Anh xin gia nhập hiệp định thương mại Châu Á-TBD CPTPP

Chủ Nhật, 31 Tháng Giêng 20216:00 CH(Xem: 2903)
Anh xin gia nhập hiệp định thương mại Châu Á-TBD CPTPP

Liz Truss posing next to flags representing the nations in the trade deal

Nguồn hình ảnh, Department for International Trade

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Liz Truss sẽ thảo luận với các bộ trưởng của Nhật và New Zealand trong hôm thứ Hai, 1/2/2021

Anh Quốc sẽ nộp đơn xin gia nhập khu vực tự do thương mại với 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương vào thứ Hai, một năm sau khi nước này chính thức rời khỏi EU.

Việc gia nhập khối "các quốc gia phát triển nhanh" sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Anh, chính phủ nói.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định CPTPP, áp dụng đối với thị trường gồm khoảng 500 triệu dân.

Tuy nhiên, với Anh thì đây là nơi khó vươn tới hơn so với các thị trường láng giềng ở châu Âu.

Trong số các thành viên của khối có Úc, Canada, Nhật Bản và New Zealand.

Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, Peru, Singapore và Việt Nam Nam cũng là các thành viên sáng lập của khối, vốn được thành lập từ năm 2018.

"Trong tương lai, đây sẽ là các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương nơi có những thị trường lớn, các thị trường trung lưu đang phát triển để tiêu thụ sản phẩm của Anh," Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Liz Truss nói với Andrew Marr của BBC.

"Tất nhiên, các doanh nghiệp Anh sẽ phải vươn ra nắm lấy những cơ hội này, nhưng điều tôi đang làm là tôi tạo ra các cơ hội, tạo ra mức thuế quan thấp, tháo dỡ các rào cản đó, để các doanh nghiệp có thể vươn ra ngoài chiếm lĩnh cơ hội."

Việc gia nhập khối sẽ giúp làm giảm mức thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Anh, như các sản phẩm rượu whisky và xe hơi, cùng các ngành công nghiệp dịch vụ, bà nói.

Tuy nhiên, tác động ngay lập tức nhiều khả năng sẽ chỉ đạt mức khiêm tốn, bởi Anh đã có các thỏa thuận tự do thương mại với một số các quốc gia thành viên của CPTPP, trong đó có một số là do tiếp nối thực hiện từ vị thế thành viên trước đây trong EU của Anh.

Anh hiện đang đàm phán với Úc và New Zealand.

Tính tổng cộng, các quốc gia trong khối CPTPP chiếm 8,4% tỷ trọng xuất khẩu của Anh trong năm 2019.

Hoa Kỳ ban đầu có tham gia đàm phán CPTPP, nhưng cựu Tổng thống Donal Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận này sau khi ông nhậm chức.

Việc chính quyền mới tại Washington cân nhắc việc tái gia nhập CPTPP, nếu có, sẽ khiến việc trở thành thành viên của khối hấp dẫn hơn nhiều đối với Anh Quốc.

Sự gia nhập đó sẽ cho phép Anh và Hoa Kỳ có mối quan hệ thương mại gần gũi hơn nhiều mà không cần phải chờ đợi tới khi hai bên đàm phán được một thỏa thuận tự do thương mại song phương.

Anh Quốc là quốc gia đầu tiên không phải là thành viên sáng lập nộp đơn xin gia nhập CPTPP.

Nếu được chấp nhận, Anh sẽ là nền kinh tế lớn thứ hai trong khối, chỉ sau Nhật Bản.

CPTPP nhằm giảm mức thuế quan thương mại - một hình thức thuế xuyên biên giới - giữa các quốc gia thành viên.

Thỏa thuận cũng bao gồm cả cam kết loại bỏ hoặc giảm 95% các lệ phí nhập khẩu, trừ một số các khoản vẫn được duy trì nhằm bảo hộ cho các sản phẩm nội địa, chẳng hạn như gạo của Nhật hay ngành sữa của Canada.

Đổi lại, các nước phải hợp tác trong việc tuân thủ các quy định, ví dụ như tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, các tiêu chuẩn và quy định không nhất thiết phải như nhau đối với các nước, và các quốc gia thành viên có thể có các thỏa thuận thương mại riêng.

Tư cách thành viên cũng sẽ đem đến cơ hội có được visa nhanh chóng hơn, ít tốn kém hơn cho giới doanh nhân, chính phủ Anh nói.

Anh sẽ chính thức xin gia nhập CPTPP hôm thứ Hai, và việc đàm phán dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa xuân.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn