Vì đâu “kinh đô tửu sắc” Pompeii bị diệt vong chỉ trong một ngày?

Thứ Hai, 08 Tháng Sáu 20203:00 SA(Xem: 5137)
Vì đâu “kinh đô tửu sắc” Pompeii bị diệt vong chỉ trong một ngày?

Trưa ngày 24/08 năm 79 CN, một thảm họa núi lửa phun trào khủng khiếp đã diễn ra tại Pompeii. Chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã biến mất không dấu tích… Điều gì đã dẫn đến thảm kịch này?

Pompeii-Jupiter-Temple-with-Mt-Vesuvius
Thành phố cổ Pompeii sau khi được khai quật. (Ảnh: Everything Zany)

Ngày nay, khi rảo bước trong những đống hoang tàn, đổ nát của thành cổ Pompeii, nhiều người hẳn sẽ cảm thấy vô cùng băn khoăn. Vì sao thành phố xinh đẹp này phải hứng chịu thảm họa bất hạnh ấy? Vì sao những di chỉ còn sót lại của Pompeii mãi đến bây giờ mới được phát hiện sau gần 1.700 năm? 

Lịch sử một lần nữa để lộ cho con người thấy thảm họa của thành cổ Pompeii đúng vào lúc đạo đức nhân loại đang ngày càng trở nên tha hóa, bại hoại. Bài học ấy sau hàng nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị.

Khi chứng kiến tận mắt những di thể của nạn nhân vụ phun trào núi lửa đang co quắp, đông cứng đầy đau đớn trong lớp dung nham, con người hiện đại liệu có thấy được sự cảnh tỉnh của quá khứ?

Pompeii thành phố phồn hoa và giàu có

Pompeii được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 TCN, bởi người Oscan, một sắc dân sinh sống ở miền Trung nước Italia vào thời ấy. Thành phố là một hải cảng an toàn giao thương giữa La Mã với Hy Lạp. Trước Công Nguyên, Pompeii là một nước riêng biệt, có lúc độc lập, có khi là thuộc địa của La Mã. Là một thành phố ven biển, tắm trong sự ấm áp của ánh mặt trời, khí hậu dễ chịu, Pompeii sớm trở thành nơi sinh sống của những người La Mã giàu có và quyền quý.

Thành cổ Pompeii có diện tích 1,8km2. Tường thành ở Pompeii được xây dựng bằng đá, tường bao dài 4,8km và có 7 cửa thành với 14 lầu tháp hoành tráng, 4 con phố lớn rải đá cắt ngang, dọc tạo thành 9 khu vực. Mỗi khu vực đều có phố lớn nhỏ thông nhau, ở phố lớn còn lưu lại vết xe bằng sắt rất sâu trên mặt đường giống như xe ngựa vừa đi qua. Ở ngã tư các phố lớn đều có máy nước bằng đá cao gần 1m, dài khoảng 2m để cung cấp nước cho thị dân.

Hai bên đường là rất nhiều các quán rượu, kỹ viện, phòng tắm, xưởng chế tác vàng bạc, tiệm bánh, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng dầu ô liu, cửa hàng trứng cá muối, cửa hàng vải dệt, xưởng gốm,… Pompeii giàu có và phồn hoa, dường như không thiếu thứ gì.

Tắm được xem là một nét văn hóa đặc sắc của người Pompeii. Vì vậy, trong thành phố người ta xây dựng rất nhiều các nhà tắm có quy mô lớn. Hơn nữa, việc giao dịch bàn bạc làm ăn kinh doanh, trò chuyện, gặp gỡ bạn bè… hết thảy cũng đều diễn ra trong các phòng tắm.

0_f2b82_8fb08964_XL
Tái hiện kinh thành Pompeii, nơi sinh sống của những người La Mã giàu có và quyền quý. (Ảnh: Pinterest)

Các phòng tắm này được thiết kế rất tinh tế và đầy đủ, bao gồm phòng thay quần áo, phòng mát xa, phòng làm đẹp, phòng tắm nước lạnh, ấm và nóng không thua kém gì so với các phòng tắm hiện đại ngày nay. Ngoài ra còn thiết kế cả các bồn tắm riêng tư.

Người Pompeii còn xây dựng các đấu trường lớn. Đấu trường này được dùng làm sân thi đấu vật giữa người với người và người với dã thú.

Thành phố Pompeii ước tính có 20.000 dân, có đấu trường với sức chứa lên đến 12.000 người và kịch viện lớn với sức chứa 5000 người. Ngoài ra, ở nơi đây, các kỹ viện mọc lên san sát, giới quý tộc và thương nhân sống một cuộc sống xa hoa, đâu đâu trong thành cũng là các tụ điểm ăn chơi, hưởng lạc.

Sự diệt vong của Pompeii

Buổi trưa ngày 24/08 năm 79 CN, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía đông của miền Nam Italia phun trào, nham thạch phun lên trời, khói đen rợp trời dậy đất, tro bụi cuồn cuộn bao phủ, chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã biến mất không dấu tích…

Các thị trấn, vùng đất nông nghiệp của Pompeii đã từng rất nhộn nhịp nằm dưới chân núi Vesuvius, nhưng thật không may, thảm kịch đã xảy ra khi ngọn núi lửa Vesuvius phun trào và nhấn chìm toàn bộ thành phố trong tro tàn của dòng nham thạch cao hơn 6 mét.

61ab793946c81b15ae5d3d84c2696a72
Tranh sơn dầu: Núi lửa Pompeii phun trào. (Ảnh: DolceVita)

Thảm họa ập xuống quá nhanh và bất ngờ đã làm nhiều công trình xây dựng cùng với 16.000 cư dân bị chôn vùi vĩnh viễn. Do bị đông cứng bởi nham thạch đồng thời bị chôn vùi dưới lòng đất trong điều kiện thiếu không khí và độ ẩm, các di thể được bảo quản gần như nguyên vẹn theo thời gian.

Sau thảm họa kinh hoàng được ví như “Khúc dạo đầu của ngày tận thế” đó, những tàn tích về Pompeii đã bị lãng quên cho đến khi nó được khám phá bởi các nhà khảo cổ học vào năm 1738.

Ngày nay, thành phố này đã được con người khai quật hơn 2/3 diện tích và trở thành một trong những địa điểm du lịch phổ biến nhất ở Italia. Đồng thời, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục khám phá và lập danh mục các di tích về cư dân của thành Pompeii được bảo tồn.

Từ góc độ lịch sử xa xưa, thật dễ dàng để tách biệt thế giới hiện đại của chúng ta với những gì đã xảy ra ở Pompeii, nhưng cũng thật khó có thể tưởng tượng nếu một cái gì đó ngoài tầm kiểm soát xảy ra hôm nay. Vậy nên, chúng ta không thể không thương xót cho những linh hồn tội nghiệp kia – những người có thể đã không hề biết chuyện gì sẽ xảy ra cho đến khi đã quá muộn.

Người ta cũng tìm thấy dòng chữ mà có người trước khi chết đã dùng đá viết lên tường di ngôn vội vàng để cảnh tỉnh hậu thế “Tội ác dẫn đến diệt vong!”  Vậy tội ác nào đã dẫn đến sự diệt vong này?

Xã hội Pompeii dâm loạn trước ngày diệt vong

1280px-Karl_Brullov_-_The_Last_Day_of_Pompeii_-_Google_Art_Project
Diệt vong của Pompeii. (Ảnh: Wikipedia)

Rất nhiều người cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của Pompeii cũng là nguyên nhân khiến nhiều nền văn minh bị diệt vong chính là có quan hệ đến sự bại hoại về đạo đức.

Trên khắp các tường của nhà xưởng, cửa hàng, nhà nghỉ… của thành Pompeii đều đầy rẫy các loại bức bích họa rất khó coi, quan hệ tập thể loạn tính có thể thấy ở khắp nơi.

Pompeii có 20.000 nhân khẩu mà có tới 25 tòa kỹ viện lớn nhỏ khác nhau, toàn xã hội phóng túng dâm dục.

Nhà sử học cổ đại Mary Beard thuộc đại học Cambridge từng viết cuốn “Pompeii: The Life of a Roman Town”. Trong đó bà viết: “Trên các ô cửa, xưởng bánh, đường phố … đều dễ dàng có thể nhìn thấy hình ảnh các bộ phận sinh dục”. Đó là “biểu tượng của quyền lực, địa vị và may mắn”. Trong kỹ viện, nhà nghỉ, biệt thự, các bức họa, tác phẩm điêu khắc về tình dục không chỗ nào là không nhìn thấy. Các tác phẩm điêu khắc về cảnh giao hợp cũng được bày biện trong các công viên…

Năm 1819, quốc vương Napoli là Francis lúc cùng vợ tham quan bích họa ở Pompeii, cảm thấy xấu hổ không chấp nhận được, liền cho đóng cửa triển lãm.

Ngược đãi nô lệ mất nhân tính trong xã hội Pompeii

Ngược đãi nô lệ thảm hại vô nhân tính cũng là một tội ác lớn của Pompeii. Phần quan trọng nhất tạo nên sự giàu có của người Pompeii khi giao thương mậu dịch với bên ngoài không phải là hàng hóa, mà chính là nô lệ.

Trong các gia đình giàu có ở Pompeii, không chỉ là hết thảy việc trang trí nhà, may vá quần áo, ăn mặc đi lại… đều do người nô lệ làm mà họ còn phải tham gia vào các việc lao động nặng nhọc.

Trong các đấu trường, người nô lệ bị dã thú cắn xé thân xác nhưng người ta vẫn cứ hưng phấn hò hét và vui mừng thưởng thức.

Những người giàu thậm chí dùng nô lệ vừa bị giết để nuôi lươn biển, bởi vì họ cho rằng như thế mới cho mùi vị tươi ngon… Ở phương diện ăn của những người giàu có tại Pompeii thực sự đạt đến mức cực ác, cực phung phí.

Đấu trường – ‘con thú khát máu’ của Pompeii

123
Đấu trường – ‘con thú khát máu’ của Pompeii. (Ảnh: Wikimedia)

Đấu trường thành Pompeii là một trong những đấu trường lâu đời nhất trên thế giới. Nó có thể chứa đựng 12.000 người, mà lúc ấy tính cả nô lệ thì dân số Pompeii mới chỉ có 20.000 người. Với sức chứa lên đến hơn một nửa dân số, đủ thấy người dân Pompeii cuồng nhiệt với những cuộc đấu người – thú như thế nào.

Việc thi đấu trong đấu trường này cũng không phải là thi đấu về kỹ năng hay thể thao mà là một cuộc đấu đẫm máu “chưa chết chưa dừng”. Trong các “cuộc đấu” ấy là tiếng hú ghê rợn của thú vật và tiếng khóc thảm thiết của nô lệ.

Những cảnh tượng dữ tợn, thú vật đói xé xác những người nô lệ khốn khổ thường xuyên xảy ra trong các “cuộc đấu” này. Nhưng điều khiến người ta ghê rợn hơn chính là người Pompeii không một chút đồng cảm, thương xót mà thay vào đó là sự phấn khích điên cuồng.

Nhân họa dẫn tới thiên tai

pompeii
Vào thời điểm núi lửa Vesuvius phun trào, hàng ngàn người dân Pompeii cố gắng tháo chạy nhưng quá muộn. (Tranh: Mike Heath)

Người ta phát hiện 5.000 di thể người dân Pompeii chất thành gò, tầng tầng lớp lớp bị bụi thời gian làm cho đông cứng. Ngày 24/8/79 đã trở thành một ngày đáng nhớ khi trận thiên tai nghiêm trọng nhất lịch sử thế giới cổ đại đổ ập xuống nơi đây. Chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ, có ít nhất hơn 5.000 người dân thành Pompeii biến mất khỏi mặt đất khi núi lửa Vesuvius giận giữ điên cuồng.

Điều đáng nói là ngọn núi lửa đã ngủ yên suốt 800 năm, nằm cách Pompei khoảng 10km đột nhiên tỉnh dậy, phun trào vô cùng dữ dội. Đó không phải là chuyện ngẫu nhiên mà chính là quả báo khi người ta đã gây ra quá nhiều tội ác. Thần muốn dùng nó để thức tỉnh con người, làm bài học răn dạy người tương lai.

Từng đợt khói đặc cuồn cuộn, vô số nham thạch từ miệng núi lửa ùn ùn phun trào phát ra những tiếng nổ mãnh liệt giữa không trung. Chỉ trong nháy mắt, bầu trời trở nên mù mịt, mặt đất thì ầm ầm rung chuyển. Những dòng nham thạch phun trào và chảy xuống mặt đất, quét qua những con phố và khiến tất cả đông cứng thành đá.

Pompeii_Garden_of_the_Fugitives_02
“Garden of the Fugitives” (Vườn những người trốn chạy). Hình đổ khuôn các nạn nhân vẫn ở tại chỗ, nhiều hình hiện ở tại Bảo tàng Khảo cổ Naples. (Ảnh: Wikipedia)

Một lượng lớn đá tảng và tro núi lửa đã bít chặt mọi cánh cửa ra vào của người dân, khiến họ chết vì ngạt thở. Chỉ vỏn vẹn trong 18 giờ đồng hồ, núi lửa Vesuvius đã phun trào tổng cộng hơn 10 tỷ tấn nham thạch và tro tàn. Cả thành Pompeii phồn vinh đã bị chôn vùi dưới độ sâu hàng chục mét như thế. 

Những con phố hoa lệ, sầm uất, những đấu trường điên cuồng, dã man, những người dân xa xỉ, lãng phí… chỉ trong nháy mắt tất cả đều biến thành hư vô. Người Pompeii có nằm mơ cũng không ngờ được rằng “ngày mai khó đoán trước” ấy lại tới nhanh như vậy. Cùng với sinh mệnh của họ, cả một nền văn minh, những thành trì vững chắc cũng sụp đổ theo. 

Lúc đó, hàng ngàn người trong thành phố đã tháo chạy trong cơn hoảng loạn. Những người trú ẩn ở lại thành phố đã không có cơ hội sống sót. Cơn mưa của đá núi lửa mang một sức mạnh chết chóc, đè bẹp tất cả mái nhà và vùi lấp toàn bộ mọi người bên trong đó.

Ngay sau nửa đêm, núi lửa Vesuvius lại bùng nổ một lần nữa, phóng ra một lượng lớn tro và khí nóng với tốc độ lên đến 100 dặm một giờ. Thành phố Pompeii và Herculaneum đã bị nuốt chửng hoàn toàn trong tro bụi.

c9c7df717-1

“Hãy tận hưởng cuộc sống này đi, ngày mai khó mà đoán trước”. Câu này được khắc vào cốc uống nước bằng bạc, nghĩa là người dân Pompeii thời đó chỉ nhìn trước mắt, phóng túng không tính đến hậu quả, khiến người ta không ngừng sa đọa, bại hoại đạo đức đến mức như vậy.

Người ta cho rằng, chính sự bại hoại về đạo đức là những tội ác mà có người trước khi chết đã dùng đá viết lên tường di ngôn vội vàng để cảnh tỉnh hậu thế: “Tội ác dẫn đến diệt vong!” 

Sự biến mất của Pompeii khiến nhiều người suy ngẫm rằng: “Phải chăng một xã hội dâm loạn, bại hoại đạo đức tất yếu sẽ đi đến diệt vong?”

Tuệ Tâm (t/h)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn