, lấm tấm, được thiết kế cho mục đích ngụy trang.

Mẫu quân phục đã chuyển từ ngụy trang camo sang phong cách kỹ thuật số.
Mẫu quân phục đã chuyển từ ngụy trang camo sang phong cách kỹ thuật số.

Nhưng mọi thứ ngày nay đã thay đổi. Nếu có ấn tượng với đồ hoạ pixel hình khối trong trò chơi trực tuyến Minecraft đình đám, hẳn nhiều người sẽ cảm thấy quân đội có vẻ như đã chuyển sang đồng phục theo thiết kế này, thay vì sử dụng phong cách rằn ri xưa cũ.

Nói một cách khác, trong 20 năm qua, quân đội trên toàn cầu đã chuyển đổi từ các mẫu ngụy trang camo sang các mẫu quân phục phong cách kỹ thuật số.

Đồng phục camo ngày xưa thường có họa tiết rừng cây, hay được sử dụng bởi thủy quân lục chiến Mỹ, binh lính, thủy thủ và không quân từ năm 1981 cho đến hai thập kỷ trước.

Tuy nhiên, không hẳn cứ một mẫu đồng phục, một kiểu đường khâu, đến từ một nhà sản xuất trải dài suốt nhiều năm là lựa chọn tốt nhất.

Năm 2002, thủy quân lục chiến chuyển sang họa tiết kỹ thuật số gọi là MARPAT. Mẫu này đã được kiểm tra nghiêm ngặt trên thực địa và nó tỏ ra hiệu quả hơn so với mô hình vân nổi mô phỏng rừng cây được sử dụng trước đây.

Trong khi đó, lục quân cũng ra mắt mẫu đồng phục chiến đấu ngụy trang chung (UCP) được thiết kế lại vào năm 2005.

Theo Timothy R. O'Neill, một trung úy trong Quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, những thiết kế hình khối lớn, nhiều đốm màu có hiệu quả ở những khoảng cách xa, trong khi những họa tiết nhỏ lại phát huy tốt ở gần.

Các họa tiết kỹ thuật số dạng điểm ảnh phù hợp cho cả thủy quân lục chiến và lục quân, vì khi ở trong tình huống gần, các mảng hoa văn nhỏ trông giống như hình chiếu tự nhiên của lá cây. Ngược lại, cụm hình vuông tạo nên nét macro hòa làm một với cây cối, cành cây và bóng đổ khi ở xa.

Một nghiên cứu cụ thể do Văn phòng Nghiên cứu Hải quân thực hiện cho thấy những người lính mặc đồng phục MARPAT phải mất 2,5 giây mới bị phát hiện trong khi những người lính mặc đồng phục dạng cũ chỉ mất một giây để nhìn thấy họ. Khi ở trên chiến trường, vài giây này tạo ra sự khác biệt rất lớn.

Họa tiết kỹ thuật số được một số sư đoàn quân đội Mỹ kết hợp nhiều kiểu dáng và màu sắc
Họa tiết kỹ thuật số được một số sư đoàn quân đội Mỹ kết hợp nhiều kiểu dáng và màu sắc.

Đa dạng lựa chọn

Họa tiết kỹ thuật số được một số sư đoàn quân đội Mỹ kết hợp nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Mỗi thiết kế và màu sắc ngụy trang đều phù hợp nhất với loại môi trường cụ thể mà họ thường xuyên hoạt động.

Theo đó, lục quân mặc mẫu UCP và thủy quân lục chiến mặc MARPAT, với các hoạ tiết pixel theo hai dạng biến thể: sa mạc và rừng.

Hải quân Mỹ sử dụng mẫu in kỹ thuật số nhiều màu trong ba biến thể. Loại thứ nhất có màu chủ đạo là màu xanh lam với một chút màu xám mà hầu hết các tàu và thủy thủ đều sử dụng. Thứ hai là họa tiết kỹ thuật số rừng cây và cuối cùng là họa tiết kỹ thuật số giống môi trường sa mạc.

Việc quân đội Mỹ mặc quân phục cũ ở Afghanistan được chứng minh là một sai lầm nghiêm trọng do không có màu nâu, khiến quân đội nổi bật một cách rõ ràng trong môi trường chủ yếu là sa mạc.

Đồng thời, thử nghiệm đã chứng minh rằng họa tiết kỹ thuật số là cách tốt nhất để đạt hiệu quả trên chiến trường miễn là sử dụng đúng màu sắc. Ở đây, họa tiết kỹ thuật số MultiCam dường như hoạt động hiệu quả ở Afghanistan.

Tuy nhiên, có lẽ quan điểm của người Trung Quốc lại khác so với người Mỹ, khi sử dụng màu sắc theo cách khó ai đoán định.

Trong cuộc diễu binh vào tháng 9/2015, Trung Quốc đã phô diễn nhiều mẫu xe bọc thép và khẩu đội tên lửa với lớp ngụy trang màu xanh lam, điều được cho là không có tác dụng ngụy trang trên chiến trường.

Có nhiều lời giải thích cho lựa chọn này. Theo tờ Insider, có lẽ người Trung Quốc đã chọn cách phối màu này để báo hiệu một sự chuyển đổi lớn về trọng tâm sức mạnh của lực lượng vũ trang sang sức mạnh hải quân.

Ngoài ra, họa tiết xanh lam dù dễ nổi bật vào ban ngày nhưng lại rất khó phát hiện vào ban đêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn