BẮC KINH ‘TỨ BỀ THỌ ĐỊCH’

Thứ Tư, 22 Tháng Bảy 20202:00 SA(Xem: 3029)
BẮC KINH ‘TỨ BỀ THỌ ĐỊCH’
109304594_2676472549241009_6134937470636102202_n
 
Nguyễn Ngọc Dương

BẮC KINH ‘TỨ BỀ THỌ ĐỊCH’

Mấy năm nay, nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) xem ra ngày càng có nhiều kẻ thù do chính mình tạo ra.

Mở đầu là CUỘC THƯƠNG CHIẾN MỸ - TRUNG. Từ tháng 3/2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ‘khai chiến’ cuộc chiến này, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ… Cuộc chiến gây cho TQ xiêu điêu, đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Đang phải đối phó với những đòn bất ngờ của Mỹ trong cuộc chiến thương mại thì cuối năm 2019 xảy ra đại dịch Corona virus Vũ Hán. Dư luận quốc tế cho rằng chính Bắc Kinh đã chủ động phát tán dịch này ra thế giới như một thứ vũ khí sinh học nhằm đánh sập các nền kinh tế mạnh để leo lên ngôi bá chủ hoàn cầu. Mặc dù cả thế giới bị liêu xiêu do đại dịch, nhưng chính TQ cũng phải trả một giá đắt về nhiều mặt…

Trong khi đại dịch vẫn chưa có chiều hướng giảm thì Trời ‘ra tay’ trừng trị TQ bằng nhiều trận mưa đá, động đất, đặc biệt là lũ lụt nghiêm trọng, đe dọa vỡ đập Tam Hiệp, được cho là lớn nhất thế giới, “niềm tự hào chinh phục thiên nhiên” của Bắc Kinh. Theo báo chí TQ, những thiên tai đang diễn ra ở TQ tính đến 19/7 ảnh hưởng hơn 40 triệu dân, thiệt hại kinh tế hơn 12 tỉ usd, tàn phá đất nước TQ có thể nói chưa từng thấy...

TQ đại lục có diện tích lớn thứ tư thế giới (hơn 9 triệu km²), được thiên nhiên ưu đãi, nhưng Bắc Kinh vẫn hung hăng tranh chấp biên giới từng tấc đất với nhiều quốc gia láng giềng.

TRANH CHẤP VỚI NE PAN: Gần đây TQ tuyên bố trên Twiter rằng, toàn bộ đỉnh Everet thuộc TQ chứ không phải của Nepan, khiến người dân Nepan phẫn nộ. TQ tuyên bố chủ quyền từ hồi chiến tranh TQ – Nepan (1788 – 1792), cho rằng các khu vực này là một phần thuộc Tây Tạng của TQ. Các nghị sĩ Nepan cáo buộc TQ đã lấn chiếm 64 ha ở một số quận của nước này và cho biết 198 cột trụ dọc biên giới dài 1414,88 km giữa TQ - Nepan đã biến mất.

TRANH CHẤP VÀ ĐÈ NÉN BUTAN: Vào tháng 7/2017, các quan chức cấp cao của Butan đã lên tiếng chống lại việc TQ xâm lấn dọc biên giới của hai nước… Các cuộc tuần tra của TQ đã cản trở những người chăn thả ở Butan tiếp cận các vùng đất đồng cỏ nằm trong lãnh thổ của họ. Mới nhất ngày 7/7 Bắc Kinh bất ngờ tuyên bố chủ quyền đối với Khu Bảo tồn đời sống hoang dã nằm ở phía Đông Butan. Butan đã phản ứng mạnh mẽ với tuyên bố Khu bảo tồn là lãnh thổ không thể tách rời và thuộc chủ quyền Butan…

TRANH CHẤP VỚI NHẬT BẢN: là một nhóm các hòn đảo không có người ở nằm ở biển Hoa Đông và được Nhật Bản gọi là quần đảo Senkacu, TQ gọi là quần đảo Điếu Ngư. Nhóm các đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản từ những năm 1890. Năm 1970, khi thông tin về việc quần đảo này có dầu, thì TQ bắt đầu thực thi yêu sách đối với các đảo. Nhật Bản và Hoa kỳ đã phủ nhận các yêu sách đó, nhưng do tuyên truyền, TQ đã biến quần đảo này thành lãnh thổ tranh chấp. Từ 2013 TQ đã đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Hiện tại quan hệ Trung - Nhật quanh nhóm đảo đang nóng trở lại khi TQ liên tục điều tàu tuần tra hiện diện với thời gian dài nhất từ trước đến nay.

VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN: TQ coi Đài loan là lãnh thổ của mình nên xem tất cả các lãnh thổ của Đài Loan quản lý hay tuyên bố chủ quyền là của mình. Bắc Kinh gần đây đang gia tăng áp lực với Đài Bắc, đe dọa quốc đảo sẽ phải trả giá nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai. Quân đội TQ nhiều lần diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan. Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn từng nhiều lần khẳng định: Phát triển công nghệ quân sự là ưu tiên hàng đầu của quốc đảo nhằm đối phó mối đe dọa đến từ TQ. Đài Bắc đã mua sắm nhiều vũ khí tên lửa mới hiện đại của Mỹ để chống lại Bắc Kinh.

TRANH CHẤP BÃI CẠN VỚI PHILIPINES: Đó là tranh chấp bãi cạn Scarborough. Bùng lên từ năm 1997 và lên đến đỉnh điểm vào tháng 4/2012. Cuối cùng TQ ngang nhiên kiểm soát khu vực này. Sau đó Philipines đã kiện TQ lên tòa QT, và 12/7/2016, Hội đồng trọng tài phán quyết Philipines thắng kiện, nhưng TQ không chấp nhận phán quyết.

TRANH CHẤP BIÊN GIỚI TRUNG – NGA vẫn chưa dừng lại. Mặc dù đã ký một số thỏa thuận, nhưng TQ vẫn đơn phương tuyên bố chủ quyền 160.000 km² đối với Nga. Người TQ bắt đầu đổ đến vùng viễn Đông dọc sông Hắc Long Giang để canh tác kể từ khi Liên Xô tan rã 1991, khiến người Nga lo ngại. Những dòng người di cư ồ ạt thiếu kiểm soát đã làm dấy lên nhiều phong trào phản đối…

VẤN ĐỀ VỚI VIỆT NAM: TQ chiếm đóng trái phép các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền VN ở Biển Đông. Năm 1956, TQ dùng vũ lực chiếm một số đảo phía Đông QĐ Hoàng Sa của VN. Đến 1974, Bắc Kinh tiếp tục dùng vũ lực chiếm các đảo còn lại thuộc của Hoàng Sa. Từ đó TQ vẫn tìm nhiều cách để đòi yêu sách với nhiều vùng biển ở quần đảo Trường Sa của VN.

Và cuối cùng là TQ đưa các tàu Hài Giám, Hải Cảnh, Hải Dương tới gần cuối biển Đông cách TQ tới khoảng 2000 km, bám theo tàu khoan dầu của Malaixia để biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp trong cái lưỡi bò 9 đoạn phi lý.

Mới đây, ngày 13/7/2020, Đài BBC bình luận rằng: “Danh sách đối đầu với TQ ngày càng tăng”

“Bắc Kinh đang phải ‘dập tắt lửa’ trên nhiều mặt trận. Cuộc đối đầu kéo dài của nó với Hoa Kỳ cho thấy không có dấu hiệu kết thúc. Khuynh hướng chống TQ vẫn là một chủ đề của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Hoa Kỳ đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ liên quan đến việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương. Ngoại trưởng TQ Vương Nghị, nói về “những thách thức nghiêm trọng nhất trong 40 năm quan hệ ngoại giao”…

Còn có cuộc đối đầu giữa TQ với Úc, bắt đầu khi Canberra kêu gọi nên có cuộc điều tra quốc tế về việc xử lý đại dịch virus corona của Bắc Kinh… Hiện tại, Canberra đang nới lỏng các quy tắc nhập cư cho những người muốn rời khỏi Hong Kong, đồng thời đình chỉ luật dẫn độ với thuộc địa cũ của Anh. Úc cũng đã quyết định tăng 40% chi tiêu quốc phòng để chống lại những gì xem là mối đe dọa ngày càng tăng từ TQ ở Ấn Độ -Thái Bình Dương.

New Zealand cũng đang xét lại mối quan hệ của mình với Hong Kong vì luật an ninh mới, bao gồm các thỏa thuận dẫn độ và tư vấn du lịch.

Quan hệ của TQ với Canada vẫn ở trong tình trạng đóng băng sâu, lại cũng vì Huawei. Vào tháng 12/2018, chính quyền Canada bắt giữ Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của công ty này, theo yêu cầu của Hoa Kỳ, về những cáo buộc đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Trong vài tuần sau đó, hai người Canada đã bị bắt ở TQ và bị giam giữ trong động tác được coi là “ngoại giao con tin”. Canada đang hạn chế xuất khẩu quân sự sang Hong Kong vì luật an ninh mới và cũng đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ…

Những điều này chưa đủ các vấn đề ngoại giao toàn cầu mà Bắc Kinh đang phải đối phó, đừng quên cuộc đụng độ biên giới nghiêm trọng đầu tiên giữa TQ và Ấn Độ trong nhiều thập niên. Và tất nhiên, còn những căng thẳng tiếp diễn với các nước xung quanh Biển Đông khi Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực…”

Xuất phát từ chủ nghĩa ‘bá quyền đại hán', bành trướng, tham vọng, độc tài, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã ngày càng tạo ra cho mình nhiều kẻ thù trên toàn thế giới, kể cả người dân trong nước và “Mẹ Thiên nhiên”.

Một chế độ như thế, chắc chắn sẽ không yên ổn và bền vững.

(Bài tham khảo nhiều tài liệu trên internet.
Ảnh minh họa: trong bài “Đối đầu Mỹ - Trung nóng lên từng ngày”
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: AFP)
https://dantri.com.vn/the-gioi/doi-dau-my-trung-nong-len-tung-ngay-20200719123400571.htm
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn