Hết Tề Trí Dũng đến Diệp Dũng bị bắt. Ngày tàn của bạo chúa đang đến gần!

Thứ Hai, 02 Tháng Mười Một 20206:00 SA(Xem: 5003)
Hết Tề Trí Dũng đến Diệp Dũng bị bắt. Ngày tàn của bạo chúa đang đến gần!
2-2-1024x561
                                    Anh em nhà họ Diệp: Diệp Dũng (trái) và Trần Diệp Tuấn

Thành Hồ suốt một thời gian dài là "đất nhà" gia tộc "Lâm Quang". Ông Lê Thanh Hải, không hề thuần Việt mà là con trai người gốc Trung Quốc - Lâm Quang Sồi. 

Có một thời gian, những miếng mồi béo bở đều rơi vào quản lý của họ Trương, rồi Tề, Diệp,  Tất... Nghe họ tên là thấy lạ liền.

Vì sao ông Diệp Dũng quyết thôn tính Co.op: Dĩ nhiên, là vì tài sản, vì giá trị thương hiệu, chuỗi thị trường, doanh thu lợi nhuận, quỹ đất vàng...   

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy xác định ông Diệp Dũng đã tổ chức chỉ đạo huy động tăng vốn trái pháp luật; tổ chức Đại hội Thường niên trái pháp luật; thực hiện công tác cán bộ trái quy định của Đảng và không trung thực với tổ chức khi có yêu cầu báo cáo.

Việc ông Diệp Dũng chỉ đạo tăng vốn trái pháp luật tại Saigon Co.op đặt ra câu hỏi lớn: Ai là người muốn thâu tóm SaiGon Co.op từ hoạt động tăng vốn trái luật này

Trước khi trả lời câu hỏi, cần nhìn lại kết luận của thanh tra. Theo đó, trong năm 2020, Hội đồng quản trị Saigon Co.op chưa xây dựng phương án huy động vốn trình Đại hội thành viên thông qua nhưng việc huy động vốn đã thực hiện trước khi diễn ra Đại hội thành viên bất thường lần 1 ngày 30/1/2020.

Đại hội thành viên bất thường này đã đưa ra nghị quyết thống nhất tăng vốn điều lệ từ 3.200 tỷ đồng lên hơn 6.797 tỷ đồng, theo phương án huy động vốn từ các thành viên.

20/26 Hợp tác xã thành viên góp vốn với tổng số tiền hơn 3.597 tỷ đồng. Đơn vị góp nhiều nhất hơn 952 tỷ đồng và đơn vị ít nhất là 50 triệu đồng.

Qua kiểm tra kết quả hoạt động sản xuất, năm 2018-2019 có hợp tác xã thành viên của Saigon Co.op đạt lợi nhuận 5-6 tỷ đồng nhưng không góp vốn, trong khi phần lớn các hợp tác xã chỉ đạt lợi nhuận sau thuế từ 24 đến 500 triệu đồng một năm lại góp hàng trăm tỷ đồng. Thậm chí một số đơn vị kinh doanh lỗ nhưng vẫn góp 247 tỷ đồng.

Các hợp tác xã lợi nhuận ít nhưng góp vốn lớn cho biết đã huy động vốn từ các thành viên bên ngoài và có trường hợp ký hợp đồng hợp tác với các cá nhân bên ngoài hợp tác xã. Điều này cho thấy đã có các cá nhân, tổ chức thông qua hợp tác xã thành viên để tham gia đầu tư vốn vào Saigon Co.op

Một số HTX hoạt động với mức lợi nhuận đạt sau thuế cao dưới 6 tỉ đồng như HTX thương mại Q.3, HTX thương mại dịch vụ Tân Bình thì không tham gia góp vốn. Trong khi đó, các HTX có lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ, lại góp vốn với số tiền hàng trăm tỉ đồng.

Cụ thể, HTX thương mại dịch vụ Linh Tây lỗ gần 49 triệu đồng nhưng góp vốn hơn 925 tỉ đồng; HTX thương mại Thị Nghè lỗ 163 triệu đồng nhưng góp vốn hơn 244 tỉ đồng; HTX thương mại Đô Thành lỗ hơn 721 triệu đồng nhưng góp vốn hơn 247 tỉ đồng.

HTX TM Đô Thành có người đại diện pháp luật là Hàng Thanh Dân. Ông Dân cũng là người đại diện pháp luật của HTX Q3 – đơn vị có lãi nhưng không tham gia góp vốn.

Theo kết luận của thanh tra, các HTX thành viên không cung cấp hồ sơ liên quan việc góp vốn, việc huy động vốn. Đáng chú ý, có 13 HTX thành viên ủy quyền cho ông Nguyễn Xuân Bính (ngụ P.Dương Nội, Q.Hà Đông, Hà Nội) làm việc với đoàn thanh tra, nhưng người này cũng không cung cấp được các hồ sơ tài liệu theo yêu cầu của đoàn thanh tra để làm rõ nguồn vốn góp.

Theo cơ quan thanh tra, do tỷ suất lợi nhuận sau thuế đạt được 26-39% trên vốn góp nên nhu cầu của các cá nhân, tổ chức muốn đầu tư vào Saigon Co.op là có cơ sở. Việc này cũng cho thấy nếu không làm rõ được nguồn vốn tăng lên, Saigon Co.op sẽ bị chi phối bởi các tổ chức, cá nhân bên ngoài và không giữ được nguyên tắc tổ chức, hoạt động.

Từ danh sách góp vốn nói trên có thể thấy, nguồn vốn từ bên ngoài đã “chọn” 13 HTX trong đó có Linh Tây, Thị Nghè, Đô Thành để sở hữu cổ phần tại Saigon Co.op. Và cá nhân Nguyễn Xuân Bính là một cái tên nhiều dấu hỏi.

Có thể thấy, Diệp Dũng và cộng sự đã làm rất bài bản: Ra nghị quyết tăng vốn; Các TTX tăng vốn trong cùng thời điểm với số tiền lớn, có HTX thua lỗ triền miên nhưng đóng hàng trăm tỷ vì thực chất sau lưng là nhà đầu tư cá nhân. Khi bị phát hiện, họ đồng loạt xin rút, đơn cùng một mẫu, cùng một front chữ.

Với kịch bản ồ ạt như vậy, một mình ông Dũng không thể một tay chống trời, không thể mỗi ông mà có thể quyết hết. Nếu không có sự quyết liệt của thành uỷ, phi vụ đã xong. Động thái đánh thẳng tay của thành uỷ là một tín hiệu tích cực đánh vào lợi ích nhóm nhòm ngó công sản (vốn, đất đai...); Không có vùng cấm trong việc chống tham nhũng. 

Nhưng, việc đánh thẳng tay này sau khi Tề Trí Dũng bị bắt, Lê Tấn Hùng vào tù, Tất Thành Cang thoi thóp cũng cho thấy, ngày tàn của bạo chúa đang đến gần, khi đàn em thân tín lần lượt vào lò.

Số phận của ông Diệp Dũng có lẽ đã được an bài. Vấn đề là vùng sát thương được mở rộng đến đâu? Và bạo chúa, sẽ về đâu?

Trương Châu Hữu Danh

(FB Trương Châu Hữu Danh)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn