Hơn cả Covid-19, ‘virus tư tưởng’ đang xói mòn nền tảng tự do cốt lõi của nước Mỹ

Thứ Ba, 06 Tháng Mười 20208:00 SA(Xem: 4575)
Hơn cả Covid-19, ‘virus tư tưởng’ đang xói mòn nền tảng tự do cốt lõi của nước Mỹ

Virus tư tưởng còn đáng sợ hơn cả virus dịch bệnh…

Vào ngày 29/9, một tờ rơi tiếng Trung của Sở Y tế thành phố New York được lan truyền trên Internet có nội dung “Bệnh đường hô hấp do virus corona mới của Trung Quốc gây ra”, khiến một số người Trung Quốc phản kháng rằng, “dùng thuật ngữ “virus corona của Trung Quốc” là đang chống lại người châu Á”, yêu cầu thị trưởng thành phố phải xin lỗi. Cách đây không lâu, một giáo sư tại Đại học Syracuse ở bang New York đã bị nhà trường đình chỉ công tác điều tra vì gọi loại virus Corona mới là “virus Đảng Cộng sản Trung Quốc” (virus ĐCSTQ). 

Theo nội dung lan truyền trên Twitter, tờ rơi tiếng Trung của Sở Y tế thành phố New York đã được phát ở Flushing nhằm giáo dục công chúng về Covid-19. Nội dung của tờ rơi được bắt đầu với “một căn bệnh về đường hô hấp do một loại virus Corona chủng mới bùng phát ở ổ dịch Vũ Hán, Trung Quốc”, và kết thúc bằng “123 những lưu ý dành cho du khách trước khi đến Vũ Hán”.

Dưới ảnh hưởng của chiến dịch tuyên truyền của truyền thông đại lục, nCoV bắt nguồn từ Vũ Hán, nhưng sau đó phao tin đồn là bắt nguồn từ hải ngoại, ví như từ Nhật, Mỹ, Ý,… Lấy ví dụ, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hồi tháng 3 từng tuyên bố dõng dạc trên Twitter rằng virus này có thể là do quân đội Mỹ mang đến Vũ Hán.

Người đăng tải tờ rơi nói rằng, anh ta không thể tin vào mắt mình, sau khi tin tức được lan truyền, một người khác đã chia sẻ lại bài đăng kèm dòng chữ: “Đây chính là thêm một đòn nữa giáng vào cộng đồng người Hoa của Thị trưởng De Blasio. Thị trưởng và giám đốc y tế phải xin lỗi cộng đồng người Hoa. Bởi vì họ sử dụng ngôn luận kiểu này để chống lại người châu Á, họ đã gây ra một cuộc tấn công hận thù và đau đớn đối với cộng đồng của chúng tôi”.

Cục Y tế thành phố đã nhanh chóng phản hồi và trả lời trên Twitter vài giờ sau đó: “Tờ quảng cáo được sản xuất vào hồi tháng Giêng năm nay, khi họ biết về đợt bùng phát dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, Trung Quốc. Vui lòng vứt bỏ phiên bản (cũ) này và kiểm tra thông tin cập nhật trên trang web của Cục Y tế”.

Cơn bão chống phân biệt đối xử tại đại học Syracuse

Vào cuối tháng 8, một bức ảnh được đăng trên tài khoản mạng xã hội của Syracuse University News cho thấy, Jon Zubieta, giáo sư Khoa Hóa học tại đại học Syracuse, đã gọi loại virus Corona chủng mới là “Cúm Vũ Hán” và “Virus Trung Cộng” (virus ĐCSTQ) trong một dự án “Yêu cầu Phòng chống Đại dịch”. Sau đó, nhà trường cho biết, ông bị đình chỉ giảng dạy vì “đã sử dụng ngôn luận có tính xúc phạm và làm tổn thương học sinh Trung Quốc”.

Lưu Thiên Vũ, một nghiên cứu sinh Trung Quốc tại Đại học Buffalo đã viết một bức thư ngỏ vào ngày 14/9 trên Tạp chí của Trường đại học Buffalo với nội dung: “Quyết định của Đại học Syracuse là không hợp lý, tôi thậm chí không nghĩ rằng giáo sư đã làm gì sai”. Anh cho rằng đây là một vấn đề đáng bàn luận!

Trong bức thư, Lưu Thiên Vũ đưa ra ba lý do. 

Thứ nhất, khi bệnh dịch bùng phát ở Vũ Hán vào tháng hồi 1/2020, người ở Trung Quốc đại lục cũng dùng thuật ngữ “Cúm Vũ Hán”, khi đó, không ai cảm thấy tức giận. 

Thứ hai, nguyên nhân khiến ĐCSTQ cấm mọi người sử dụng thuật ngữ này sau đó, chính là để che đậy nguồn gốc của dịch bệnh vốn khởi phát ở chính Trung Quốc. Dịch bệnh lần này vừa hay đã phơi bày các vấn đề của chế độ độc tài ĐCSTQ, những cụm từ “Cúm Vũ Hán” và “Virus ĐCSTQ” có thể khiến mọi người dễ dàng hiểu rõ những tệ hại của hệ thống ĐCSTQ. 

Thứ ba, những gì giáo sư nói không liên quan gì đến kỳ thị chủng tộc.

Các sinh viên nói rằng, họ ủng hộ phong trào BLM, nhưng tin rằng, việc gọi “virus ĐCSTQ” không có nghĩa là phân biệt chủng tộc. Mà nó chính là vạch trần các vấn đề của hệ thống ĐCSTQ, đồng thời thúc đẩy mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về chế độ độc tài này.

Lưu Thiên Vũ cho rằng, tự do ngôn luận không chỉ là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ, mà còn là nền tảng của một khuôn viên trường đa nguyên hóa.

Do vậy, quyền lợi của giáo sư cũng cần được bảo vệ và đại học Syracuse nên hủy bỏ hình phạt đã áp dụng đối với giáo sư. Lo sợ xúc phạm ĐCSTQ hoặc sinh viên Trung Quốc và phá hoại quyền tự do ngôn luận trong các trường học của Mỹ là một sự xoa dịu, nhân nhượng và dung túng cho một chế độ độc tài.

Tuy nhiên, trong thâm tâm của một bộ phận sinh viên Trung Quốc đã cảm thấy “bị xúc phạm”, ngay cả việc đình chỉ giảng dạy cũng chưa đủ để cấu thành hình phạt. Họ nhấn mạnh trong lá thư gửi trường Syracuse rằng, giáo sư nên bị sa thải.

Nhưng, điều khiến người khác phải tò mò là ông Lưu Chiêm Giang, phó hiệu trưởng tạm thời gốc Hoa của đại học Syracuse, người đã công khai lên án “sự phân biệt chủng tộc” của giáo sư Zubieta và đưa ra quyết định kỷ luật với ông ấy, đã tham dự sâu vào giới khoa học của Trung Quốc. Trang web chính thức của đại học Syracuse cho thấy, ông Lưu đồng thời đảm nhiệm nhiều chức vụ trong các trường đại học và viện nghiên cứu tại Trung Quốc.

Về việc bản thân giáo sư bị phạt, giáo sư Zubieta đã đưa ra tuyên bố vào ngày 22/9 tại tổ chức phi lợi nhuận “Education Personal Rights Foundation” (Tổ chức giáo dục quyền lợi cá nhân – FIRE) rằng, ý định của ông chỉ là “chế giễu lối văn hóa đúng đắn chính trị, không phải nhắm vào người Trung Quốc hay lịch sử cũng như truyền thống vĩ đại của họ”; “Trường đại học đã đình chỉ công việc của tôi, dường như trên thực tế, họ đang ủng hộ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc , điều này quả thực đáng quan ngại sâu sắc”.

FIRE đã gửi một lá thư tới đại học Syracuse để nhắc nhở ban giám hiệu của trường rằng, mặc dù các trường đại học tư không phải tuân theo “Tu chính án thứ nhất Hiến Pháp Hoa Kỳ”, nhưng các trường đại học nên tuân thủ các cam kết của họ để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do học thuật.

Bức thư của FIRE cũng chỉ ra rằng, ngôn luận của giáo sư Zubieta không phải là “quấy rối việc phân biệt đối xử”, hơn nữa giáo sư có quyền thảo luận về các chủ đề gây tranh cãi. Cách làm của đại học Syracuse đã thiết lập một “hệ thống kiểm duyệt” cho giáo dục đại học Hoa Kỳ.

Phong trào đúng đắn chính trị chống phân biệt đối xử

Hiện nay ở Hoa Kỳ, nguyên tắc đúng đắn chính trị chống phân biệt đối xử (kỳ thị) mặc dù không phải là luật pháp, nhưng phạm vi “quản hạt” của nó đã vượt qua luật pháp. 

Ông Thái Khả Phong, hội trưởng hội cây bút Trung Quốc ở New York, đồng thời là người soạn thảo “Tạp chí Mở” (Open Magazine) bày tỏ, ông và những người bạn thường nói về vấn đề này, cho rằng làn sóng chống phân biệt đối xử ẩn đằng sau đúng đắn chính trị hiện nay có nhiều điểm tương đồng với thời Cách mạng Văn hóa, tất nhiên là không hoàn toàn giống nhau. 

Ví dụ, khi Thái Khả Phong học đại học ở Trung Quốc vào thế kỷ trước, nông dân nghèo và trung bình, chỉ cần dựa trên lập trường chính trị của mình, liền có thể được tiến cử vào thẳng trường đại học mà không cần thi cử, từ bỏ nguyên tắc cơ bản “tuyển chọn những người ưu tú”, những học sinh này nền tảng kém cỏi, có người liên tục ở lại lớp hai năm, khi bị nhà trường khai trừ lại lớn tiếng hô “bị phân biệt đối xử”.

Ông Thái nói rằng “phân biệt chủng tộc” ở Hoa Kỳ hiện đã trở thành một câu nói quyền lực, sự đánh giá chỉ dựa trên màu da, khiến nó trở thành một đặc thù. Tư duy đằng sau nó, giống như thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, chính là chọn ra một nhóm người trong xã hội để tạo ra mâu thuẫn và chia rẽ. Ông bày tỏ: “Người Mỹ cho rằng, virus tư tưởng còn khủng khiếp hơn cả virus của dịch bệnh”.

Nói cách khác, ghét bỏ hoặc phân biệt đối xử với một người dựa trên màu da của họ là định nghĩa truyền thống của sự phân biệt chủng tộc. Nhưng bầu không khí xã hội hiện nay chính là, trong vấn đề phân biệt chủng tộc, liên tục sử dụng lá bài màu da để phán xét người khác, tách biệt người khác, dường như khi nhấn mạnh màu da của bản thân, thì không được xem là phân biệt chủng tộc vậy.

Ông Thái Khả Phong nói rằng, thậm chí có người còn kêu gọi “người da màu đoàn kết chống lại người da trắng”, như thể để chống lại nạn phân biệt chủng tộc, mọi người phải thành lập liên minh với “Black Lives Matter ” (BLM) và coi người da trắng là “kẻ áp bức trong lịch sử”. Ông cho rằng, điều này cũng liên quan đến việc nhồi sọ tư tưởng lâu dài trong giới học thuật, khiến cho nhiều người lương thiện bị mê hoặc. Mà ĐCSTQ thành thạo nhất là thông qua đấu tranh mâu thuẫn giữa các phe đối lập để đạt được mục đích của nó.

Nói đến đây, ông Thái lại nhớ đến thời kỳ vào nửa thế kỷ trước, cũng có một nhóm người được gọi là “Hắc ngũ loại” (Five Black Categories), bao gồm: địa chủ, phú nông, phần tử phản cách mạng, phần tử xấu, phe cánh hữu – ĐCSTQ quy kết nhóm người này là kẻ thù giai cấp của ĐCSTQ.

Khi đó, tại huyện Đại Hưng, ngoại ô Bắc Kinh, để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và vì cái gọi là “sự trong sạch” của thủ đô, các thành viên trong gia đình của “Hắc ngũ loại” từ người già đến trẻ nhỏ đều bị đuổi khỏi Bắc Kinh hoặc bị giết một cách tàn nhẫn. Sau đó, “tin vui” được báo lên Bắc Kinh rằng đã thành công xây dựng Bắc Kinh thành cái gọi là “Thành phố pha lê”.

Nửa thế kỷ sau, một cảnh tượng thay hình đổi dạng tương tự lại tái diễn, những hộ gia đình có thu nhập thấp ở huyện Đại Hưng trở thành tầng lớp “thấp kém”, theo quan niệm trước đây, họ là phần tử giai cấp vô sản và bị đuổi khỏi Bắc Kinh. Cái chủ nghĩa mà ĐCSTQ theo đuổi chính là hoang đường như vậy.

Ông Thái Khả Phong nói rằng, trong những năm đầu, địa vị chính trị của người Hoa tại Hoa Kỳ từ sớm đã vượt qua rào cản của bóng đen bài xích người Hoa trong luật pháp, và đã đứng vững thông qua việc tham gia Đại Thế chiến lần thứ Nhất và Đại Thế chiến lần thứ Hai, tích cực tham gia vào cuộc chiến chống phát xít của Mỹ và sát cánh cùng nước Mỹ.

Năm đó, Trung Hoa Dân Quốc cùng Hoa Kỳ thành lập Liên minh chống phát xít và trở thành quốc gia chiến thắng sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, lọt vào top 5 cường quốc, địa vị của người Hoa cũng tăng lên nhanh chóng. Nếu không có ĐCSTQ, đất nước Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia lớn mạnh nhất thế giới.

Ông Thái Khả Phong cuối cùng nói rằng, ngày nay người Trung Quốc phải cẩn thận để không bị lôi kéo vào sự thù hận phân biệt chủng tộc dưới sự kích động của ĐCSTQ, cần phải hiểu rõ sự việc và suy nghĩ nhiều hơn.

Về tình hình hỗn loạn tại đại học Syracuse, ông cho rằng, “Giáo sư Zubieta không sai chút nào khi gọi đó là ‘virus Trung Cộng’. Cúm Tây Ban Nha, bệnh sởi Đức, cũng là lấy địa danh nơi khởi nguồn của dịch bệnh để đặt tên. Bây giờ cũng vậy, dịch bệnh xuất phát từ phòng thí nghiệm của ĐCSTQ, không phải Trung Quốc, việc gọi là virus Trung Cộng, chính xác hơn là để phân biệt người dân Trung Quốc với ĐCSTQ, không hề có yếu tố phân biệt chủng tộc”.

“Rõ ràng không phải vì đất nước Trung Quốc hay vì người dân Trung Quốc mà chúng ta phải đối phó với đại dịch toàn cầu như hiện nay“, ông Robert Spalding, cựu giám đốc chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng đã nói rong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times. “Mà đó là vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”, ông khẳng định.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn