[Tin cấm] Rò rỉ tài liệu về nội tình Hàn Quốc thân chính quyền Trung Quốc

Chủ Nhật, 25 Tháng Mười 20208:00 CH(Xem: 4543)
[Tin cấm] Rò rỉ tài liệu về nội tình Hàn Quốc thân chính quyền Trung Quốc

Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu tình hình dịch bệnh và các hành động ngoại giao chiến lang đã dẫn đến hậu quả bị cộng đồng quốc tế tẩy chay và vây quét. Tuy nhiên, chính phủ Moon Jae-in của Hàn Quốc vẫn kiên quyết “duy trì quan hệ thân thiết” với ĐCSTQ. Động thái của Hàn Quốc khiến cộng đồng quốc tế hết sức kinh ngạc. Epoch Times đã thu được một loạt các tài liệu nội bộ tiết lộ nội tình này.

149934190352435-1
[Tin Cấm] Rò rỉ tài liệu nội bộ về nội tình Hàn Quốc thân chính quyền Trung Quốc. (Ảnh: RFI)

NTDTV đưa tin ngày 21/10, mặc dù Mỹ dẫn đầu làn sóng bao vây và tiêu diệt ĐCSTQ trên toàn cầu, nhưng Hàn Quốc – đồng minh châu Á của Mỹ, gần đây đã tuyên bố lập trường của mình với Mỹ rằng, mặc dù Hàn Quốc và Mỹ là đồng minh, nhưng Hàn Quốc vẫn kiên quyết “duy trì quan hệ mật thiết” với ĐCSTQ.

Trang web của tạp chí National Interest của Mỹ đã đăng một bài báo vào ngày 27/7 nói rằng, chính phủ Hàn Quốc Moon Jae-in đã chống lại các hành động của chính quyền Donald Trump nhắm vào ĐCSTQ, cho dù đó là lên án chính sách của ĐCSTQ ở Hồng Kông hay là vấn đề ‘ngăn chặn’ 5G của Huawei.

Đáp lại, ĐCSTQ đã đưa ra các đãi ngộ đặc thù dành cho Hàn Quốc; chẳng hạn, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên “hưởng thụ” phương pháp điều trị “nhanh chóng” của ĐCSTQ trong thời kỳ dịch bệnh.

Các tài liệu nội bộ của ĐCSTQ mà Epoch Times có được cho thấy, nhiều chính quyền địa phương của ĐCSTQ đã ra lệnh mua sắm các vật liệu bảo hộ từ Hàn Quốc ngay khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát.

Cho đến hiện nay, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất, và nguồn nhập khẩu lớn nhất của Hàn Quốc.

Nhà bình luận chính trị Lam Thuật phân tích rằng, việc Hàn Quốc thân thiết với ĐCSTQ rõ ràng là kết quả của ngoại giao “rải tiền” của ĐCSTQ.

Nhà bình luận chính trị Lam Thuật nói: “Hàn Quốc là quốc gia  mà [chủ tịch Trung Quốc] Tập Cận Bình sau khi nhậm chức đã tận lực lôi kéo. Sau khi Tập Cận Bình nhậm chức, vẫn còn chưa đi Triều Tiên. Năm 2014, ông ta đến Hàn Quốc trước tiên. Ông ta chính là muốn ở phương diện kinh tế mà lôi kéo Hàn Quốc. Thế đấy, Tập Cận Bình đi đến đâu, ông ta chính là ký hợp đồng, rải tiền, sau đó, đem số tiền mồ hôi nước mắt của người dân Trung Quốc cho các quốc gia khác”.

Khi cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nhậm chức vào năm 2012, bà đã tập trung phát triển quan hệ với ĐCSTQ. Tuy nhiên, kể từ năm 2016, sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên, Hàn Quốc đã quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ để ngăn chặn các cuộc tấn công của Triều Tiên. ĐCSTQ coi THAAD là mối đe dọa nên đã có mâu thuẫn với Hàn Quốc. Tháng 3/2017, sau khi bà Park Geun-hye bị luận tội và từ chức, ông Moon Jae-in đã lên thay.

gettyimages-504728130
ĐCSTQ coi THAAD là mối đe dọa nên đã có mâu thuẫn với Hàn Quốc. Tháng 3/2017, sau khi bà Park Geun-hye bị luận tội và từ chức, ông Moon Jae-in đã lên thay. (Ảnh: Time Magazine)

Các tài liệu nội bộ do Epoch Times thu được cho thấy sau khi Moon Jae-in lên nắm quyền, ông đã đề ra chính sách kinh tế ủng hộ ĐCSTQ.

Vào tháng 11 cùng năm, về vấn đề THAAD, Moon Jae-in đảm bảo với ĐCSTQ rằng ông sẽ không tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ; không phát triển liên minh quân sự ba bên giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản; và hạn chế sử dụng THAAD.

Vào tháng 12 năm đó, trong chuyến thăm Trung Quốc của Moon Jae-in, ông Tập Cận Bình cũng đã phê duyệt thành lập khu công nghiệp Trung – Hàn tại thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô, thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông và khu phát triển Saemangeum của Hàn Quốc.

Nhà bình luận chính trị thời sự Hình Thiên Hành cho rằng: “Xét trên lợi ích kinh tế thị trường to lớn của Hàn Quốc và Trung Quốc, cũng như quan hệ thương mại, thì lợi nhuận thu được là rất lớn. Vì vậy, nói cách khác, chính phủ Hàn Quốc Moon Jae-in, những gì ông ta đại diện phải là lợi ích của một bộ phận đáng kể trong nhóm lợi ích. Với quan hệ lợi ích kinh tế to lớn như vậy, họ không dám đắc tội với ĐCSTQ”.

Theo công văn do Giám đốc Cơ quan Phát triển Saemangeum cấp cho chính quyền địa phương của ĐCSTQ được Epoch Times thu được cho thấy: Sau khi chính phủ Moon Jae-in lên nắm quyền, ông ta đã có kế hoạch tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại với Trung Quốc và xây dựng Saemangeum trở thành “đầu mối kinh tế then chốt của Đông Bắc Á” để hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Khu phát triển Saemangeum nằm trên bờ biển Jeollabuk-do thuộc bờ biển phía Tây của Hàn Quốc, là một trong những dự án khai hoang và phát triển đất đai được chính phủ Hàn Quốc thúc đẩy mạnh mẽ từ cấp quốc gia.

Vào tháng 9/2017, thư mời do Khu phát triển Saemangeum gửi tới Thị trưởng thành phố Yên Đài, Thị trưởng thành phố Diêm Thành và Thị trưởng thành phố Huệ Châu của ĐCSTQ cho thấy Văn phòng phát triển Saemangeum đã mời họ tham dự cuộc họp thượng đỉnh của Khu hợp tác công nghiệp Trung – Hàn.

Tuy nhiên, sự đáp lại của ĐCSTQ lại không hề nhiệt tình chút nào. Sau khi nhận được thư mời của Hàn Quốc, sở ngoại vụ Huệ Châu đã gửi thư tới chính quyền thành phố, đề nghị chính quyền không tổ chức phái đoàn tham gia hội nghị này, đồng thời khiêm tốn xử lý các hoạt động trao đổi chính thức của các đảng viên và quan chức của hai nước. Văn phòng Đối ngoại Yên Đài và Diêm Thành cũng đưa ra kiến nghị tương tự.

Nhưng điều kỳ lạ là, một mặt Sở Ngoại vụ Huệ Châu hạ nhiệt các cuộc trao đổi chính thức, cự tuyệt lời mời từ chính phủ Hàn Quốc, mặt khác, tích cực thực hiện các cuộc “trao đổi phi chính phủ” với Hàn Quốc.

Vào tháng 4 cùng năm, Sở Ngoại vụ Huệ Châu đã gửi một bức thư đến chính quyền thành phố yêu cầu chỉ đạo nhân sự đến thành phố Seongnam, Hàn Quốc để thực hiện các hoạt động giao lưu thành phố kết nghĩa. Trong “Mô tả liên quan” nói rằng, Sở này đã gửi lời mời tới “Văn phòng Ngoại vụ tỉnh, và sau đó Văn phòng Ngoại vụ tỉnh sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao”, và phản hồi nhận được là “Bộ Ngoại giao và Văn phòng Ngoại vụ tỉnh ủng hộ hoạt động này và khuyến khích thúc đẩy hợp tác ngành nghề và trao đổi phi chính phủ”.

Nhà bình luận chính trị thời sự Lý Lâm Nhất tin rằng, thái độ không rõ ràng của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đối với Hàn Quốc cho thấy chiến lược của ĐCSTQ đối với Hàn Quốc chính là “lạt mềm buộc chặt”.

Ông nói thêm rằng, sự thật là ĐCSTQ rất muốn thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc, nhất là trong bối cảnh cả thế giới đều xem ĐCSTQ như thù địch; nhưng mà sự kiện THAAD vẫn chưa hoàn toàn cho qua, cho nên trước sức ép của chủ nghĩa dân tộc trong nước, ĐCSTQ cũng không dám đi quá xa, cho nên đã lựa chọn sách lược hạ nhiệt trong quan hệ với chính phủ và tăng nhiệt đối với các hoạt động phi chính phủ. Mặt khác, thông qua việc thờ ơ với chính phủ Hàn Quốc để thể hiện sự bất mãn với việc Hàn Quốc đưa vào áp dụng hệ thống THAAD, đồng thời lại sử dụng các trao đổi phi chính phủ và lợi ích kinh tế để gia tăng sự cám dỗ đối với Hàn Quốc. Mà những lời nói cùng việc làm ủng hộ cộng sản của chính phủ Hàn Quốc trong những năm gần đây cho thấy, ĐCSTQ đã tăng cường sự thâm nhập và ảnh hưởng của nó ở Hàn Quốc thông qua loại chiến thuật “lạt mềm buộc chặt” này.

Lương Phong

Theo cn.ntdtv.com

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 26 Tháng Mười 20205:35 SA
Khách
Chính sách xé lẻ kiếm lời của Moon Jae-in là học theo sách của Duterte Phi luật Tân khi tình hình Trung Cộng đang bị bao vây tứ bề. Kể hoạch vuốt ve thân cận Trung Cộng của Nam Hàn để được xây dựng những cơ sở kinh doanh thế chỗ những công ty của Nhật và Mỹ đang rút ra khỏi Trung Quốc theo áp lực của Chính quyền Trump, và đây là nước cờ liều lĩnh của tổng thống Năm Hàn khi ông dự tính: phe dân chủ (Biden -Kamala ) mà thắng cử thì mọi sự bành trướng của Trung Cộng phát triển trở lại như cũ, thì thị trường kinh tế Nam Hàn ở thể thượng phong, còn nếu Trump thắng thì cùng lắm Moon Jae-in sẽ lại bắt chước Phi luật Tân làm hòa với Mỹ và dùng lực lượng Mỹ đóng quân ở vùng Phi quân sự sát Bàn Môn Điếm và hệ thống phòng thủ THAAD làm cớ thương lượng tái liên kết với Mỹ. Tuy nhiên Nam Hàn có thể không đo lường việc Mỹ có thể giận dữ, rút quân ra khỏi Nam Hàn đưa sang Đài Loan cùng với hệ thống THAAD khi đã tạo tư thế cho Đài Loan Dân Chủ tuyên bố độc lập để lấy lại ngôi vị Ủy Ban Thường Trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc như trước 1971( Sẽ loại Trung Cộng vì lãnh đạo là đảng cộng sản chứ không phải chính phủ dân bầu), để bỏ rơi mặc Nam Hàn phòng chống Bắc Hàn, như đã bỏ Miền Nam VN thời 1975 thì khốn nạn cho Nam Hàn.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn