Điều gì xảy ra khi sống chung với bệnh cơ tim?

Thứ Hai, 04 Tháng Bảy 20225:00 CH(Xem: 1542)
Điều gì xảy ra khi sống chung với bệnh cơ tim?

Người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng suy tim, loạn nhịp tim, thậm chí đột tử nếu không chữa trị kịp thời.

Bệnh cơ tim là tình trạng cơ tim bất thường, khiến tim khó bơm máu trong cơ thể. Cơ tim dày, cứng, yếu, ảnh hưởng đến hoạt động của bộ phận này. Khi sống chung với bệnh cơ tim, người bệnh có nguy cơ suy tim, biến chứng van tim, rối loạn nhịp tim gây khó thở luôn thường trực. Nguyên nhân của triệu chứng này do quá tải chất lỏng (sưng tấy, tăng cân), lượng máu dự phòng trong phổi, đến các phần còn lại của cơ thể kém gây mệt mỏi, choáng váng.

Bệnh cơ tim có nhiều nguyên nhân, với một số người bệnh không xác định được nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh cơ tim là do huyết áp cao, các vấn đề về van tim, bệnh mạch vành. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân của bệnh cơ tim để điều trị suy tim.

Người mắc bệnh cơ tim cần được theo dõi, điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Freepik

Người mắc bệnh cơ tim cần được theo dõi, điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Freepik.

Tuổi thọ của người mắc bệnh cơ tim thay đổi dựa trên nhiều yếu tố gồm giai đoạn phát triển và loại bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh cơ tim có tuổi thọ thấp hơn so với những người bị suy tim nặng với triệu chứng suy tim tiến triển. Một phân tích năm 2019 cho thấy tỷ lệ sống sót sau 5 năm, kể từ khi mắc bệnh của những người bị suy tim khoảng 50% .

Suy tim

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), Đại học Tim mạch Mỹ (ACC) và Hiệp hội Suy tim Mỹ (HFSA), suy tim được phân loại thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn A: Có nguy cơ suy tim không triệu chứng hoặc bất thường, nhưng có các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì)

Giai đoạn B: Suy tim trước, giai đoạn này không có triệu chứng nhưng có bằng chứng về cấu trúc, chức năng tim bất thường.

Giai đoạn C: Xuất hiện các triệu chứng suy tim.

Giai đoạn D: Suy tim tiến triển.

Loạn nhịp, đột tử

Bệnh cơ tim có thể gây loạn nhịp tim, hoặc nhịp tim bất thường. Tim có một hệ thống dẫn điện tạo kích thích điện để cơ tim co bóp, tạo nhịp. Thông thường, các tế bào tạo nhịp tim chuyên biệt nằm trong tâm nhĩ trái bắt đầu nhịp tim (nhịp xoang).

Cơ tim không bình thường có thể lan truyền các xung điện bất thường. Bệnh cơ tim là một yếu tố nguy cơ của rối loạn nhịp thất, chẳng hạn như: nhịp nhanh thất và rung thất, có thể gây đột tử do tim. Đây là lý do bác sĩ khuyên nên đặt một máy khử rung tim cấy ghép (ICD).

Người mắc bệnh cơ tim có thể bị khó thở, khó nằm thẳng do thở gấp, thức giấc vào ban đêm, ho, phù chân, đầy bụng, chán ăn, mệt mỏi, đánh trống ngực.

Điều trị

Mục tiêu của điều trị bệnh cơ tim là ngăn ngừa sự tiến triển, đột tử do tim, quản lý các triệu chứng. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc, hướng dẫn điều chỉnh lối sống. Đặt ICD được khuyến khích trong một số trường hợp nhằm ngăn đột tử do tim.

Người bị suy tim cần dùng thuốc lợi tiểu, hạn chế muối, nước, kiểm soát tình trạng quá tải chất lỏng, tránh tình trạng cơ thể sưng tấy, tăng cân, khó thở.

Theo hướng dẫn điều trị suy tim của Mỹ, liệu pháp kết hợp một số loại thuốc được chứng minh cải thiện khả năng sống, giảm tỷ lệ nhập viện, biến chứng của suy tim như: thuốc chẹn beta; thuốc đối kháng Aldosterone; thuốc ức chế cotransporter-2 (SGLT2) natri-glucose; thuốc điều trị suy tim hydralazine-nitrat; thuốc điều trị suy tim hydralazine-nitrat.

Nếu nguyên nhân gây bệnh cơ tim là do đột biến gen, người bệnh không thể phòng tránh. Tuy nhiên, đây là số ít, hầu hết người bệnh có thể phòng ngừa được nguy cơ suy tim, huyết áp cao.

Hướng dẫn của ACC, AHA, HFSA khuyến cáo những người có nguy cơ bị suy tim (giai đoạn A), nên thực hiện các biện pháp sau để phòng bệnh: hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên; ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau quả tươi, giảm muối, hạn chế chất béo, giữ cân nặng ở mức bình thường; kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu, cholesterol; giải tỏa căng thẳng, áp lực, không làm việc gắng sức; không sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu bia; tránh tiếp xúc với khói bụi, môi trường độc hại.

Minh Thúy (Theo Very Well Health)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn