Nhắc Tuồng, Tranh Luận, Phỏng Vấn & Hồ Chí Minh. - Lê Bá Vận

Thứ Sáu, 30 Tháng Mười 20207:28 SA(Xem: 4937)
Nhắc Tuồng, Tranh Luận, Phỏng Vấn & Hồ Chí Minh. - Lê Bá Vận

Nhắc Tuồng, Tranh Luận, Phỏng Vấn & Hồ Chí Minh.

                                  Phỏng Vấn Ca Sĩ Thủy Tiên - YouTube

                                  Phóng viên Hà Giang phỏng vấn ca sĩ Thủy Tiên (8.8.2011)


Gian lận thì thời nào, ở đâu mà chẳng có, ngày càng tinh vi. Nay trong nước vẫn phát hiện các thí sinh giấu điện thoại hoặc các thiết bị công nghệ cao hỗ trợ thi cử mang vào phòng thi.


Từ khi có sân khấu hát bội, cải lương, ca kịch thì có những người nhắc tuồng.

Những người này, đứng sau cánh gà, một tay cầm tập giấy ghi kịch bản, một tay che miệng làm ống loa, nhắc nhở câu ca, lời thoại cho diễn viên, có khi giữa tiếng chiêng trống ồn ào phải gào to khiến khán giả ngồi các hàng đầu đều nghe rõ.


Nhắc tuồng thời điện tử. Hiện nay, trong hậu trường các sân khấu được sử dụng máy “nhắc tuồng điện tử”. Đây là loại máy bộ đàm mini, giá từ 700.000 đến 2,5 triệu đồng. Người nhắc tuồng đeo ở ngực áo một micro nhỏ, còn nghệ sĩ đeo dây nghe vào tai. Diễn viên cứ thế nghe nhắc đến đâu diễn đến đó, truyền âm nhập mật. Nghề nhắc tuồng hiện tại được xem có thu nhập cao.


Phỏng vấn có thể trực tiếp, qua điện thoại hoặc trên văn bản. Quan trọng nhất là phỏng vấn tuyển dụng, ảnh hưởng đến cả tương lai các sinh viên tốt nghiệp đi tìm việc. 

Các chính trị gia, nhà văn, nhà thơ, học giả, các nghệ nhân, tài tử, ca sĩ, các nhà hảo tâm, các doanh gia ... các nhân vật nổi danh trong xã hội đều là đối tượng được báo chí xin phỏng vấn.


Các vận động viên thể thao thường được phỏng vấn đột xuất, trực diện tại sân chơi.

Các nam nữ ca sĩ thì được mời phỏng vấn tại studio, các cô miền Bắc trả lời duyên dáng, sắc sảo, các cô gái miền Nam hồn nhiên, pha nhõng nhẽo.

Phần các câu hỏi ứng xử thi hoa hậu hiện nay cũng thế, các cô ứng khẩu trả lời.

-----


Phỏng vấn và ĐCSVN. Các nhân vật làm chính trị, để thành công ngoài tài lãnh đạo, óc tổ chức, phải biết ăn nói trước công chúng, đối đáp nhạy bén, thuyết phục. Song ưu điểm này không cần thiết đối với các lãnh đạo CSVN chẳng ai có khẩu tài, miễn là mở miệng thì nói giống nhau, lặp lại các sáo ngữ nói như bầy vẹt là chuẩn. Tệ nhất là Hồ Chí Minh (HCM) phát thoại ngọng nghịu nghe khó chịu. Không những thế, toàn dân nay biết rõ HCM còn tệ hại hơn nhiều:  


Họ Hồ đem vận mệnh nước đặt vào tay người Tàu, là đồ tể giết dân, làm băng hoại các truyền thống văn hóa tốt đẹp của tổ tiên, ruồng rẫy gia đình, phản bội đồng chí.


Tuy nhiên “Vô độc bất trượng phu“, trong sử sách cổ kim vẫn có những nhân vật như vậy.

Tệ hại độc đáo của Hồ bộc lộ từ một câu chuyện về báo chí phỏng vấn tưởng là vô hại: 


Năm 1966 HCM nhận trả lời phỏng vấn của ông Suzuki Toshiichi, phóng viên thông tin hãng thông tấn truyền hình Nhật Bản Nihon Denpa News (NDN). Nội dung phỏng vấn được gửi đến trước.

Cuộc phỏng vấn này thời đó được hãng NDN ghi hình trên phim tài liệu màu dài 11 phút. Gần đây đoạn phim được hãng phim truyền hình TP Hồ Chí Minh, www.tfs.vn (HCM City Television Film Studios) trực thuộc đài truyền hình TP HCM, sử dụng bản quyền của hãng NDN, cho phát hình lại, tại kênh HTV9. (https://www.youtube.com/watch?v=nCPdpYMrhzI)


Hôm đó HCM cầm giấy đọc để trả lời mỗi 4 câu hỏi của phóng viên Nhật được phiên dịch.

CSVN bào chữa bác Hồ đã già, về già ai cũng vậy. Bác nhận phỏng vấn đã là rất quý.  

Tuy nhiên Di chúc HCM 1969 thì viết: “Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây…”

------


Tôi bắt đầu khinh thị Hồ Chí Minh ra mặt là về hành động hài hước ngu xuẩn này.

Nó chứng tỏ Hồ chỉ là “Thời lai đồ điếu thành công dị”, gặp vận “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”.

Tục ngữ Pháp có câu: À l'œuvre on connaît l'artisan (At work we know the craftman), vào việc mới hay thợ khéo. Nghĩ cho kỹ thì trình độ HCM chỉ có vậy, rõ ràng Hồ không phải kẻ học thức. 


Hãy xem bốn tổng bí thư đầu tiên của ĐCSVN, lần lượt: Trấn Phú (1904-1931), Lê Hồng Phong (1902-1942), Hà Huy Tập (1906-1941), Nguyễn Văn Cừ (1912-1941). Họ học hành đáng khen.

Đặc biệt năm 1922, Trần Phú đỗ đầu kỳ thi Thành Chung (tốt nghiệp Trung học, học vị cao nhất theo hệ Pháp đào tạo tại Việt Nam lúc bấy giờ). Năm 1923, Hà Huy Tập tốt nghiệp Diplôme (Thành Chung) hạng ưu (đỗ đầu) tại Quốc học Huế. Rồi họ tham gia các phong trào chống Pháp, Nguyễn Tất Thành đỗ đạt làm được vậy chăng? 

“Oan gia ngõ hẹp”, chẳng lạ gì những năm 1931-1935 Nguyễn Ái Quốc bị các Tổng bí thư Trần Phú và sau đó Hà Huy Tập phê phán nặng nề. 


Năm 1924, HCM được cử làm Ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam, đảm nhiệm liên lạc giữa Quốc tế Cọng sản (QTCS/CSQT) và các đảng cộng sản tại Đông Nam Á.[64] 

Chẳng phải HCM tài giỏi tốt lành gì mà chỉ vì Hồ qua Pháp và rồi là người Việt Nam đến trước tiên với CSQT lúc họ đang cần. 

“Hồng hơn chuyên”, HCM học vấn hạn chế là sự bảo đảm lòng trung kiên son sắt với QTCS, bán linh hồn cho CSQT.


Ngày 01.9.1939 Thế chiến 2 bùng nổ. Đất bằng bổng nổi phong ba thay đổi lớn cục diện thế giới. Tại 3 nước Việt, Miên, Lào nhà cầm quyền Pháp từ tháng 9.1940 bị ép buộc để quân đội Nhật Bản tiến vào đóng quân. 

Pháp đàn áp dữ dội các đảng phái. Bốn tổng bí thư đầu tiên của ĐCSVN đều sớm bị Pháp bắt giam giữ ở Sài Gòn: Trần Phú ngày 19.4 1931, LH Phong năm1938, HH Tập năm 1938 lần 1, lần hai ngày 30.3.1940, đưa ra Côn Đảo, NV Cừ ngày 18.1.1940. Mất giới lãnh đạo ưu tú do các tổng bí thư lần lượt bị bắt giam và sau đó hi sinh, ĐCSVN như rắn mất đầu kể từ năm 1940. 


HCM được chỉ thị trở về Việt Nam ngày 28.1.1941, tới ở tại hang Cốc Bó nằm sâu trong khe núi, sát biên giới Tàu, thuộc bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Để tỏ lòng trung thành và biết ơn CSQT đỡ đầu, dòng suối lớn chảy qua đây được ông gọi là suối Lê-nin, ngọn núi đá cao được gọi là núi Các-Mác. (1)


Ngày 15.8.1945 Nhật Bản đầu hàng Anh Mỹ. Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền của vua Bảo Đại thì HCM, cán bộ QTCS từ Cốc Bó được đưa về Hà Nội trọ trẹ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945 khai sinh nước VNDCCH, tương tự danh xưng CHDC Đông Đức cọng sản thời đó. 


Đó là hoạn lộ của người lãnh đạo nước CSVN do CSQT áp đặt, mãi sau này trả lời phỏng vấn vô tình cầm giấy đọc, để lộ thực chất kém cỏi. NT Thành trước đó đi cứu nước thì kiếm tiền gửi về nhà cứu giúp gia đình. Lại còn công khai nhờ các quan chức Pháp tìm và chuyển giao cho bố! (2).

-----


Nay ngắm lại hình ảnh HCM, Chủ tịch nước cầm giấy đọc trả lời chỉ vài câu phỏng vấn ngắn mà lòng ngao ngán. Song nhờ đó mới biết Hồ kém thật, trơ trẽn, vô tư cách, biêu nhục quốc thể. 

HCM chỉ là một diễn viên diễn xuất đeo dây nghe nhắc tuồng vào tai.

CSVN tô mày vẽ mặt, ca ngợi Hồ đủ mọi điều là phí công bịa đặt láo lếu.

Tục ngữ ta có câu “bắt chó đeo cày” (xin lỗi), là chuyện bảo chúng làm quá khả năng của chúng.


Lê Bá Vận. ( HNPD )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn