Boris Johnson: 'Đừng viết lại quá khứ' nước Anh bằng cách dỡ tượng ( Đừng xoá bỏ HNPĐ này bằng những trò hạ đẳng )

Thứ Hai, 15 Tháng Sáu 20204:46 SA(Xem: 13368)
Boris Johnson: 'Đừng viết lại quá khứ' nước Anh bằng cách dỡ tượng ( Đừng xoá bỏ HNPĐ này bằng những trò hạ đẳng )
bbc.com

Boris Johnson: 'Đừng viết lại quá khứ' nước Anh bằng cách dỡ tượng


People participating in a Black Lives Matter protest Bản quyền hình ảnh PA Media

Thủ tướng Boris Johnson kêu gọi giải quyết nạn phân biệt chủng tộc nhưng phản đối việc gỡ bỏ tượng đài ở Anh trong làn sóng biểu tình 'Black Lives Matter'.

Ông Boris Johnson lên tiếng rằng Anh Quốc “cần phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết nạn phân biệt chủng tộc”, và tuyên bố lập một ủy ban đánh giá mọi góc độ của sự bất công.


Viết bài trên trang Telegraph, ông Johnson nói “những ai quan tâm đến tình hình đất nước đều không thể coi nhẹ các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc sau vụ người Mỹ da đen George Floyd bị giết.

Dân biểu Quốc hội thuộc đảng Lao động Anh, ông David Lammy (người da đen), nói cần có hành động cụ thể chứ không phải là lúc mở thêm một ủy ban nữa.

Thủ tướng Johnson trong khi đó đã chính thức nói “cần để yên cho các công trình di sản của Anh Quốc”.

Ông không đồng ý với yêu sách mà một nhóm tại Anh nêu ra là hạ chừng 60 tượng đài “có liên quan đến chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc” trong quá khứ.

Danh sách gồm cả Đô đốc Horatio Nelson, tướng Robert Baden-Powell và tượng Mahatma Gandhi ở Leicester cũng bị đòi gỡ đi.

Kiến nghị trái ngược nhau của hai phái

Hiện đang có phong trào chống lại việc dỡ bỏ tượng đài ở Anh.

Hôm Chủ Nhật, nhiều người dân thành phố Leicester đã tụ tập trước tượng Gandhi để thể hiện tinh thần sẵn sàng bảo vệ công trình này.

Mahatma Gandhi statue Bản quyền hình ảnh Geograph
Image caption Tượng Mahatma Gandhi được đặt tại đường Belgrave Road ở Leicester vào năm 2009 với nguồn tài trợ từ một tổ chức thiện nguyện

Trước đó, một kiến nghị đòi dọn tượng Gandhi khỏi vị trí hiện nay đã thu hút trên 6000 chữ ký.

Kiến nghị này nói Gandhi là “kẻ phân biệt chủng tộc, phát-xít và kẻ chuyên tấn công tình dục”.

Được biết cộng đồng gốc Ấn tại Leicester nói họ kiên quyết bảo vệ tượng Gandhi.

Cựu dân biểu Quốc hội Keith Vaz, bản thân là người gốc Ấn, nói ông sẵn sàng đứng ra bảo vệ tượng Gandhi và tượng “sẽ đứng tại điểm hiện nay, không đi đâu hết”.

Ông ca ngợi Mahatma Gandhi là biểu tượng hòa bình, và “không bao giờ tin vào bạo lực, cũng như không bao giờ tin rằng tạo ra đám đông hung dữ là cách để dọn tượng”.

Câu nói của ông Vaz, cựu quan chức Bộ Nội vụ Anh, ám chỉ hành động đám đông ủng hộ người da đen đã kéo đổ tượng nhà buôn nô lệ Edward Colston, vứt xuống nước ở cảng Bristol gần đây.

Anti-racism protesters in Bristol pulled down a statue of slave trader Edward Colston Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Những người biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Bristol kéo đổ tượng nhà buôn nô lệ Edward Colston

Dân biểu đại diện cho hạt Leicester East, bà Claudia Webbe gọi kiến nghị đòi dọn tượng Gandhi là “cách gây đánh lạc hướng”.

Cùng thời gian, kiến nghị đòi bỏ tượng nhà sáng lập phong trào hướng đạo quốc tế, Robert Baden-Powell cũng gặp phải phản ứng mạnh.

Ngôi sao truyền hình Anh Bear Grylls nói rằng “cần thừa nhận có những yếu kém, sai lầm của ông Baden-Powell, nhưng cần nhìn nhận ông là một phần của lịch sử của chúng ta”.

“Lịch sử sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng ta không học được từ nó,” anh nói.

Một kiến nghị khác, được trên 40 nghìn chữ ký, yêu cầu chính quyền Bournemouth và Poole bảo vệ tượng ông Baden-Powell ở cảng Poole Harbour.

Những người chỉ trích ông, nói Robert Baden-Powell (1857-1941) nhà văn, trung tướng quân đội Anh ở châu Phi, đã “có quan hệ với Hitler” và “từng có quan điểm kỳ thị màu da”.

Hiện chính quyền địa phương tạm thời đóng hộp gỗ bao bọc tượng ông Baden-Powell ở Poole và một số dân địa phương đã có mặt để sẵn sàng bảo vệ pho tượng.

Nghị sĩ Tobias Ellwood của hạt Bournemouth East đã lên tiếng ủng hộ việc giữ tượng ông Baden-Powell tại chỗ.

Tại Scotland, phong trào vì quyền công bằng của người da đen cũng yêu cầu bỏ tượng Henry Dundas có từ 1823 ở thủ phủ Edinburgh.

Vì pho tượng đứng trên trụ rất cao (46 mét), họ chỉ phun được sơn vào bệ tượng, ghi tên người Mỹ George Floyd.

Ông Henry Dundas từng được cho là 'vua không ngai' của Scotland vì có thế lực lớn trong gia đoạn từ thế kỷ 18 sang 19.

Ông đề ra luật xóa bỏ chế độ nô lệ nhưng nói cần xóa dần dần và sau 15 năm luật mới có hiệu lực.

Chính quyền Edinburgh nay nói họ sẽ cho gắn thêm dòng chú thích về ông Dundas liên quan đến chế độ nô lệ nhưng vẫn giữ tượng tại đó.

Hôm cuối tuần qua, tại trung tâm London đã xảy ra xung đột giữa một số nhân vật thiên hữu đòi “bảo vệ tượng đài quốc gia” với cảnh sát và thành viên phong trào “Black Lives Matter”.

Trong cuộc “khẩu chiến vì tượng đài”, lãnh đạo của một tổ chức cực hữu tại Anh, Paul Golding lên án việc để tượng Nelson Mandela.

Ông này nói Mandela “là tên cộng sản khủng bố mà lại có tượng ở đây” và các thành viên của Liên đoàn Vệ quốc Anh (English Defense League) đã đánh nhau với cảnh sát ở quảng trường Nghị viện, London hôm thứ Bảy.

p08gyl19

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Tại khu vực này, cả ba tượng Winston Churchill, Nelson Mandela và Mahatma Gandhi đều được thành phố London cho bọc lại bằng hộp để bảo vệ.

Sang ngày Chủ Nhật 14/06 khi nhóm 'Black Lives Matter” bắt đầu biểu tình ở London thì đã có va chạm với phái cực hữu.

Chính quyền Anh đã lên án bạo lực trong các vụ này và thủ tướng Johnson gọi bạo lực của phe cực hữu là “hành vi côn đồ”.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 15 Tháng Sáu 20205:29 CH
Khách
Không có quá khứ thì không có hiện tại . Quá khứ là lịch sử. Lịch sử là bài học để dân tộc trưởng thành và phát triển. Sự phát triển đó phải là từ ý dân vì "ý dân là ý trời" ! Kẻ nào muốn xóa bỏ và không dám nhìn nhận chính sử, tạo dựng ngụy sử theo chủ trương "kẻ chiến thắng viết lịch sử (ngụy)", đó mới chính là NGỤY (giả trá). Bọn độc tài toàn trị CS khắp thế giới đều nhuộm não các thế hệ kế tục toàn bằng ngụy sử. Riêng ở VN có nhiều "anh hùng" có các cội nguồn bất minh như HCM, Lê văn Tám ,Đoàn văn Bơ, Huỳnh văn Bánh, "Ngào thị Đường", "Mặn thị Muối" ...cái lu -cái lon...gì gì đó , đều là quá khứ rởm của bọn ngụy tặc với cả một quá khứ cướp bóc muốn che đậy : cướp chính quyền , cướp ruộng đất -tài sản , cướp sinh mạng, cướp quyền sống của con người , cướp tự do...nói chung là cướp không chừa thứ gì ! Hạng Vũ đã "ngôn " rằng : " kẻ tiểu nhân sợ nhất ba điều : sợ gặp người cũ, sợ thấy cảnh cũ, sợ nói chuyện cũ " , vì mấy cái CŨ đó nó "bạch hóa " hết lai lịch, hành tung, quá khứ đầu trộm đuôi cướp- dốt nát thất học của kẻ tiểu nhân v.v...HCM khi làm chủ tịt có dám tiếp "chị ruột" hay về thăm quê cũ để gọi là "vinh quy bái tổ" theo truyền thống Á Đông không , hay lại sợ lòi ra cái bản mặt thằng Thiếu Tá Hồ Quang lạ hoắc của Tàu khựa ?!
Con người có các hành động khác nhau để phản đối hay chạy trốn hình ảnh của quá khứ : phản đối một hình tượng để tôn vinh " ngụy vĩ nhân" như Karl Max-Le Nin- Sadam Husein chẳng hạn ,phản đối tạo dựng hình tượng vĩ nhân có gương sống cao đẹp nhưng lối hành xử chung của chính quyền hay của xã hội lại quá tồi tệ như tin thời sự hiện nay ... ! Bọn thời cơ "chó ngáp phải ruồi" chính là bọn chạy trốn và chối bỏ quá khứ , bởi lẽ quá khứ chính là cơn ác mộng của chúng ! Ngòi bút kiểu như HNPĐ có sức công phá hơn bom đạn, cho nên đừng ngạc nhiên khi thỉnh thoảng bị "VC pháo kích" !...
Ở các nước tự do ,"Chín người ,mười một ý !", cơn say của các cuộc biểu tình sau khi bị "đầy hơi" bởi "giãn cách xã hội" và khi bị kích hoạt bởi "đám đông cuồng nộ" đã tạo ra các hổn loạn xã hội, cơn đại dịch cũng làm lộ ra các mặt yếu của các nước mạnh thí dụ như : quá tự tin , quá chủ quan, lợi dụng biến cố xã hội để đánh phá nhau vì tranh chấp quyền lợi , lạm dụng quyền tự do cá nhân một cách mù quáng...
Thứ Hai, 15 Tháng Sáu 20202:28 CH
Khách
Chuc Mung ! Chuc Mung ! da khoi phuc ao mao can dai nhu cu ! Cang danh pha,cang chung to HNPD co gia tri va cang co gia tri truyen thong thi lai cang bi bon cho danh pha.Chu ! ai khi khong danh pha nhung dua khong ra gi ?
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn