Có nên sợ Trung Quốc?

Thứ Sáu, 26 Tháng Mười Một 20219:00 SA(Xem: 2520)
Có nên sợ Trung Quốc?
Thế giới bây giờ rất hỗn loạn, không thể dự báo trước được điều gì. Tuy nhiên, tôi vẫn dự báo trước sau gì Trung Quốc cũng tấn công giải phóng Đài Loan và đến một lúc nào đó chiến tranh thế giới thứ ba sẽ nổ ra. Đúng là Trung Quốc bây giờ mạnh thật và tương lai cũng sẽ rất mạnh. Nhưng nếu chiến tranh xảy ra thì Trung Quốc không thể đấu lại với thế giới. Thế giới hiểu rất rõ Trung Quốc là nhà nước độc tài chuyên chế, không thể sống chung với nó. Khi đó, Trung Quốc trở thành kẻ thù chung của thế giới nên thế giới sẽ đoàn kết với nhau chống Trung Quốc. Trung Quốc chỉ có 1,4 tỷ dân, trong đó tỷ lệ người già rất cao; ngược lại dân số thế giới đông hơn và trẻ hơn. Sức mạnh kinh tế và quân sự thực sự của Trung Quốc không thể so với Mỹ và thế giới. Thực tế, Trung Quốc phát triển mạnh trong 4 thập kỷ qua cũng do Mỹ giúp đỡ, nghĩa là người Mỹ đã dung túng cho Trung Quốc thành công nên Mỹ cũng có thể chặn sự thành công của Trung Quốc. Hình ảnh một TQ tiến bộ vượt bậc trong 4 thập kỷ gần đây khiến không ít người suy gẫm, phê phán vì đây không phải là thành quả của những nỗ lực tự thân và lương thiện. Cả thế giới đã biết rõ điều này nên đang có những hành xử ngày càng thích đáng và quyết liệt với Trung Quốc. Quan hệ Mỹ-TQ đang gay cấn và không có dấu hiệu hạ nhiệt chỉ vì Mỹ và EU đang quyết liệt đòi hỏi TQ phải chơi cho đàng hoàng theo đúng luật chơi, nói đơn giản là dẹp cái trò ăn cắp tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ mà TQ vẫn đang theo đuổi. TQ vì muốn bắt chước cái OAI của Mỹ để dọa thế giới nên đang tự mình phồng to lên sao cho bằng Mỹ, giống như con ếch muốn phồng to bằng con bò (La Grenouille qui se veut faire aussi grosse que le bœuf – thơ Lafontaine), nhưng thực lực thì không thể làm được. Do đó, cuối cùng TQ sẽ không thể thắng Mỹ trên hai cuộc thư hùng hiện nay là Kinh Tế và Quân Sự.
Có nên sợ Trung Quốc?
FB HOÀNG Quốc Dũng Paris 16/11/2021 - Trước những phát triển ngoạn mục của Trung Quốc về kinh tế và khoa học kỹ thuật, gần như là chắc chắn : thế kỷ XXI là thế kỷ của TQ.
255946766_3151160975206366_7617167624702574112_n-696x374
Khi tôi mới đến Pháp, 1990, đồ tiêu dùng của TQ bên Pháp rất ít. Bây giờ thì ngược lại, nó tràn lan khắp nơi và phải nói rõ là khó có thể tránh đồ của TQ. Cho đến nay, tôi chỉ có thể tránh được đồ của TQ khi mua những món hàng lớn như điện thoại, các máy lớn trong gia đình, quần áo vì khi mua những món hàng này tôi có ý thức để tránh đồ TQ. Còn lại đa số các món hàng khác, tôi đều bị dính đòn.

Tôi rất hay đi lại ở các nước Châu Âu và cũng thấy, đặc biệt ở Đông Âu, bạt ngàn đồ TQ. Chợ bán đồ (đa số của TQ), rộng mênh mông, bạt ngàn và rất nghịch lý thay là rất nhiều người VN buôn bán ở các chợ này.

Một thí dụ trong muôn vàn thí dụ về sự « bành trướng » TQ là công ty liên quốc gia Shein (fast fashion, quần áo mốt ngắn hạn) có khả năng lấn át cả Amazon ở bên Mỹ. Shein cũng mở đầy các cửa hàng ở Paris và trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, Shein đã vượt qua cả Kiabi, trở thành số 1 bên Pháp về quần áo may sẵn cho phụ nữ.

Nếu nói về bành trướng Bắc Kinh trong lĩnh vực khinh tế thì nói cả ngày không hết. Vậy ta thử chạy sang lĩnh vực khác xem có đáng sợ không ? Cái gì đáng sợ nhất nhỉ ? Quân sự chứ còn gì.

Theo Financial Time thì tháng 8 vừa qua, TQ đã thử thành công một loại tên lửa đặc biệt, siêu âm thanh, nó được đưa lên quỹ đạo gần của trái đất, rồi từ đó phi thẳng xuống mục tiêu dưới mặt đất mà chỉ có chệch mục tiêu vài chục km. Trung Quốc đang vượt Phương Tây trong lĩnh vực kỹ thuật làm chủ các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Trung quốc cũng đã lên được sao Hỏa, đang một mình tự xây dựng trạm không gian vũ trụ…..

255941968_3151161025206361_784731198726554505_n-300x234

Trung Quốc cũng không ngừng bành trướng mà tôi tạm gọi là bành trướng mềm qua việc gửi các sinh viên ra nước ngoài và các dạng hợp tác văn hóa kiểu như các Viện Khổng Tử. Ở Pháp hiện có 35.000 sinh viên TQ, tăng 40% so với 10 năm trước đây và đó cũng là con số lớn nhất trong các cộng đồng sinh viên nước ngoài. Còn về Viện Khổng tử thì cũng là một con số đáng lo ngại: 18 viện.

Kể cũng lạ lùng là những lời « giáo huấn » của Khổng Tử với thời hiện tại có khi chỉ còn là những điều nhảm nhí, vậy mà tại sao lại cứ phải đi xây mấy cái viện đó làm gì ? Có lẽ chính vì vậy mà hiện nay ở Hoa Kỳ người ta xếp mạng lưới Viện Khổng Tử vào một dạng sứ mệnh ngoại giao (mission diplomatique). Việc xếp loại này cho phép các nhà chức trách Hoa Kỳ kiểm soát tốt hơn hoặc chống lại những ảnh hưởng của nước ngoài.

Trong những thập kỷ trước đây, Phương Tây phát triển rực rỡ trong khi TQ đói nghèo, chết đói vài chục triệu (1958-1962) và đầy các vấn đề nội bộ (Thanh trừng lẫn nhau). Từ đó Phương tây quen có lối suy nghĩ là TQ còn đang lo việc của nó.

Hiện tại đã khác đi quá nhiều. Mô hình dân chủ phương tây không phải không có vấn đề. Nếu như trước đây ở TQ, chỉ có một vài lãnh đạo cao cấp của TQ đánh giết nhau, thì bây giờ ở một số nước phuong tây lớn như Pháp hay Mỹ thì một ông tổng thống phải đương đầu với nhiều các phong trào phản kháng khác nhau, với con số hàng triệu người khác nhau. Thí dụ điển hình như phong trào áo vàng ở Pháp đã phá hại biết bao nhiêu của cải….. Ở Mỹ, người biểu tình còn tấn công cả vào điện Capitole…

Những người được tự do lại càng ngày càng đòi hỏi tự do hơn, nên phá phách nhiều hơn và tất nhiên ít nhiều có ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, thậm chí còn làm cho chính phủ không thể áp dụng được những chính sách hay cải tổ cần thiết cho nền kinh tế ở cấp độ vĩ mô. Và ngay cả những người lãnh đạo, nhiều khi để chiều lòng cử tri, họ cũng có thể áp dụng những chính sách không có lợi cho phát triển nói chung. Đây là tôi nói một cách ngắn gọn nhất về cái hại của tự do dân chủ. 
 
Trong khi đó, ở TQ, người lãnh đạo không phải do dân bầu ra, họ cũng không cần đếm xỉa đến nhu cầu của người dân. Nếu họ thực sự vì dân và tài giỏi, họ có thể rộng tay làm tất cả và có nhiều khả năng thành công. Người dân sau gần thế kỷ sống dưới chế độ độc tài cũng quá quen và ít phản kháng. Cả tỷ người TQ, có bao nhiêu nhà dân chủ ? Tất cả những cái đó, đã giúp cho TQ ổn định hơn (tuy tương đối), và phát triển hơn, ít nhất là trong vài thập kỷ vừa qua. Cứ với cái đà này Trung Quốc sẽ bá chủ thế giới và sẽ trở thành sen đầm quốc tế.

Trung Quốc chưa bá chủ thế giới, nhưng nếu đó sẽ xẩy ra thì ngay từ bây giờ chúng ta đã biết là nó thảm họa như thế nào.

Hiện tại TQ đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chiếm nốt Đài Loan. Chỉ trong vòng 5 ngày đầu tháng 10/2021, TQ đã cho 150 chiến đấu cơ xâm phạm vùng trời Đài Loan với số lần khó có thể đếm được. Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan cho rằng chậm nhất là 2025, TQ sẽ dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan. Đã mất mặt trên chiến trường Afganistan, đương nhiên Mỹ sẽ không ngồi yên xem TQ đánh Đài Loan và đang tập trung nhiều quân ở khu vực này.

Trung quốc đang là mối đe dọa lớn nhất gây ra chiến tranh chứ không phải nước nào khác. Những đụng độ ở các khu vực khác ít có nguy cơ gây ra chiến tranh lớn.

Trung quốc rất đáng sợ cho cả hiện tại lẫn tương lai.

Tuy nhiên, TQ là một nước cộng sản độc tài, không có dân chủ. Cũng giống hệt như các nước cộng sản khác, sự ổn định của TQ không phải là một cân bằng bền. Những đột biết bất ngờ lúc nào cũng có thể xẩy ra, gây những bất ổn khổng lồ, có thể làm tiêu tan mộng bá quyền của kẻ độc tài.

Hơn nữa, trong số các chỉ số về các hoạt động kinh tế của TQ, có những chỉ số cực kỳ bất thường, cực kỳ nguy hiểm. Chúng cũng có thể gây các đột biến bất ngờ gây mất ổn định kinh tế, từ đó lại có thể gây ra các đột biến ở thượng tầng kiến trúc, gây sụp đổ hoàn toàn cả hệ thống.

Nhưng dù sao thì riêng tôi, tôi vẫn thấy là Trung Quốc thật là đáng sợ.
 
Và cái đáng sợ hơn cả là người ta cho rằng Trung Quốc không đáng sợ.
Ý kiến bạn đọc
Thứ Sáu, 26 Tháng Mười Một 20215:11 CH
Khách
Chi co mot cach lam choTrung Quoc tan nat ,kiet que ve Quan su Thi cac Nuoc tren the gioi tap trung lai Thanh mot Khoi lien Minh Quan su Manh nhat danh thang vao Trung Quoc lam cho no kiet que luon .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn