Loài động vật lười nhất quả đất, 7 năm chỉ ở một chỗ

Thứ Hai, 24 Tháng Hai 202011:00 SA(Xem: 4644)
  • Tác giả :
Loài động vật lười nhất quả đất, 7 năm chỉ ở một chỗ

Loài động vật lười nhất quả đất, 7 năm chỉ ở một chỗ - Ảnh 1.

Loài manh giông sống chủ yếu ở Nam Âu - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo National Geographic, manh giông (proteus anguinus) là loài lưỡng cư đặc biệt.

Đến nay, manh giông được xem là động vật có xương sống duy nhất ở châu Âu sống hoàn toàn trong hang động. Cơ thể của chúng tiến hóa thích nghi với cuộc sống hoàn toàn trong bóng tối với đôi mắt thoái hóa trong khi khứu giác và thính giác rất phát triển.

Ngoài ra, không giống tất cả những loài lưỡng cư khác - vốn sống cả trên cạn lẫn dưới nước như ếch, nhái, manh giông gần như gắn bó cả đời trong môi trường nước.

Theo TS Gergely Balázs thuộc ĐH Eötvös Loránd (Budapest, Hungary), dù là một loài đặc biệt nhưng manh giông chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là bên ngoài phòng thí nghiệm.

Trang New Scientist ghi nhận, từ năm 2010, nhóm nghiên cứu của TS Balázs theo đuổi một công trình kỳ công về loài manh giông.

Trên quần thể ở hang động Vruljak 1, miền đông Herzegovina (Nam Âu), nhóm tiến hành đánh dấu theo từng đợt tổng cộng khoảng 40 cá thể manh giông và ghi chép quãng đường di chuyển của chúng trong những giai đoạn khác nhau.

Trong một thí nghiệm, nhóm ghi nhận khoảng cách lớn nhất mà các manh giông di chuyển trong 230 ngày chỉ là 38m, ngoài ra, không con nào đi quá 50m tính từ cửa hang.

Trong thời gian 100 ngày giữa 2 lần đo, TS Balázs cho biết, phần đông số manh giông di chuyển chỉ 10m. Chỉ 10 manh giông có thể đi quá 10m và vỏn vẹn 3 con đi hơn 20m.

Đặc biệt, có cá thể chỉ ở đúng 1 chỗ trong suốt thời gian 2.569 ngày, tương đương hơn 7 năm.

Loài động vật lười nhất quả đất, 7 năm chỉ ở một chỗ - Ảnh 2.

Sống trong môi trường tối tăm, mắt của loài manh giông thoái hóa - Ảnh: FLICKR

Nhóm nghiên cứu lý giải: do đặc điểm sống trong hang sâu và xung quanh toàn bóng tối, manh giông có ít kẻ thù phải đương đầu nên không cần di chuyển nhiều để trốn chạy. Ngoài ra, thức ăn của chúng chủ yếu là sinh vật phù du nên có thể "lấy tĩnh chế động" mà bắt con mồi.

Điều này khiến manh giông là một trong những động vật "lười" di chuyển nhất trên Trái đất hiện nay nếu so với kích thước của nó (dài từ 20-30cm). Trong thí nghiệm của ĐH Eötvös Loránd, nhóm nghiên cứu sử dụng manh giông dài 20cm.

"Chúng chỉ luẩn quẩn quanh một khu vực mà hầu như không đi đâu hay làm gì khác" - TS Balázs nói.

Nghiên cứu sẽ giúp các nhà khoa học thêm bằng chứng về quá trình tiến hóa của các loài động vật như những gì mà Charles Darwin (1809 - 1882) đã viết. Trước đây, những động vật sống nơi tối tăm luôn là đối tượng mà Darwin quan tâm hàng đầu trong khi nghiên cứu về nguồn gốc các loài.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 25 Tháng Hai 20203:41 SA
Khách
giống vật này "lấy tì̃nh chế động" , có cùng " tư tưởng bác Hồ : "dĩ bất biến ứng vạn biến "...Cùng là SINH VẬT SỐNG NƠI TỐI TĂM ... chui trong hang Pác Pó hay rúc vào ĐẠI HÁN(G)....
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn