"Chuyện Về Du Lịch Ấn Độ" - Trần Văn Giang (ghi lại).

Thứ Tư, 26 Tháng Giêng 20226:14 CH(Xem: 3137)
"Chuyện Về Du Lịch Ấn Độ" - Trần Văn Giang (ghi lại).

Hoatang-ando                                                            Hỏa Táng lộ thiên ở Ấn Độ  

*   

Lời giới thiệu 

  

Đây là một bài phiếm luận thuộc loại tả chân, thực tế và nên đọc – cho dù là bài dùng nhiều chữ nghĩa quái đản của “văn hóa đồ đểu Hà lội” – Bài viết cũng dành cho những ai có dự tính đi hành hương hay du lịch Ấn Độ… và đặc biệt nhất là cho người Việt đang sống bất cứ ở đâu mà cảm thấy không bằng bằng với cuộc sống hiện tại của chính mình…Người viết đã có lời nhắn nhủ người đọc ở cuối bài là:

“Cứ đi du lịch Ấn Độ đi, quý vị sẽ thấy yêu cuộc sống mà quý vị hiện đang có hơn bao giờ hết...” 

Phải đọc mới thấy rõ được !

Trần Văn Giang

*

— Phần 1 —

Vì dịch Covid, nên tôi có tranh luận với chồng về nước Ấn Độ

Tranh luận mãi không ai chịu ai. Tôi chê Ấn Độ bẩn thỉu, mọi rợ, lạc hậu, gian tà; Sông Hằng thì quá quá tởm; Dân Ấn uống nước sông Hằng, ỉa đái tắm rửa trên sông Hằng; Xác chết cũng thủy táng thả trôi trên sông Hằng; Tro cốt hỏa táng cũng rắc trên sông Hằng... Không mọi rợ thì biết định nghĩa nó là gì?

  

Chồng tôi bảo là tôi chỉ nói linh tinh, phong tục tập quán người ta như thế, mọi cái gì mà mọi. Dân Ấn Độ tôn thờ sông Hằng.  Sông Hằng đối với họ rất linh thiêng làm gì có chuyện ỉa đái và thả người chết trôi sông. Nền văn minh sông Hằng thuộc 1 trong 3 nền văn minh thế giới em không biết à? 

  

Nói chung, tôi và chồng thuộc 2 thái cực khác nhau. Chồng tôi thích những nơi hào nhoáng, sang chảnh, nhiều “shopping mall,” đèn điện sáng trưng, hàng quán đông đúc náo nhiệt. Tôi thì ngược lại, nếu đi nghỉ ngơi tao thích nơi yên tĩnh vắng vẻ. Nếu đi du lịch đó đây, tôi thích khám phá, thích thâm nhập vào đời sống người dân ở mỗi nơi, muốn tìm hiểu văn hóa tập tục con người.

  

Thế nên, với những gì mắt thấy, tai nghe, tay cầm sờ nắm, tôi đã được sống và có kinh nghiệm tại chính nơi đó thì tôi không thể đồng ý với chồng được.   Chồng tôi cũng từng đi công tác Ấn Độ, nhưng 1 bước là lên xe đưa rước, đến công ty làm việc xong thì về khách sạn.

  

Cuối tuần sẽ có người đưa đi chơi, thăm những nơi nổi tiếng. Bởi vậy nên chồng tôi “đếch biết mẹ gì về Ấn Độ.”  Tôi thì chỉ ở Ấn Độ có nửa tháng thôi, nhưng đó là nửa tháng tôi lang thang khắp nơi, vào từng ngõ ngách. Nằm phố ngủ lều cũng có, tụt quần ỉa đường cũng có, vạ vật đu cửa tầu đi vài trăm kilo-mét cũng có luôn.

  

Giờ chồng tôi lại cứ nói cái kiểu “thằng chết cãi thằng khiêng, bảo thủ bố của bảo thủ.”  Nhân cái chuyện tranh luận với chồng thì lại nhớ chuyện cái ngày đó, đã theo chân các anh tôi sang Ấn (Hội bạn này tôi thân như chị em gái nhé, cho nên không ngượng ngùng e thẹn gì hết).

  

Hồi đó, tôi nghe kể về Ấn rồi, cũng đọc qua qua rồi, bởi khi đó “Internet” chưa phát triển như bây giờ, nên thông tin cũng không đầy đủ lắm. Chỉ biết đại khái là bẩn, rất bẩn và rất rất bẩn. 

  

Trước ngày đi, tôi chuẩn bị 90 chai nước tinh khiết cho 15 ngày, 5 bịch to giấy ướt (“wet wipe papers”), 10 cuộn giấy vệ sinh, nồi cơm điện “mini,” mấy kílô gạo, 2 thùng phở Viphon, 1 thùng mì gói, 1 thùng miến Phú Hương, rất nhiều bánh quy, bánh mì, cá chỉ vàng, pate hộp, cá ngừ ngâm dầu, giò chả, thịt nguội tất cả đều hút chặt chân không (“air-tight vacuumed”). Tôi gọi cho mấy anh: "Các anh chuẩn bị đồ ăn và nước mang theo nhé, em mang hết sức rồi. Các anh cân đồ của các anh xem để em mua thêm hành lý."

  

Các ông ấy cười: "Mang làm đếch gì, đến cứt tôi còn ăn được thì lo cái gì." Rồi đến ngày ra sân bay, các anh thấy tôi vali lớn vali bé thì chửi um lên: "Mẹ con điên, sang đó còn di chuyển khắp nơi, tha lôi thế đéo nào được." Ok, fine! 

 

Tới New Delhi, các anh hăm hở đi tìm quán ăn. Hàng quán nhan nhản vỉa hè nhưng người bán hàng với bộ quần áo có lẽ vài nghìn ngày không thay, người ngợm tay chân đen như cổ trâu cứ thọc vào bốc bải, thìa muỗng ca cốc cáu bẩn, dầu mỡ nhếch nhác làm các anh tôi sợ đến không thể ăn. 

 

Thế là chuyển hướng lê lết đi tìm quán. Vào 1 quán tạm gọi là sạch, nhưng họ không có thịt lợn cũng chẳng có thịt bò, tóm lại không thịt cũng không rau. Chả biết hàng ngày họ ăn cái gì nữa, chỉ thấy toàn bột mì nướng chấm cà ri, bắp cải thái sợi trộn cà ri, đậu đỗ nấu cà ri, cái gì cũng có cà ri, cái gì cũng mỡ và mặn, mùi nồng nàn khét lẹt. 

 

Gọi ra 1 bàn rồi thì cũng cố mà nuốt không nổi. Mà cái giống đàn ông ý, cứ đói là nó yếu lả... Không có thịt thì các anh càng lả. Ờ, chết các anh chưa? Thích chửi em nữa không? 

 

Sáng hôm sau ngủ dậy, tôi lang thang ra sau khách sạn khám phá phố phường. Tôi thấy phía bên kia đường rất đông người ngồi xếp hàng ngang sát bờ tường, 1 số khác thì ngồi ôm gốc cây, tất cả đều có vẻ nghiêm trang (!), ngay ngắn và tuyệt đối tập trung, mỗi người tay cầm 1 chai nước. 

  

Tính tôi luôn luôn tò mò, tôi tiến tới gần xem bọn họ đang làm gì, đến khi cách thằng đầu hàng khoảng 1m thì tôi mới vỡ lẽ ra là chúng nó đang ngồi... ỈA giời ạ!!! 

  

Tôi mới bảo mấy anh là xem hộ tôi thằng nào đang rửa đít, để em xem nó dùng tay phải hay tay trái. Bởi theo tôi biết thì dân Ấn chỉ dùng tay trái để rửa đít, còn tay phải để bốc ăn. 

 

Mấy ông chửi tôi thiếu điều muốn đánh: "Bố con điên! Bố mày đang buồn nôn bỏ mẹ, mày đi mà tìm một mình. Bố mày về thôi."

  

Tôi mới cười sằng sặc: "Các anh không được về, chờ em xem tí thôi. Các anh bỏ em ở đây chúng nó để nguyên cứt lao vào hiếp em thì tởm lắm…"

  

Theo kế hoạch, bọn tôi đi tới thành phố cổ Varanasi (vùng đất thánh!) của tín đồ Hồi giáo và Phật giáo. Tôi quyết định dứt khoát phải đến đây để xem tận mắt thánh địa ta thế nào!

  

Tới nơi (vùng đất thánh) thì đã có rất đông du khách phương Tây. Chắc các chú Tây cùng có chung tính tò mò giống tôi, nghĩa là muốn được tận mắt thấy những điều mà họ đã được nghe rất nhiều nhưng không thể hình dung được. Tôi đọc ở đâu đó, người ta viết "TP Varanasi lộng lẫy bên bờ sông Hằng," tôi khẳng định luôn thằng nào viết thế là cực kỳ mất dạy. Lộng lẫy ở đâu tôi không thấy, chỉ thấy ngột ngạt, khói bụi, hôi thối và ô nhiễm.

  

Để tới được sát bờ sông nơi có các lò thiêu hỏa táng thì bọn tôi phải đi bộ xa lắm, xe “tuktuk” không thể vào sâu được vì người dân Ấn nằm ngồi ngổn ngang, đường mấp mô bậc lên bậc xuống. Đi bộ cỡ 4-5 cây số thì bọn tôi vào tới nơi, dọc đường gặp vô số người ăn mày nằm ngồi la liệt. 

 

Mà ăn mày ở đây kỳ cục lắm kìa.  Khi tôi cho họ đồ ăn. Họ cầm ăn mà không có lời cảm ơn hay tiếng cười chào gì đâu, cứ cầm ăn rồi trừng trừng mắt mà nhìn thôi. Và xung quanh thì có rất nhiều bọn cò mồi nó cứ túm theo khách mời chào gì đó không ai hiểu gì ráo.

  

Có khi nào nó tưởng bọn tôi đến vì đang chờ chết mà mời bọn tôi vào hỏa táng không nhỉ?  Tôi nói thế vì ở khu này có rất nhiều phòng trọ.  Những người Ấn sắp chết sẽ tới đây thuê phòng nằm chờ chết, khi nào chết thì người nhà bó vải rồi khiêng ra lò thiêu. 

 

Người có tiền thì thuê trọ chờ chết và mua củi để thiêu, không tiền thì nằm vạ vật ngoài đường. Tiền nhiều mua nhiều củi, tiền ít mua ít củi. Chi phí thiêu và cúng trừ tà khoảng 35 triệu VND. Sau khi thiêu xong họ sẽ thả hết cả tro và cốt xuống sông Hằng. Mà thiêu củi có 4 tiếng thì cốt làm sao tan được, nên nói chung là không có cảnh đẹp đẽ như phim Hàn quốc bê lọ tro ra sông rắc đâu hà.

  

Tôi thấy có rất nhiều xác người đang thiêu còn dở dang cũng được đem ra thả trôi song.  Tôi đoán là do nhà đó ít tiền nên chỉ mua được từng đó củi thôi. Những người không có tiền thì nằm luôn ngoài đường để chờ chết, khỏi cần phòng trọ và cũng chẳng có tiền mua củi hỏa táng, họ bó vải và liệng hay thả xác trôi sông.

  

Ngoài ra, phụ nữ có thai, trẻ em, người chết vì rắn độc cắn cũng không hỏa táng, vì họ cho rằng những người đó “chết thiêng” nên chỉ bó vải trôi sông thủy táng luôn. Việc người dân tắm táp trên sông, uống nước trên sông và dập dềnh vài xác chết trôi bên cạnh là chuyện bình thường.

  

Lúc chưa đến thì tôi háo hức hăm hở lắm, đến nơi rồi thì tôi ho sặc sụa, nôn ọe, nước mắt nước mũi giàn dụa bởi khói củi đốt xác và mùi khí uế. Tuyệt nhiên không thấy 1 ai tỏ ra khóc thương cho người chết. Tất cả mọi người làm việc bình thản như họ đang xây nhà vậy. 

 

Tôi có nghe nói đó là tập tục của họ, tuyệt đối không khóc, không buồn và không có đàn bà (?). Trộm nghĩ, với tình trạng xác chết trôi sông như thế, vô phúc mình có bị nó cướp giết rồi bó vải trôi sông thì có giời mà tìm ra. 

 

Sau trận đi “xem ỉa” và “xem thủy hỏa táng” thì các anh tôi đã biết sợ nguồn nước, bởi vì hàng ngày quán ăn dùng nước giếng và nước sông để nấu nướng, rửa rau, rửa bát. Chỉ cần 1 cơn mưa thì các thứ xú uế mà bọn họ đại tiện ra đường phố sẽ tràn xuống sông và tràn vào giếng.

  

Lúc này 90 chai nước của tôi bắt đầu phát huy giá trị.  Hôm trước các anh chửi tôi là con điên, nay đã phải quay sang tôi xin xỏ vì sau khi nhìn cái cảnh đó, các anh đã không còn tin tưởng vào nguồn nước ở cái xứ này, dù là nước đóng trong chai. Các anh quay sang dỗ tôi: "Thôi, mày nhường nước cho bọn anh. Mày không rửa bim bim vài ngày cũng đéo chết đâu, nhưng không có nước thì bọn tao chết. Về mà có lỡ viêm nhiễm gì thì anh cho mày tiền đi khám phụ khoa.” 

  

Tổ sư các anh, chửi em nữa đi… Đấy em nhịn rửa bím để nhường nước cho các anh đấy… đéo gì lắm nữa. 

 

Mỗi lần di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, là phải đi tầu hỏa hoặc xe đò. Và đi tầu hỏa ở bên này là nỗi kinh hoàng đối với bọn tôi. Thời đó nó không bán vé trên mạng và tàu cũng chưa có có điều hòa không khí. Bọn tôi phải đi tàu chợ. Mà thối một cái là ra nhà ga chúng nó không bán vé.  Họ bắt bọn tôi mua lại của công ty du lịch. Dĩ nhiên là với giá đắt gấp mấy lần. Vé thì không có số ghế, nó bảo mày tìm chỗ nào đu được thì cứ đu (?).

  

Lúc đầu tôi cứ tưởng tụi nó nói bố láo thế thôi, nhưng khi vào tàu thì kín mít chỗ. Người đi tàu ngồi lên cả nóc tàu, bám vào cửa tàu, đu ở cửa sổ, và chúng nó ngồi lên cả cái giàn để hành lý phía sát trần tàu đó. Tóm lại hở chỗ nào thì chen chỗ đó. 

 

Bọn tôi cũng cố gắng tìm 1 chỗ để đu và ráng bỏ qua vụ nôn ọe vì mùi hôi của người. Nhưng mà đu cả mấy trăm kilo-mét chứ ít gì đâu?  Nhưng vẫn chưa khốn nạn bằng việc đang đi giữa đường thì tôi buồn ỉa, tôi nhăn nhó kêu với các anh tôi: "Chết em rồi, em ỉa ra quần mất!"  Các anh bảo: "Ở nhà thì kêu cả tuần mới ỉa 1 lần.  Sang đây đã đéo có ‘toilet’ mà ngày đéo nào cũng đòi ỉa thế."

  

Chẳng là bên đó họ xây nhà nhưng không có cái khái niệm phải xây “toilet,” nên mỗi lần tôi buồn ỉa thì các anh phải đưa tôi ra đường ỉa bậy. Chứ nếu để tôi tự đi một mình thì “khả năng” tôi bị bắt cóc và hiếp dâm rất cao, chính bởi vậy mà các anh mới biết ngày nào tôi cũng đi ỉa (!).

  

Cuối cùng thì tôi cũng nhịn được đến khi tàu dừng, và việc đầu tiên khi tàu vào ga là tôi phi như tên bắn nhảy qua cả đầu lũ người đang nằm la liệt ở sân ga để tìm chỗ đi ỉa.

  

Tôi tuy chạy rất nhanh mà tay vẫn túm theo 1 anh để canh chừng hộ tôi... 

 

— Phần 2 — 

 

Nếu nói Ấn Độ toàn người nghèo đói thì cũng không đúng. 

 

Có một số người Ấn rất giàu, họ sống trong những ngôi nhà lộng lẫy xa hoa, lúc nào nước hoa thơm phức, mang “đồ hiệu” từ đầu đến chân và người nghèo không được phép đến gần họ. Ngay cả khi họ đi ngoài trời nắng, nếu bóng của họ hắt xuống mặt đường thì người nghèo cũng bị cấm không được giẫm lên chiếc bóng của họ. Sự chênh lệch giàu nghèo, phân biệt đối xử giữa 2 tầng lớp là chuyện không thể tưởng tượng được ở xứ này. 

 

Nghịch cảnh của Ấn Độ là kinh tế tăng trưởng thì cứ tăng trưởng, còn người nghèo mạt hạng thì vẫn cứ nghèo. Sự nghèo khổ của người dân hiển hiện ở khắp mọi nơi và nếu ta chỉ xem Ấn Độ trên phim ảnh thì không bao giờ ta hình dung ra được cái nghịch cảnh nghèo khó đó. Chỉ khi ta chạm vào thực tế mới thực sự “sốc” hết biết!

  

Chưa cần nói đến những nơi xa xôi, mà ngay ven ngoại ô New Delhi ta cũng đã được chứng kiến thực tế kinh hoàng. Những người vô gia cư nằm ngồi la liệt, những con ngõ chật hẹp bụi bẩn, đầy rẫy rác thải, nước tiểu và phân bò. Những sạp bán hàng ăn ruồi nhặng bu kín, những ánh mắt đục ngầu đờ dại cứ nhìn tròng chọc vào ta như thể ta là những sinh vật lạ.

  

Đi bộ lang thang nhiều, ăn uống lại không đầy đủ nên tôi chóng đói. Có gói bánh trong túi mà không tài nào ăn nổi vì những điều xung quanh: Không khí ngột ngạt, khói bụi, ồn ào, còi xe và rất nhiều cứt bò. Dù cho tôi có đủ can đảm để ăn giữa cái không gian hỗn loạn ấy, thì chưa kịp bỏ miếng bánh vào mồm thì đã có cả 1 đàn trẻ thơ chạy theo tôi, xin cho bằng hết.

  

Không biết có phải vì nước sinh hoạt hiếm, hay vì người nghèo ở đây không có thói quen tắm rửa mà rất nhiều những đứa trẻ cởi truồng, người đầy đất cát cáu ghét như rất lâu rồi chưa tắm. Người lớn cũng không hơn, đầu tóc, quần áo, chân tay bê bết, họ ngồi bán nước ép hoa quả mà tất cả vật dụng bán hàng đều bẩn như thể nó được lưu trữ từ một nghìn năm trước.

  

Hầu hết những người đàn ông Ấn Độ mà tôi gặp, cho dù nghèo hay không nghèo, cho dù vô gia cư hay buôn bán nhỏ lẻ (không tính tầng lớp học thức và giàu có), họ đều có chung một thói quen rất xấu là thọc tay gãi “chim” mọi nơi mọi lúc. 

  

Ta sẽ được chứng kiến cái hoạt cảnh vài thằng râu dài đến rốn, đứng nói chuyện ồn ào như chợ vỡ và liên tục thọc tay vào quần gãi sồn sột là chuyện thường tình (vì không bao giờ mặc "sịp" và cứ để con chim tự do ngoe nguẩy mới chết!).

  

Đàn ông Ấn Độ rất lỗ mãng, coi thường phụ nữ tột độ. Khi đi ngang qua 1 đám đàn ông, cho dù có ăn mặc kín đáo thì chúng vẫn buông những lời cợt nhả và lia những ánh mắt thô tục về phía người phụ nữ. Nếu một người phụ nữ bị hiếp dâm ở Ấn Độ thì lỗi thuộc về người phụ nữ đó, kể cả cảnh sát cũng có định kiến rằng "chắc cô ta phải làm gì sai trái thì mới bị cưỡng bức." Và người phụ nữ bị cưỡng bức là do cô ta để cho người ta cưỡng bức, vậy thì lỗi thuộc về cô ta. 

 

Đến vấn đề công nghệ. Trước giờ tôi vẫn nghĩ Ấn là 1 cường quốc công nghệ thông tin. Nhưng khi tới đây ta mới té ngửa rằng đéo có mạng, sim mua tại sân bay thì không dùng được, sim phone mỗi tỉnh là mỗi mạng khác nhau, sim mua tỉnh nào thì dùng tại tỉnh đó, điện thoại “roaming” cũng không được luôn. Làm sao bây giờ? Chết nửa đời người vì không biết tìm giải pháp nào đây?

  

Ấy vậy, dù bẩn thỉu và nghèo đói, nhưng tôi không thể phủ nhận Ấn Độ có thiên nhiên tuyệt đẹp, có lịch sử văn hóa lâu đời với rất nhiều cung điện, đền đài như những kiệt tác nghệ thuật. Mấy anh em tôi thuê xe đi thảo nguyên chơi 3 ngày, căng lều ngủ giữa thảo nguyên mênh mông bát ngát chẳng còn nhớ gì đến những con người nghèo khổ và những bữa ăn đậm đặc mùi cà ri. 

 

Ở đây chỉ có những cánh đồng cỏ xa tít chân trời, có đỉnh Himalaya quanh năm tuyết trắng, có tiếng đàn “ghita” vang xa và giọng hát vút cao…  

  

Để mà nói về sự phiền toái, nhiễu nhương thì các cơ quan, tập thể, nhân viên nhà nước ở Ấn Độ là số 1. Ví dụ như máy bay hạ cánh lúc 12giờ đêm thì tôi phải xếp hàng từ lúc đó tới tận trưa hôm sau mới làm xong thủ tục nhập cảnh và nhận hành lý.

  

Không thể nào hiểu được! Còn du khách mang hộ chiếu ra ga mua vé tầu, sẽ được nhân viên nhà ga cấu kết với du lịch, đẩy khách ra mua vé giá cao gấp vài lần. Tôi nói nhân viên ga cấu kết với du lịch là bởi vì mấy ông Tây vẫn vào ga mua được vé.

  

Bọn Ấn phân biệt khách Tây và khách Á để bắt nạt, mà Á cũng tùy loại Á mà chúng chèn ép. Vào khu tham quan thì bị kiểm tra khám xét, thu “phone,” thu thiết bị; khu vực gửi đồ thì chẳng có cái quy củ nào cả, có mà cụ tôi sống lại cũng chẳng dám vứt đồ đạc đó để vào.

  

Mỗi lần đi xe "bus," đi “taxi,” đi “tuktuk” đều phải mặc cả mỏi mồm vẫn cứ bị chặt chém. Đi mua hàng mà không có tiền lẻ thì nó lờ đi không trả tiền thừa, đòi thì nó cả vú lấp miệng em hoặc cướp luôn. Đi vào khu khách du lịch hay tới sẽ gặp lũ cò mồi, cứ đu theo nói nhức óc, và mắt trước mắt sau là bị móc túi rồi. 

 

Có một “sự cố” khi lang thang trên phố, làm tôi khóc tu tu như đứa trẻ con. Như tôi đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần rằng đường phố nơi những người dân nghèo sống, thường nhan nhản rác thải, rác “nilon” và cứt. Nếu không may chúng mày có bị đi lạc đến một đất nước mà chúng mày không biết đó là đâu, nhưng trên phố chúng mày nhìn thấy rất nhiều cứt thì chắc chắn chúng mày đã lạc tới Ấn Độ.

  

Tôi luôn mồm cảnh tỉnh các anh tôi cẩn thận kẻo dẵm phải cứt, trong khi cái thân tôi còn lo chưa xong. Với thị giác mù dở của tôi thì việc tránh không giẫm phải cứt trên đường, được coi là bộ môn nghệ thuật tránh “mìn” nâng lên một tầm cao mới. Cẩn thận khủng khiếp, đề phòng khủng khiếp, ấy thế mà thế đéo nào tôi lại dẵm bép một phát. Nhìn xuống thì dưới chân tôi đã gọn gàng 1 bãi cứt, rất mềm và đương nhiên là thối inh. 

  

Tôi chết trân tháo giầy đứng nhìn.  Đáng lẽ ra tôi đã đủ bình tĩnh để suy nghĩ, nhưng các anh tôi cứ cười làm tôi ức quá, nước mắt tôi tràn ra, tôi khóc tu tu. Tôi mà biết thế này thì tôi đã mang theo mẹ nó 10 đôi giầy rồi, nhưng tôi ngu quá, tôi lại mang có 1 đôi và bây giờ đôi giầy của tôi đã dính cứt.

  

Ai đó sẽ hỏi sao không rửa, thì đọc lại đoạn trên hộ tôi. Nước uống còn không có, tôi lấy nước đâu để rửa giầy giời ạ!. 

 

Các anh tôi an ủi: "Thôi vứt đi, vào thành phố tìm hàng giầy, anh mua cho đôi khác…"   Hành trình đi tìm mua giầy ở cái vùng xa xôi hẻo lánh, nó gây trầm cảm cho bọn tôi không kém gì lúc tôi dẫm vào cứt.   Đi mãi đi mãi không gặp cái chợ hay siêu thị nào, thực sự bọn tôi rất lo lắng, vì không thể đi chân đất thế này mãi được, lỡ dẫm vào cái gì đó rồi bị nhiễm trùng, uốn ván thì chỉ có bỏ xác ở đây.

  

Nhìn thấy 1 người phụ nữ đi đôi dép, bọn tôi ngỏ ý muốn mua lại đôi dép đó, mà không có cách nào để giao tiếp.  Cuối cùng các anh tôi cũng vận dụng hết tài năng, tay chân mồm miệng để lôi được đôi dép từ chân bà ta ra nhét vào chân tôi, xong rút mấy tờ tiền múa may một hồi.  Cuối cùng thì bà cô cũng đồng ý bán.  Kể cũng lâu rồi nên tôi không còn nhớ phải trả đôi dép đó bao nhiêu tiền. 

 

Đến Ấn Độ du lịch bụi thì quý vị tạm quên mình là nữ giới đi, nên ăn mặc hầm hố như đàn ông, bịt mặt bịt đầu kín mít, đeo kính râm để tránh bị quấy rối tình dục. Nếu đi 1 nam 1 nữ thì cũng không lấy gì bảo đảm là sẽ an toàn, bởi chúng thường có nhiều hơn 2 thằng, và không ai bảo đảm cái khách sạn mà mình ở nó không công khai thông tin cá nhân của mình cho bọn đang chầu chực ngoài kia. 

 

Nói là thế, nhưng thực tình tôi vẫn khuyên quý vị nên tới Ấn Độ một lần. Đến để thêm biết về thế giới, đến để thay đổi cái nhìn về cuộc sống. Quý vị đã từng tuyệt vọng về cuộc sống chưa? Quý vị đã từng đau khổ chưa?  Quý vị có từng chán nản vì nghèo khó?  Quý vị có từng thấy căm hận một ai đó vì bị đối xử bạc bẽo?   Vậy hãy một lần đến Ấn Độ đi, khi trở về Việt Nam quý vị sẽ cảm thấy mình cực kỳ hạnh phúc.

  

Tới Ấn Độ quý vị sẽ học được bài học về sự khổ đau, quý vị sẽ thấy những con người ở đó họ chẳng có gì cả. Nhìn những người nằm hấp hối bên vệ đường chờ chết, mạng người đâu có nghĩa lý gì.  Họ sẵn sàng sống khổ hạnh với một đức tin mạnh mẽ, họ thờ tới mấy triệu vị thần trong đó có đủ các thể loại trâu, bò, voi, khỉ, cua, rắn, chuột, lươn, chim... bởi vậy họ sẵn sàng chết đói chứ không ăn thịt động vật. Họ mang thân mình ra để kéo xe, thồ hàng chứ không để trâu bò kéo xe, người có thể chết chứ bò không thể chết. 

 

Ấn Độ giống như một nhà thương điên khổng lồ, nó cũng giống như địa ngục của trần gian. Vẫn biết rằng sống ở đời mình phải nhìn lên cao mà phấn đấu, nhưng đôi khi phải biết nhìn xuống dưới để thấy ta đang có quá nhiều.

  

Hạnh phúc đôi khi giản đơn thế đấy. 

 

Cứ đi Ấn Độ đi, quý vị sẽ thấy yêu cuộc sống mà quý vị đang có hơn bao giờ hết. 

 

Khuyết Danh

  

Trần Văn Giang (ghi lại)

Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 27 Tháng Giêng 20223:08 SA
Khách
Doc bai but ky nay,toi chot nho ... mot lan,toi phai nam nha thuong o Houston Texas, cac b/s chuyen mon phan nhieu la nguoi goc An do. Buoi sang hom do,nam trong ICU,toi duoc mot b/s tre nguoi goc An den kham chuyen mon ve cancer phoi.Nhin ong ta,toi buot mieng khen : nguoi An that thong minh,toan la hoc chuyen khoa,cac ong that gioi .Tuc thi ong ta tron tron doi mat,quat vao mat toi :" chung toi chi goi khi chung toi o day ( My ) thoi. Noi xong,ngai b/s quay dit di thang ,va tu do cho den luc xuat vien,toi khong gap lai....
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn