Taliban từ rừng núi về, làm sao quản lý đô thị ( Từ 30/4/75 VC cũng xé nát đất nước vì vô học, nhà quê với bản chất rừng rú )

Thứ Tư, 08 Tháng Chín 202111:53 SA(Xem: 3506)
Taliban từ rừng núi về, làm sao quản lý đô thị ( Từ 30/4/75 VC cũng xé nát đất nước vì vô học, nhà quê với bản chất rừng rú )
bbc.com

Taliban: Từ rừng núi về, làm sao quản lý đô thị?

Taliban fighters are seen on the back of a vehicle in Kabul

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Chiến binh Taliban trên phố Kabul

Sau 'chiến thắng thần tốc' của quân Taliban, báo chí quốc tế tập trung nhiều vào điều họ cho là 'thất bại' của Hoa Kỳ và đồng minh Nato sau cuộc chiến 20 năm ở Afghanistan.

Nhưng các thách thức cho 'những ông chủ mới' theo đường lối Hồi giáo bảo thủ, quen với quan hệ chủ yếu còn tính bộ lạc, cũng không nhỏ ở đất nước này.

Nhà báo kỳ cựu của tờ Sunday Times, bà Christina Lamb, người có nhiều năm đưa tin từ các vùng chiến sự Trung Đông, Tây Á, mô tả bản thân lực lượng Taliban "ngạc nhiên với tốc độ chiến thắng của chính họ".

Hiện trụ lại ở Kabul, bà Lamb nói các chiến binh Taliban từ rừng núi về nắm quyền không biết quản trị một đô thị ra sao.

Chiến thắng nhanh hơn khả năng nắm quyền?

Bà Lamb tiết lộ ngay trước khi vào "giải phóng thủ đô" cuối tháng 8 vừa qua các quan chức Taliban đóng ở Qatar đã gọi điện cho chính quyền dân sự Afghanistan van nài họ đừng cho cảnh sát "tháo chạy khỏi Kabul".

Lý do là quân Taliban cần có người kiểm soát giao thông đường phố, để bộ máy vận hành.

Nhưng cuộc di tản của nhân viên nhà nước Afghanistan để lại tình trạng vô chủ và sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul nay đã phải ngưng mọi chuyến bay vì không có ai làm việc.

Hiện nay, theo bài báo đăng hôm 05/09/2021, quân Taliban đã mời chuyên gia từ Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ sang hỗ trợ việc tái khởi động phi trường cùng nhiều dịch vụ công khác.

Các đường hàng không cần phải được phục hồi thì nguồn viện trợ, cả thực phẩm, sản phẩm y tế mới có thể tới Afghanistan.

Girl with books in Kabul on 12 July

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cộng đồng quốc tế lo ngại chế độ Taliban sẽ cấm các bé gái đi học

Nhưng việc điều hành đất nước 38 triệu dân là quá sức cho lực lượng vũ trang rừng núi chỉ quen chiến trận, với con số cũng không quá đông: 70 nghìn quân (có nguồn nói chỉ 58 nghìn, ước tính khác: 100 nghìn).

Ngay lập tức, quân Taliban phải xử lý các vấn đề như kiểm soát hàng nghìn km đường biên giới, lo cơm gạo cho hai triệu trẻ em suy dinh dưỡng, trong khi "tiền của Afghanistan bị phong tỏa tại Hoa Kỳ là 9,3 tỷ đô".

Ngay việc đảm bảo lương thực cho bộ máy mới cũng không dễ.

Có tin một số chiến binh Taliban ở vùng xa đã phải "gõ cửa nhà dân xin bánh mì".

Khoản tiền để ở Mỹ thì khó được trao lại cho Taliban nếu họ không được Hoa Kỳ công nhận như một chính quyền hợp pháp.

Ngay hôm 19/08, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã ngăn không cho Taliban tiếp cận ngân khoản này ngay trước khi Afghanistan chuẩn bị nhận thêm 500 triệu đô la.

Tiền tái thiết từ EU cũng đã bị ngưng và các nước trong khối, đi đầu là Đức sẽ chỉ chấp nhận chi tiền để giải quyết các vấn đề trước mắt như cứu người bị kẹt ở Afghanistan vì lý do nhân đạo.

Mọi thỏa thuận tài chính, thương mại với tân chính quyền sẽ tùy thuộc và hành xử của đội quân miền núi trong quan hệ đối nội và với các đối tác nước ngoài.

Một bài trên trang của Viện Brookings, Hoa Kỳ (31/08) nêu ra vấn đề nữa là Taliban không thể tăng sản xuất thuốc phiện để tạo nguồn thu.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bên phải) và Lãnh đạo Taliban Mullah Baradar (bên trái)

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bên phải) đón thủ lĩnh Taliban Mullah Baradar (bên trái)

Không phải vì họ không có khả năng đó mà vì những năm qua trên thế giới hiện đã có quá nhiều nguồn cung ứng nha phiến và các loại ma tuý, kể cả loại có nguồn gốc hóa chất.

Những khó khăn kinh tế, ngoại giao khiến Taliban tìm đến các nước như Trung Quốc.

Trung Quốc có bỏ tiền giúp Taliban?

Lãnh đạo ngoại giao TQ, ông Vương Nghị đã tiếp một đoàn Taliban tới Thiên Tân gần đây nhưng việc đảm bảo các quyền lợi của TQ ở nước láng giềng Hồi giáo không đồng nghĩa với việc mở hầu bao dễ dàng.

Nhà báo Christina Lamb trích lời cựu bộ trưởng tài chính Afghanistan Omar Zakhilwal nói:

"Taliban tin rằng họ có thể quay sang nhờ đồng minh mới,Trung Quốc và Nga, nhưng họ quên rằng mỗi năm, Afghanistan (thời chính phủ cũ) nhận được 6-7 tỷ USD viện trợ dân sự và quân sự từ khối Nato."

Cùng lúc, Taliban nhấn mạnh họ muốn có quan hệ tốt với Hoa Kỳ.

Theo Bloomberg (31/08), phát ngôn viên của Taliban, Zabihullah Mujahed, nói ngay tại sân bay Hamid Karzai sau khi phi cơ Mỹ cuối cùng rời đi.

Hiện nay lực lượng Taliban vẫn tiếp tục phân bổ các chức vụ cho những thủ lĩnh để nắm quyền, nhưng chưa rõ họ sẽ theo thể chế gì, tổ chức ra sao.

Theo báo Anh, tờ The Independent, trong thời gian cầm quyền 1996-2001, Taliban bỏ nhiều thời gian, công sức vào việc bắt toàn dân tuân thủ các nguyên tắc hà khắc, theo cách diễn giải của Hồi giáo phái Sunni.

Lần này, họ cũng bắt đầu kiểm duyệt trang phục, bắt phụ nữ chùm khăn che mặt, và đe dọa thanh thiếu niên "không cắt râu quá ngắn", theo các báo châu Âu.

Tuy thế, các vấn đề đó chỉ mang tính hình thức.

Câu hỏi là Taliban sẽ xây dựng chính quyền kiểu gì?

Gần đây nhất, người phát ngôn Zabihullah Mujahed dùng danh xưng cho chế độ Taliban là Vương quốc Hồi giáo (Islamic Emirate).

Điều này làm nảy sinh suy đoán là thể chế của họ sẽ tuân theo các mô hình chính trị Hồi giáo, nhưng không có "giáo chủ tối cao", hay "quốc vương", như ở các nước vùng Vịnh Ba tư có.

Mullah Mohammad Hassan Akhund

Nguồn hình ảnh, Supplied

Chụp lại hình ảnh,

Mullah Mohammad Hassan Akhund

Hôm 07/09, Taliban công bố thành viên tân chính phủ, gồm toàn các nhân vật kỳ cựu với một số bị quy trách nhiệm cho các vụ tấn công nhắm vào người Mỹ trong hơn 20 năm qua.

Chính quyền sẽ do Mullah (chức danh tôn giáo) Mohammad Hassan Akhund, lãnh đạo ở cương vị thủ tướng lâm thời.

Ông ta là người có tên trong danh sách đen của Liên hiệp quốc.

Bộ trưởng nội vụ nay là Sirajuddin Haqqani, nhân vật bị FBI truy nã, theo BBC News.

Các dấu hiệu này cho thấy việc chính quyền Taliban được Hoa Kỳ và Phương Tây công nhận sẽ khó xảy ra nay mai.

Một số nhân vật của Taliban nói rằng cần áp dụng luật Sharia cho toàn quốc.

Tất cả những điều này có thể gặp phải phản ứng của bộ phận dân cư đã quen thuộc với cơ chế dân sự khá cởi mở 15 năm qua và gây khó khăn cho các cơ quan quốc tế muốn bảo vệ nữ quyền ở Afghanistan.

Chưa kể, có đánh giá nói việc dùng luật Hồi giáo thay luật dân sự, hình sự sẽ có thể gây ra mâu thuẫn giữa dân nông thôn Pashto, nhóm gốc gác của đa số quân Taliban, với các nhóm sắc tộc Uzbek, Tajik.

Agriculture is the main source of income in many of Nangahar's districts, including wheat, rice and poppy cultivation

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Lúa mì, thóc gạo và cây anh túc là các nguồn thu nhiều năm qua ở một số vùng quê Afghanistan như tỉnh Nangahar trong ảnh

Vẫn bài của Viện Brookings đặt câu hỏi "Liệu chế độ Taliban có sống sót không?" và nêu ra một loạt vấn đề nội bộ không liên quan gì đến chính trị: Covid- 19, nạn hạn hán, con số 90% dân sống dưới ngưỡng nghèo và 30% dân ở tình trạng mất an ninh lương thực.

Tóm lại, chiếm được quyền lực không thôi chưa đem lại giải pháp gì cho các thủ lĩnh Taliban.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 16 Tháng Chín 20217:34 CH
Khách
Nguoi giau co se tro thanh no le cho nguoi ngheo kho,ke hoc thuc se thay the cho nhung nguoi ban cung xa hoi . Xa hoi that su doi ngoi,va nhu bay gio,Ke pham phap,tu toi da duoc cac dang bac qui goi than phuc va phong thanh.Su lua dao-gian tra-trom cuop duoc ton vinh va ca the gioi vo tay hoan nghenh chuc mung Nhung dieu nay dang xay ra va ngay truoc mat chung ta moi ngay. Thoi cua su ac duoc vinh quang NHAT THOI,va sau do se bien mat vao noi tham tham muon trung.( sach viet vay ),nhung nguoi huu than deu biet ve nhung du ngon nay .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn