Ba Lan gây sốc vì nói 'Đức xây dựng Đế chế IV' ( Nếu xẩy ra Thế chiến, Đức,Nhật ngồi im chờ đánh hôi phe thua )

Thứ Năm, 06 Tháng Giêng 20223:00 SA(Xem: 2141)
  • Tác giả :
Ba Lan gây sốc vì nói 'Đức xây dựng Đế chế IV' ( Nếu xẩy ra Thế chiến, Đức,Nhật ngồi im chờ đánh hôi phe thua )
bbc.com

Phó thủ tướng Ba Lan gây sốc vì nói 'Đức xây dựng Đế chế IV'


Vì sao lãnh đạo Ba Lan nói Đức 'đang biến EU thành Đế chế IV'?

Leader of Poland's ruling Law and Justice (PiS) party, Jaroslaw Kaczynski, speaks after election exit poll results are announced in Warsaw, Poland, 13 October 2019

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Jaroslaw Kaczynski là lãnh đạo đảng Pháp luật và Công lý cầm quyền từ 2015 tại Ba Lan, dù ông chỉ nhận thêm chức Phó thủ tướng

Năm 2021 khép lại bằng vị đắng trong quan hệ Ba Lan với chính phủ mới lên cầm quyền ở Đức.

Đó là lời phát biểu của một lãnh đạo Ba Lan, "chào đón" liên minh ba đảng lập tân chính phủ CHLB Đức với thủ tướng Olaf Scholz đứng đầu, bằng câu "Đức đang biến EU thành Đế chế IV".

Theo các báo châu Âu, phát biểu của ông Jaroslaw Kaczynski, Phó thủ tướng, lãnh đạo đảng Pháp luật và Công lý (PiS) ở Ba Lan gợi lại hình ảnh Đế chế III của Adolf Hitler.

Hàng loạt nhà bình luận ở Đức đã lên tiếng phê phán cách ví von "xúc phạm" của ông Kaczynski, 72 tuổi, theo các báo tiếng Anh hôm 24/12.

Vì sao Kaczynski lại nói như thế?

Hôm 02/12, trước khi tân thủ tướng Đức Olaf Scholz sang thăm Warsaw (12/12), nhằm bảy tỏ thiện chí với Ba Lan, ông Kaczynski, lãnh tụ phe hữu Ba Lan đã nói về 'Đế chế IV' trong một cuộc họp nội bộ.

Dù quan chức đảng PiS tìm cách giải thích khác đi và dư luận có vẻ quên sự việc nhân chuyến thăm của thủ tướng Scholz sang Ba Lan, chính ông Kaczynski ngay hôm trước Giáng Sinh đã "giáng thêm cú nữa".

Không chỉ trả lời phỏng vấn báo Ba Lan một cách công khai, ông còn cảnh báo người Ba Lan trước sức mạnh Đức.

Trả lời tờ Gazeta Polska Codzienna hôm 23/12/2021, ông Kaczynski, cựu chính khách Công đoàn Đoàn kết, lãnh tụ phái dân tộc chủ nghĩa Công giáo, đã bảo vệ quan điểm của mình.

Ông nói "gọi họ là Đế chế IV chẳng có gì xấu cả".

Theo tờ Wprost (26/12) bình luận lại vụ việc thì ông Kaczynski vẫn nói "Đế chế IV" không hàm ý là sự tiếp nối của chế độ phát-xít (Đế chế III của Adolf Hitler), mà là nói về đế quốc Đức thời xưa, Đế chế I.

Dù vậy, việc nhắc lại các đế chế Đức cũng làm nhiều người phật ý.

Nhưng điều quan trọng hơn trong phát biểu của ông Kaczynski có vẻ không chỉ liên quan đến nước Đức.

Ông cho rằng với liên minh ba đảng SPD, đảng Xanh và FDP, chính phủ Đức "đang dùng EU để xây dựng Hợp chúng quốc châu Âu (United States of Europe - như Hoa Kỳ) và thay đổi các hiệp ước EU".

Với Ba Lan và một số quốc gia khác (Kaczynski không nêu tên) thì một EU trở thành bàn đạp cho Đức thực hiện tham vọng đế quốc của mình là điều khó chấp nhận.

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Người Ba Lan biểu tình phản đối chính phủ cánh hữu của Đảng PiS

"Nếu Ba Lan đồng ý để EU bị biến thành một liên bang do Berlin điều khiển thì đó là sự nô lệ mới, và chúng ta sẽ bị đẩy xuống tầm hạ cấp."

Ông dùng từ "degradowani" để nói về một tương lai cho người Ba Lan trong phương án trên.

Từ này có nghĩa rất nặng: suy thoái, hạ cấp, tới mức bị hủy diệt.

Như thế, có thể thấy Jaroslaw Kaczynski không hề lỡ lời khi nói về "âm mưu Đế chế IV" mà ông ta cho là Đức có thể thực hiện với cả khối EU.

Trái lại, quan điểm của Kaczynski và đảng PiS do ông ta lãnh đạo rất liền lạc, ít ra là từ năm 2017 trong các vấn đề EU, theo AFP.

Báo Đức, Der Spiegel viết rõ hơn: "Kaczynski cáo buộc chính phủ Scholz biến EU thành Đế chế IV". Tờ báo nhắc rằng bản thân thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki khi đón thủ tướng Đức Olaf Scholz thăm Warsaw gần đây cũng hề ngần ngại phê phán EU trước mặt khách.

Ông Scholz thăm Ba Lan để bày tỏ sự ủng hộ cho quốc gia láng giềng nằm ở biên giới phía Đông của EU trước sức ép từ Belarus và Nga trong vấn đề "dùng di dân Trung Đông" gây bất ổn cho EU.

Tuy thế, quan hệ Đức- Ba Lan từ những năm qua, nhất là sau khi PiS lên nắm quyền năm 2015, liên tục có sóng gió.

Hồi 2019, một nghị sĩ Ba Lan đột nhiên lên tiếng nói Đức phản bồi thường 850 tỷ USD vì "giết hàng triệu người Ba Lan hồi Thế Chiến 2".

Theo Reuters (26/04/2019), ông Arkadiusz Mularczyk, chủ tịch Ủy ban của Hạ viện Ba Lan chuyên về bồi thường chiến tranh, nói "không chỉ hàng triệu công dân Ba Lan bị người Đức giết, mà đất nước cũng bị tàn phá khủng khiếp thời chiến".

Trong năm qua, chính phủ do PiS lãnh đạo ở Ba Lan bị EU phê phán, thậm chí phạt tiền vì các hoạt động đơn phương hạn chế tự do báo chí và quyền phụ nữ vốn được ghi rõ trong các hiệp ước EU.

Nhiều trí thức tiến bộ của Ba Lan đã xuống đường biểu tình phản đối cách hành xử của chính quyền PiS và những phát biểu gay gắt, chia rẽ lòng người của ông Kaczynski.

Đáp trả, giới chức cánh hữu tại Ba Lan đổ cho sự "thao túng" của các nước lớn trong EU (hàm ý Pháp và Đức) nhằm "bắt nạt" các quốc gia nhỏ hơn.

Họ cũng tin vào thuyết âm mưu rằng EU muốn dùng luật và các giá trị "phi truyền thống" để làm suy yếu Ba Lan.

Sinh năm 1946, Jaroslaw Kaczynski tốt nghiệp khoa Luật, ĐH Tổng hợp Warsaw và cùng người anh em song sinh, Lech Kaczynski tham gia hoạt động đối lập chống chế độ cộng sản.

Lech Kaczynski từng bị tù thời kỳ Thiết quân luật (1981-82), và trúng cử tổng thống Ba Lan nhiệm kỳ 2005-2010. Ông tử vong trong tai nạn phi cơ ở Smolensk, Nga 04/2010.

Jaroslaw Kaczynski coi cái chết của anh mình là do một âm mưu của Nga và "các nhân vật Ba Lan phản bội gây ra".

Quan điểm nhất quán của Jaroslaw Kaczynski là chống Nga, chống Đức và phản đối Liên hiệp châu Âu trong nhiều vấn đề.

Đức luôn là 'sức mạnh trung tâm' ở châu Âu

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Adolf Hitler nhìn mẫu xe Volkswagen cùng chủ hãng xe, ông Ferdinand Porsche (trái). Chế độ Nazi lên kế hoạch để "mỗi gia đình Đức có một xe hơi"

Tại châu Âu, sau khi La Mã cổ đại tan rã, Đế chế La Mã Thần thánh dân tộc Đức (Holy Roman Empire of the German Nation) tồn tại từ năm 800 đến 1806.

Năm 1871, Wilhelm I đánh thắng Pháp và xưng là Hoàng đế của Đế chế Đức (sau gọi là Đế chế II), với quân phiệt Phổ (Prussian militalists) làm xương sống cho bộ máy chính quyền.

Quốc gia này đánh chiếm thuộc địa ở châu Á, châu Phi và gây hấn liên tiếp với các láng giềng.

Bị thua trận trong Thế Chiến I, chế độ của Hoàng đế Wilhelm II phải giải tán nhưng theo các sử gia Đức ngày nay, tư tưởng quân phiệt thời kỳ đó trực tiếp sản sinh ra chế độ Hitler.

Đế chế III theo chủ nghĩa Nazi thực hiện các cuộc chiến tranh "giành không gian sinh tồn cho chủng tộc Aryan thượng đẳng".

Cuộc diệt chủng người Do Thái, Slavơ và chiến tranh xâm lăng mà Đế chế III tiến hành đã làm chết hàng chục triệu người trong thời gian ngắn, chừng 5 năm.

Trên thực tế, Adolf Hitler không phải là tác giả của cái tên Đế chế III, sụp đổ tháng 5/1945.

Khái niệm đó lần đầu xuất hiện năm 1923 trong sách của nhà văn bảo thủ người Đức Arthur Möller van den Bruck, một thập niên trước khi Hitler lên cầm quyền.

Hitler và quan chức đảng Nazi còn gọi chế độ của họ là Đế chế Ngàn năm (Tausendjähriges Reich), thể hiện tham vọng bá chủ toàn cầu.

Hiến pháp Đức ngày nay lên án chế độ Nazi và đề cao các giá trị dân chủ, nhân quyền.

Đức là quốc gia đông dân nhất, nền kinh tế lớn nhất EU nhưng chấp nhận tự hạn chế về quân sự và chính trị.

Chụp lại hình ảnh,

Hoàng đế Wilhelm II của Đức đã bị lật đổ năm 1918 và Đế chế II tan rã, mở đường cho nền cộng hòa, gọi là CH Weimar

Dù vậy, một số người tại Đông Âu và cả ở Anh, tin vào điều họ cho là một xu hướng của tương lai: Đức sẽ phục hồi vị thế truyền thống, thậm chí tái vũ trang, đe dọa hòa bình châu Âu.

Cố thủ tướng Anh, Margaret Thatcher khi còn tại chức cũng bày tỏ lo ngại về 'một nước Đức thống nhất sẽ quá hùng mạnh'.

Tuy nhiên, dù e dè Đức, ít có chính khách Phương Tây nào dùng cách nói như của ông Kaczynski để thể hiện thái độ.

Tân thủ tướng Đức, Olaf Scholz đang phải đối mặt với khủng hoảng biên giới Ukraine với Nga, cũng như quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn