Tiên lễ hậu văn - Hà Thượng Thủ

Thứ Năm, 02 Tháng Mười Hai 20217:26 SA(Xem: 2096)
Tiên lễ hậu văn - Hà Thượng Thủ

tien hoc le

Tiên lễ hậu văn - Hà Thượng Thủ

 

Còn lễ đâu mà chửa bỏ đi *

Tôn ti trật tự có ra gì

Cha con chồng vợ như đồng chí

Già trẻ thầy trò chẳng khác chi

Văn hóa lọc lừa trong cuộc sống

Học hành giả dối khắp ba kỳ

Ngàn năm truyền thống còn đâu nữa

Thử hỏi vì ai ?  - Chính tại mi !

Hà Thượng Thủ ( HNPD )

2/12/2021

*  Ngày 22/11/2021, tại hội thảo Giáo Dục Việt Nam, Giáo sư Trần Ngọc Thêm kiến nghị : Cần chấm dứt sử dụng câu "Tiên học lễ. Hậu học văn " để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo
Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Hai 202110:03 CH
Khách
CÓ MỖI MỘT NGUYÊN LÝ DẪN ĐƯỜNG MÀ LẠI TOAN VỨT ĐI!
Bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn”, rồi làm gì?!
Mấy bữa nay trên các trang mạng xã hội râm rang câu chuyện Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Hiệu trưởng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã nêu trong một tham luận bàn về văn hóa, giáo dục, rằng nên bỏ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn trong giáo dục nhằm phát huy tính sáng tạo cá nhân (độc sáng). Điều này tạo ra hai luồng dư luận trái chiều, một bên đồng thuận bỏ, một bên phản đối bỏ. Như vậy, rốt cuộc, bỏ là tốt hay không bỏ là tốt? Và nếu bỏ thì bỏ hẳn hay thay thế?
…..
Giá như ngay từ đầu, ông Trần Ngọc Thêm đề xuất thay đổi mệnh đề hoặc Việt hóa mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn bằng một mệnh đề mới, có tính Việt (Ví dụ: Học Làm Người Trước, Học Làm Trí Thức Sau hoặc Học Người Rồi Học Khoa Học… chẳng hạn!) thì câu chuyện lại khác. Bởi chí ít, nền giáo dục vốn dĩ không có cái lõi triết lý (đừng xem các nguyên tắc, tôn chỉ và định hướng giáo dục xã hội chủ nghĩa là triết lý giáo dục, vì nó không phải vậy!) thì rất cần một hệ thống triết lý giáo dục hẳn hoi, sau đó là hành động giáo dục thích ứng.
Chưa bao giờ nền giáo dục này cần cứu như bây giờ, và khi cái xấu, điều tệ hại đã ngấm vào cơ địa giáo dục, thì việc để nó độc sáng là một tai họa!
RFA Bài bình luận của blogger Viết Từ Sài Gòn

Tôi sanh ra năm 1937 từ Làng quê Bưng Cấu, xứ Thủ Một Cây dầu.
Bước vô trường niên khóa 1943 – 1944.
Hồi đó Trường Sơ cấp Tương Bình Hiệp ( tên chữ của Làng Bưng Cầu ) có 3 phòng học.
Nhưng năm Đực lớn vô học thì trường mới chỉ có 2 lớp:
Lớp nhì ( Cours Préparatoire ) do cô Nguyễn Thị Giỏi (mợ sáu Khuyên ) dạy và lớp chót hay Đồng Ấu ( Cours Anfantin ) do Thầy ( Nguyễn Văn? ) Ngộ dạy.
Chưa có học sinh lớp ba nên phòng học đó dùng làm văn phòng của ông Đốc học là Nguyễn Văn Khuyên ( tức cậu sáu Khuyên ).
Thật ra thì cậu sáu của tui chỉ là Trưởng giáo ( Chargé d'école ) chớ dâu phải Hiệu trưởng.
Tui mô tả tỉ mỉ vậy để muốn nói rằng, ngay từ thời thực dân Pháp, làng quê Bưng Cầu chỉ cách Tỉnh lỵ Phú Cường có Năm cây số ngàn mà học trò lưa thưa như vậy vì ít con em đi học!
Và chính trong khung cảnh đơn sơ mộc mạc ấy, tui nhìn thấy câu Thành ngữ “ Tiên học Lễ – Hậu học Văn “ viết trên tường lớp học.
Nói cho thật, học trò lớp chót, mới vô trường chưa biết mặt chữ.
Nhưng câu đầu tiên Thầy giảng là chỉ tay vao câu thành ngữ : Khai tâm “ ấy và giảng nghĩa đơn giản cho các trò nhỏ, con cháu nghe, đại ý “ trước khi học chữ thì phải học “ lễ phép “ cho nên người!
Học lớp 3, đi thi “ sơ học “ , viết bài tập viết ( rédaction ) thì viết năm bảy giòng diễn tả đại khái, học Lễ nghĩa đạo đức trước - Học văn từ chữ nghĩa sau.
Học lớp Nhất, đi thi Tiểu học, viết Tập làm văn ( Composition ) thì viết chừng trang giấy, nói Lễ là Lòng Kính Trọng – Văn là văn chương, học về lòng kính trọng trước, học văn chương nghệ thuật sau.
Học Đệ Tứ niên, viết Nghị luận luân lý ( Dissertation Morale ) vài ba trang giấy, định nghĩa Lễ là gì – Văn là gì và kết luận: Học về tư cách làm người trước – Học kiến thức đời sống sau.
Đi thi Tú tài, phải diễn đạt sâu rộng hơn, thêm chút ít về triết lý – đạo đức:
Lễ là Nho Việt hay nho tàu, ý nghĩa đích thực là gì – Văn không chỉ là văn chương mà còn là kiến thức Khoa học – Kỷ thuật thêm chút ít tâm linh và v...v...
Nói chung, cả cuộc đời đi học, lo học hỏi đào sâu về câu NGUYÊN LÝ VỀ VIỆC HỌC TẬP GIÁO DỤC CHO NÊN NGƯỜI.
Cho tới trước khi thiết đặt TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VNCH 1958, nền giáo dục
Miền Nam vẫn đặt tên NỀN TẢNG TIÊN HỌC LỄ – HẬU HỌC VĂN. Coi như nguyên lý soi đường cho việc học.

Đó là truyền thống Giáo dục của Nước Việt.
Bây giờ xóa bỏ thì thay bằng gì?
Tư tưởng hồ chí minh chết sình chăng?
Nguyễn Nhơn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn