Vàng trong dân, dần trong quan?

Thứ Ba, 24 Tháng Mười Một 20204:00 SA(Xem: 6772)
Vàng trong dân, dần trong quan?

Mai Quốc Ấn

23-11-2020

Có bạn cho rằng tiền mặt sẽ lên ngôi sau khi Nghị định 126/2020 áp dụng. Cụ thể: Nghị định 126 cho phép ngành thuế nắm thông tin số dư, chi tiết giao dịch qua tài khoản ngân hàng của các cá nhân – một công cụ giúp thu thuế thương mại điện tử.

Nghị định 126 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế sẽ có hiệu lực từ 5/12. Theo đó, các thông tin như giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch được ngân hàng cung cấp theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan thuế. Việc này phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp… Cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin.

Tôi thì lo điều khác: in tiền sẽ lên ngôi. Một thời in tiền “cho ma xài” những năm bao cấp có khả năng lặp lại và nó bộ lộ mọi ngóc ngách tan vỡ của kinh tế định hướng (giai đoạn ấy nên gọi là kinh tế áp đặt duy ý chí) ngay sau khi “đổi mới”.

Cụ thể nhất là tiền, trái phiếu chính phủ trước đó chỉ mang tính… gói xôi sau khi quy đổi. Những lãi suất ảo nhiều năm trước hiện ra và giá trị của đồng tiền trong nước mất đi là thật. Những bạn trẻ sinh năm 1990s, 2000s không mấy ai biết đã từng một thời các thế hệ 5x, 6x, 7x, 8x từng xài tờ 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng,… Nói dễ hiểu nhất, càng thêm nhiều số 0 cho đồng tiền thì đồng tiền ấy càng mất giá.

Câu chuyện vàng trong dân nếu có dần trong quan thì sẽ bắt đầu từ việc này? Có thể đúng một phần. Một phần khác, trong một xã hội quen xài tiền mặt thì việc xây kho chứa tiền, vàng mới chính thức bắt đầu. Trung Quốc xây dựng hệ thống thanh toán điện tử bài bản trước Việt Nam xa lắc nhưng những kho vàng kiểu Bạc Hy Lai đã lộ ra khi “đả hổ, diệt ruồi”.

Nên những “con hổ” Việt Nam hôm nay chưa chắc an toàn khi thời thế thay đổi, “phe khác” lên ngôi. Thế hệ lãnh đạo 6x, 7x và sau này là 8x, 9x sẽ không có tình nghĩa của thời đồng đội cầm súng, đồng chí kháng chiến xưa kia. Sự đứt gãy về tình nghĩa do đạo đức, văn hoá đi xuống sẽ hiện ra Quả ác của Nhân xấu mà các thế hệ trước đã gieo.

Cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin. Đọc đến đây lại nghĩ về “tham nhũng ổn định” và những ngân sách mất đi tạo nợ công cả triệu tỉ đồng dù Nhà nước cũng hô hào chống tham nhũng. Tôi bổ sung ý này từ comment bạn đọc:

Có người cho rằng “nước ngoài cũng thế” nhưng chưa biết tại Mỹ – nơi Donald Trump cũng phải khai thuế; thì muốn ép ngân hàng cung cấp dữ liệu giao dịch khách hàng phải có 3 bên, cục thuế liên bang, FBI và một bên cung cấp bằng chứng về tội trốn thuế, rửa tiền,… (*) Đại loại là phải chứng minh bạn có tội rồi mới được đòi dữ liệu. Chứ không phải được cấp dữ liệu mang tính “bất chấp” như cơ quan thuế nước ta.

Một người không mưu cầu giàu có tài sản như tôi không chút lo lắng trước tin này. Nhưng trong một xã hội quay cuồng với đất và đắm đuối trước kim tiền, danh vọng hời hợt thì điều đáng lo nhất chính là quyền tư hữu tài sản bị xâm phạm mang tính cưỡng bức.

Đánh thuế thu nhập cá nhân cũng tốt. Nó sẽ tốt nếu được áp dụng công bằng. Điều bất ổn nhất là chính quyền chưa xây dựng một hệ thống đồng bộ và minh bạch nhưng lại áp dụng điều đó cho toàn dân, trừ cán bộ (ảnh 3). Nếu “không được phép tiết lộ tài sản cá nhân của cán bộ” thì hoá ra vấn đề “luật cho quan, luật cho dân” mà Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền từng đặt vấn đề năm 2017 là có thật?

Sự bất bình đẳng ấy lại lần nữa “nén lò xo xã hội”. Ngày nó bung, hẳn là những ngày dài đất nước không bình yên….

Vàng trong dân nào dễ dần trong quan nếu nhìn suốt lịch sử. Tàn ác như nhà Minh với 20 năm tàn sát và bóc lột Đại Việt đã tích tụ lên Lam Sơn dấy nghĩa. Suy thoái đạo đức và hủ bại triều đình tận cùng như nhà Hậu Lê đã “nảy mầm” một quốc gia đa cát cứ rồi dẫn tới Tây Sơn phất cờ. Triều Trần sau khi nổi lên hào khí Đông A ba lần đánh bại Nguyên Mông rồi cũng tàn mạt do ăn chơi hưởng lạc sau chiến tranh….

Lịch sử luôn có những khái quát đầy khách quan. Người cộng sản có lẽ cũng cần xem lại câu nói của ông tổ lý luận Karl Marx: “Có áp bức, có đấu tranh.”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo