Bí mật giúp Israel nuôi cá trên sa mạc, không những "đủ dùng" mà còn có thể xuất khẩu

Thứ Sáu, 14 Tháng Giêng 20229:00 SA(Xem: 3753)
Bí mật giúp Israel nuôi cá trên sa mạc, không những "đủ dùng" mà còn có thể xuất khẩu

Những khó khăn lại trở thành thuận lợi nhờ khối óc tài ba của các kỹ sư Israel.

Với hơn một nửa diện tích bị sa mạc hóa, không có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nông nghiệp, thế nhưng Israel không những có thể cung cấp đủ cá cho nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu đi nhiều nước khác trên thế giới.

Bí mật nằm ở công nghệ hiện đại mà người Israel sử dụng giúp nước này trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ nông nghiệp, một công nghệ cho phép nuôi cả cá trên... sa mạc.

Israel biến sa mạc thành trang trại nuôi cá
Israel biến sa mạc thành trang trại nuôi cá. (Ảnh: Khoahoc)

Israel được mệnh danh là 'thung lũng Silicon' của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp. Quả thực dù chỉ có 1,7% người dân của nước này làm nông nghiệp nhưng quốc gia này lại xuất khẩu tới trên dưới 3,5 tỷ USD nông sản hằng năm.

Chính phủ nước này dành sự quan tâm đặc biệt cho các dự án ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản khi có đến 24% tổng số tiền hỗ trợ từ chính phủ là cho các dự án này. Ngoài ra những doanh nghiệp trong ngành cũng được miễn mọi loại thuế nhập khẩu.

Bí mật về công nghệ nuôi cá trên sa mạc

Bí mật đầu tiên chínhcách họ ứng dụng khoa học vào sản xuất với 95% là khoa học và chỉ 5% là sức lao động của con người.

Những kỹ sư của Israel đã chế tạo nên những thiết bị cho phép họ có thể nuôi cá ở bất cứ đâu trên Trái đất, kể cả sa mạc khô cằn. Từ đó sản xuất ra tới 20.000 tấn cá mỗi năm với doanh thu 70 triệu USD/năm.

Các kỹ sư Israel đã biến khó khăn thành thuận lợi.
Các kỹ sư Israel đã biến khó khăn thành thuận lợi. (Ảnh: Global Seafood Alliance)

Để có nguồn nước cung cấp cho các trang trại cá, các kỹ sư đã khoan sâu vào lòng sa mạc tới 800m (bằng chiều dài 10 sân bóng đá) nhưng lại tìm ra nguồn nước rất ấm và mặn. Tưởng chừng đây là khó khăn khiến các kỹ sư phải từ bỏ việc nuôi cá thì họ lại tìm ra giải pháp mới.

Lời giải của bài toán này chính là chuyển sang nuôi cá nước ấm (cá chép, rô phi, trắm cỏ, cá đối đầu dẹp, cá vược...). Theo đó, nước sẽ được bơm vào các hồ chứa và sẽ được tuần hoàn theo một chu kỳ khép kín như sau.

Một bể cá với hệ thống xử lý nước tuần hoàn
Một bể cá với hệ thống xử lý nước tuần hoàn. (Ảnh Việt hóa: Thành Luân)

Các chất thải hay nước (sẽ được tái sử dụng lại 99%) từ bể cá có thể được tận dụng để làm chất dinh dưỡng cho cây trồng. Hệ thống khép kín này sẽ được làm sạch 1 lần/năm để đảm bảo chất lượng nguồn nước và tránh bị bùn bám hay cặn sinh ra.


Nông trại nuôi cá trên sa mạc của Israel

Với mô hình này thì các yếu tố bất lợi từ thiên nhiên như thời tiết, cá, động vật hoang dã... sẽ được loại bỏ. Ngoài ra, nguy cơ dịch bệnh cũng được hạn chế tối đa vì các bể cá hoàn toàn độc lập với nhau.

Tạm kết: Chính nhờ khối óc tài ba và biết cách tối đa hóa lợi ích của từng giọt nước, người Israel đã biến điều không thể thành có thể và làm được điều khiến cả thế giới phải thán phục.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn