Tuyên bố của Macron và Kissinger về cuộc chiến ở Ukraina cho thấy điều gì?

Thứ Ba, 07 Tháng Sáu 20226:00 SA(Xem: 2981)
Tuyên bố của Macron và Kissinger về cuộc chiến ở Ukraina cho thấy điều gì?
rfa.org

Tuyên bố của Macron và Kissinger về cuộc chiến ở Ukraina cho thấy điều gì?

Phân tích của Trần Hoài Nam

Một đương kim Nguyên thủ nước Pháp, Emmanuel Macron và một cựu Ngoại trưởng/ Cố vấn An ninh quốc gia của TT Mỹ, Henry Kissinger trước thềm 100 ngày của cuộc chiến Ukraina đã có những  tuyên bố gây tranh cãi về cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine. Trong khi cả Nga lẫn Ukraina đang dồn lực vào cuộc chiến chưa có dấu hiệu chấm dứt, Hà Nội đang phải tìm nguồn thay thế cho vũ khí Ukraina mà Việt Nam cũng là một khách hàng lớn từ khoảng 20 năm nay. Thật ra, từ khủng hoảng bán đảo Crimée năm 2014, Việt Nam đã tính đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí.

Các tuyên bố gây tranh cãi

Ngày 3/6 mới đây, từ Paris, ông Emmanuel Macron nói rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phạm một "sai lầm lịch sử và cơ bản" khi xâm lược Ukraine… Tôi nghĩ ông ấy đã tự cô lập mình". Macron đã tìm cách duy trì đối thoại với Tổng thống Putin kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai. Lập trường của Macron đã nhiều lần bị một số đối tác Đông Âu và khu vực Baltic chỉ trích, vì họ coi đó là hành động phá hoại nỗ lực gây áp lực với Putin. Ông Macron khuyến cáo trong một cuộc phỏng vấn vừa công bố: “Chúng ta không được làm nhục Nga để khi ngày giao tranh dừng lại, chúng ta có thể xây dựng một lối thoát thông qua các biện pháp ngoại giao. Tôi tin rằng Pháp có vai trò là nhà trung gian”. https://www.bbc.com/vietnamese/61690203

Macron đã nói chuyện thường xuyên với Putin kể từ cuộc xâm lược ngày 24/2 như một phần của nỗ lực tìm kiếm ngừng bắn. Macron kể lại: "Tôi đã nói với ông ấy rằng, ông ấy đang mắc một sai lầm lịch sử và cơ bản đối với người dân của mình, đối với bản thân và lịch sử… Chúng tôi đã đối thoại với nhau được ít nhất một trăm giờ". Pháp đã hỗ trợ Ukraine về mặt quân sự và tài chính, nhưng đến nay Macron vẫn chưa thăm Kyiv như một cử chỉ biểu tượng tình đoàn kết. Tuy nhiên, cảnh báo nói trên của Macron đã không được Ukraine hưởng ứng. Ngoại trưởng Ukraine Dmitro Kuleba phản hồi phát biểu của Macron: "Những lời kêu gọi tránh sỉ nhục Nga chỉ có thể sỉ nhục nước Pháp và mọi quốc gia khác kêu gọi điều này". Ông Kuleba phản hồi tiếp trên twitter: “Vì chính nước Nga đã tự sỉ nhục mình. Tất cả chúng ta tốt hơn hết nên tập trung vào việc làm cho Nga bẽ mặt. Điều này sẽ mang lại hòa bình và cứu sống nhiều người”. https://www.voatiengviet.com/a/ukraine-chi-trich-phat-bieu-cua-tong-thong-phap-noi-noi-cho-si-nhuc-nga/6603557.html 

kissinger.jpg
Ông Kissinger, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, tại Berlin ngày 21/1/2020  Photo AFP
  1. Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng/Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, hôm 16/5 cũng tuyên bố trên Financial Times như sau: “Thật không khôn ngoan khi có thái độ thù địch cùng lúc với cả hai đối thủ và thúc đẩy họ xích lại gần nhau. Trước mắt, chúng ta không nên gộp cả Nga và Trung Quốc lại với nhau như một yếu tố không thể tách rời. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới. Putin đã tính toán sai về tình hình mà ông ấy phải đối mặt trên trường quốc tế và tính sai khả năng của Nga. Nhưng liệu Putin có leo thang chiến tranh bằng cách chuyển sang một loại vũ khí chưa bao giờ được sử dụng?” https://www.ft.com/content/cd88912d-506a-41d4-b38f-0c37cb7f0e2f
  2. Kissinger còn cảnh báo trên Telegraph hôm 23/5: “Phương Tây đừng bao giờ quên tầm quan trọng của Nga đối với châu Âu. Các cuộc đàm phán phải bắt đầu trong hai tháng tới, trước khi cục diện tạo ra những biến động và căng thẳng không dễ vượt qua. Lý tưởng nhất, đường phân chia nên trở lại nguyên trạng trước đây. Theo đuổi cuộc chiến quá thời điểm đó sẽ không còn liên quan đến quyền tự do của Ukraine, mà là một cuộc chiến mới chống lại Nga”. https://www.telegraph.co.uk/business/2022/05/23/henry-kissinger-warns-against-defeat-russia-western-unity-sanctions/

Ukraina nói “Không” với cả Macron lẫn Kissinger

Lập trường nói trên của Kissinger làm dư luận nhớ lại Realpolitik làm khuynh đảo trật tự quốc tế vào thời cuối của chiến tranh Việt Nam. Dư luận nói chung và đặc biệt, người Ukraine nói riêng, dĩ nhiên là không chấp nhận lời khuyên của Kissinger, không phải vì ông quá già cỗi, mà cái chính là do ông ngạo mạn khi coi thường người Ukraine. Hẳn nhiên, lời khuyên của Kissinger đã bị người Ukraine bác bỏ. Một cuộc thăm dò do Viện Xã hội học Kyiv công bố gần đây cho thấy 82% người Ukraine nói rằng họ không muốn nhượng lãnh thổ cho Nga. Kiện tướng cờ vua Nga Garry Kasparov và là nhà hoạt động chính trị, đã viết trên Twitter rằng lập trường của ông Kissinger về Ukraine không chỉ vô đạo đức mà còn “được chứng minh là sai lầm lặp đi lặp lại nhiều lần”.

Cố vấn của Tổng thống Zelensky Mykhailo Podolyak cũng đáp trả rằng, “bất kỳ nhượng bộ nào đối với Nga không phải là con đường dẫn đến hòa bình, mà chỉ có thể trì hoãn chiến tranh trong vài năm”. Tổng thống Zelensky từng nhiều lần nhấn mạnh, một trong những điều kiện để ông tham gia các cuộc đàm phán hòa bình là Nga phải đồng ý để Ukraine khôi phục những khu vực vốn thuộc kiểm soát Ukraine vào trước ngày Nga xâm lược (24/2/2022). Theo Chủ tịch CFR Richard Haass, đề xuất của Kissinger bị Ukraine từ chối “vì yêu cầu Ukraine từ bỏ quá nhiều” và cũng dễ bị Putin bác bỏ “vì dành cho Nga quá ít”. Ý tưởng dùng cộng đồng quốc tế để cô lập Trung Quốc và cố hội nhập nó vào một trật tự thế giới phù hợp với lợi ích của chúng ta (Mỹ và phương Tây) lúc này là không khả thi”. https://www.nytimes.com/2022/05/25/world/europe/henry-kissinger-ukraine-russia-davos.html.

Tuyên bố của Macron và Kissinger còn cho thấy, các nước phương Tây đang bắt đầu bất đồng về những điều kiện để đi đến hòa bình ở Ukraine. Tuy Mỹ và phương Tây nói rằng đó là quyền quyết định của Ukraine, nhưng cuộc chiến Ukraine hiện nay không chỉ là vấn đề của Ukraine. Phát biểu với dân chúng Mỹ, Tông thống Biden giải thích rõ hơn: “Lợi ích quốc gia thiết yếu của chúng ta là bảo đảm một châu Âu hòa bình và ổn định và làm rõ rằng lẽ phải không thuộc về kẻ mạnh. Nếu Nga không phải trả giá đắt cho hành động của mình, nó sẽ gửi một thông điệp tới những kẻ xâm lược khác rằng họ cũng có thể chiếm lãnh thổ và khuất phục các quốc gia khác. Nó sẽ đặt sự tồn vong của các nền dân chủ hòa bình khác vào vùng nguy hiểm. Và nó có thể đánh dấu sự kết thúc của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và mở cánh cửa cho sự xâm lược ở những nơi khác, với hậu quả thảm khốc trên toàn thế giới.”

Phát biểu qua video với Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ từ tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp toàn cầu rằng thế giới phải gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga để ngăn chặn các quốc gia khác sử dụng vũ lực cho mục đích của họ. Phái đoàn Ukraine tại Davos đi xa hơn khi “đóng khung” cuộc xung đột Nga-Ukraine là một cuộc “chiến tranh ý thức hệ”, bảo vệ Ukraine là bảo vệ tất cả các xã hội tự do và dân chủ; ngược lại chiến thắng của Nga sẽ đánh dấu chiến thắng của sức mạnh đối với lẽ phải, của độc tài chuyên chế đối với thượng tôn pháp luật. Bà Yulia Klymenko, nghị sĩ quốc hội Ukraine nói với các nhà báo tại Davos: “Các bạn không cần phải chết cho chúng tôi. Nhưng chúng tôi đang chết cho các bạn đấy”, theo tường thuật của phóng viên The Washington Post.

zelensky.jpg
Tổng thống Ukraine Zelensky hôm 2/6/2022. "AFP PHOTO / Ukrainian Presidential Press Service"

Việt Nam lo xa cho kho vũ khí hiện nay

Hiện nay Nga đang chiếm cứ khoảng một phần năm lãnh thổ Ukraine. Kyiv đang nhận được nhiều vũ khí mạnh hơn từ phương Tây. "Lực lượng vũ trang của chúng tôi đã sẵn sàng sử dụng vũ khí mới và sau đó, tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể bắt đầu một vòng đàm phán mới từ một vị thế được củng cố," David Arakhamia, nhà lập pháp Ukraine và thành viên đoàn đàm phán, cho biết hôm cuối tuần. Một trong những loại vũ khí mà Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine là hệ thống tên lửa HIMARS chính xác cho phép nước này tấn công các vị trí của Nga từ một cự li xa hơn.

Qua việc Mỹ, Nga và Ukraina đổ đủ loại vũ khí hiện đại vào chiến trường, Việt Nam không thể không lo xa cho kho vũ khí hiện nay của mình. Gần 1/4 số xe tăng Nga được triển khai tại Ukraina từ ngày 24/02/2022 hiện không còn hoạt động. Bộ binh cơ giới có lẽ đã mất khoảng 30% lực lượng. Phía Kiev cho biết đã phá hủy gần 200 máy bay, gần 2.500 xe bọc thép của Nga. Matxcơva cũng liên tục thông báo oanh kích nhiều kho vũ khí và các đoàn viện trợ vũ khí của phương Tây cho Ukraina. Việt Nam, cũng như các nước nhập khẩu vũ khí của Nga và Ukraina, sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp từ những “tổn thất kinh hoàng” này. (Theo thống kê của trang Oryx, chuyên theo dõi thiệt hại của quân đội Nga ở Ukraina, được trang Public Sénat trích ngày 23/05/2022).

Về tác động của chiến tranh Ukraina đối với hoạt động xuất khẩu vũ khí Nga, Giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM) nhấn mạnh ba yếu tố. Thứ nhất, các biện pháp trừng phạt của phương Tây và giấy phép nhập khẩu của các nước nhập khẩu vũ khí Nga có thể gây ra tác động về mặt hình ảnh cho Việt Nam và những khách hàng khác. Thứ hai là tác động về lâu dài, bởi vì Nga phải nhập từ nước ngoài một phần linh kiện điện tử công nghệ cao được sử dụng trong ngành công nghiệp vũ khí, trong đó có Trung Quốc. Nhưng điều phức tạp hơn là nhiều linh kiện lại do các nước phương Tây cung cấp, trong khi chính những nước này đã ban hành các biện pháp trừng phạt Nga. Tác động thứ ba đối với tương lai ngành xuất khẩu vũ khí Nga, đó chính là hình ảnh. Không ai có thể ngờ rằng lực lượng Nga lại kém hiệu quả trên thực địa khi chống lại sức kháng cự của Ukraina. Truyền thông phương Tây liên tục đưa hình ảnh những vỏ xe tăng T-90 và nhiều loại khác bị tan xác hoặc hư hỏng nặng.

Thực tế trên có thể tác động đến kho vũ khí Việt Nam trong tương lai. Ngoài nguồn thay thế vũ khí Nga, Hà Nội đang tìm nguồn thay thế cho vũ khí Ukraina mà Việt Nam cũng là một khách hàng lớn từ khoảng 20 năm nay. Từ khủng hoảng bán đảo Crimée năm 2014, Việt Nam đã phải tính đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí. Trong bộ Quốc Phòng Việt Nam, trong bộ máy Nhà nước và bộ máy An ninh đã có những cuộc thảo luận về việc cần phải thúc đẩy những nhà cung cấp vũ khí nước ngoài khác vì liên quan đến thiệt hại trên chiến trường của cả Nga lẫn Ukraina. Tiếp theo là những lý do địa-chính trị liên quan đến việc Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau. Hà Nội đang trao đổi rất nhiều với các nước Israel, Belarus, Hà Lan, và bắt đầu đề cập một với một số nước Liên minh châu Âu khác, trong đó có Pháp. Nhưng việc hướng sang các nhà cung cấp mới này cũng đặt ra nhiều vấn đề địa-chính trị đáng kể, đặc biệt là với Hoa Kỳ. https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20220530-vu-khi-viet-nam-nga-ukraina

Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 09 Tháng Sáu 20224:14 CH
Khách
"Nhưng việc hướng sang các nhà cung cấp mới này cũng đặt ra nhiều vấn đề địa-chính trị đáng kể, đặc biệt là với Hoa Kỳ." Có phãi Ngưới Viết muốn nói: " .......cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng kễ 'liên quan đến' địa chính trị, đặc biệt là với Hoa Kỳ"
Thứ Tư, 08 Tháng Sáu 20221:51 SA
Khách
Tren the gioi,luc nao cung phai co mot cuoc chien duoc khuyen khich,de ho con ban buon duoc vu khi,thi nghiem cai moi va don dep cai cu.Khong cu gi My ,ma con hau het tat ca cac nuoc tu do hay cong san deu co mot cu moc ngoac voi nhau.Cuoc chien giua Nga va Uk. la mot dien hinh,Nhieu quoc gia da giup Uk nhung vu khi ( dieu ngac nhien la Uk.luon keu gao tiep te vu khi hang nhat va moi nhat)de danh Nga voi du moi ly do cua hai phe.Du ho co danh nhau cach may va khuyen khich,nang do Uk.Nhung,ai cung phai de chung cai kho vu khi nguyen tu cua Nga . Ca tram thang tum vao danh mot thi qua that,cai moi nguyen tu no rat gan,Cai thang no dung ngoai,xiu xiu ,en en va lam le co hoi " ngu ong dac loi "la thang tau cong voi muu do tri tra ma no da nam gan tron gioi goi la " tinh anh" cua cac nuoc va hoan hi theo sach luoc cua no,neu khong thi tai san-cong ty...toi ac no phoi ra cho toan the gioi biet la no da chi cho ai do bao nhieu tien,bao nhieu bong loc.....Chung ta da co kinh nghiem voi cong san ,tet Mau than va ky dau.My da co kinh nghiem thuong dau Tran chau cang.Va voi tinh trang hien nay,chi can 30 phut la moi su hoan toan bien mat.....Cac ngai danh giac bang mom,co van bang mom ho het, phe nay nhom no,nhung qui ngai tuong lanh ,co van cao cap... nao co biet cai tan nat cua chien tranh ,de cho thang nao do no ngoi rung dui huong tron mac cho dan tinh keu than !!! Qui vi cung co phan trach nhiem bang mau va nuoc mat do da ho het-co vu chien tranh......
Thứ Ba, 07 Tháng Sáu 20222:26 CH
Khách
Ủa, csvn lấy tiền thuến dân mua vũ khí trang bị cho bộ đội đễ làm gì. tàu ngầm kilo đang ỡ đâu, bảo vệ bở biển....không đang rà sát dười đáy hồ hoàn kiếm để kiếm cụ rùa, phí trên thì tàu chiến đang chạy lòng vòng để kiếm các bà các cô chổng mông phóng uế, ngư dân bị tàu lại ủi chìm, bắn giết, cướp tài sản, mà được phát hằng nghìn lá cờ để bám biể. Còn bộ đội thì vác súng đi làm kinh tề, đem xe tăng, súng ak vào thành phố hồchíminh chống dân vì vì dân đã bị nhốt, chống dịch như chống giặc, mà người dân bị giam giử trong những hàng rào sắt và bằng tất cả phương tiện. vậy chống con dịch vi khuẩn bằng xe tăng, súng đạn và với lịnh chống dịch như chống giặc, vậy mua vũ khí để bắn vi khuẩn, hay bảo vệ sân chơi, biệt phủ, mua vũ khí để tấn công vào nhà đảng viên hơn 52 tuổi đảng, đó đã chứng minh mua vũ khí không đễ bảo vệ dân, tồ quốc, mà chỉ mua để hưởng lại quả khổng lồ mà thôi tóm lại CSVN mua vũ khí để làm gì ???? bảo vệ tổ quốc ư...không có vì csvn đâu có tổ quốc, bảo vê dân...không có vì vô gia đình mà, bảo vệ..... chùa vàng bái đính thì có....vì vơ vét nhiều quá tiền lại quả vì do mua vũ khí nên sợ bị .... cho nên từ vô thần tiến nhanh tiến mạnh lên xây chùa cầu cho gia đình được ngồi yên táp bò vát vàng......câu hỏi lấy tiền mua vũ khí để làm gì ??? chống ai, bảo vệ ai, chống nước lạ à.... ?????
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn