Trang Lá Cải Ngày 14 - 02 - 2020: Hô hào thì hăng nhưng bác Hồ vẫn phải mang khẩu trang

Thứ Sáu, 14 Tháng Hai 20201:04 SA(Xem: 12016)
Trang Lá Cải Ngày 14 - 02 - 2020: Hô hào thì hăng nhưng bác Hồ vẫn phải mang khẩu trang
**************
voatiengviet.com

Hải quan Mỹ bắt quả tang một người Việt mang thịt lợn giấu trong cốc mì


Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ vừa phát hiện và tịch thu hơn một ký thịt lợn giấu trong các cốc mì ăn liền của một hành khách đi từ Việt Nam sang phi trường ở thủ đô Washington, nhà chức trách Mỹ cho biết hôm 13/2.

Thông báo của hải quan Mỹ cho biết hành khách người Việt đã bị chặn lại kiểm tra lần thứ hai tại sân bay Dulles vào ngày 28/1. Người này đã khai với các giới chức sân bay rằng anh ta chỉ mang theo các ly mì ăn liền trong hành lý. Nhưng khi nhận thấy nắp của 25 ly mì đều đã được mở, hải quan Mỹ khám xét và phát hiện ra 2,8 pound (hơn 1 kg) xúc xích giấu bên trong. Toàn bộ số thịt này đã bị hải quan tịch thu.

Nhà chức trách cho biết điểm đến của hành khách người Việt là quận Montgomery, bang Maryland.

Sản phẩm thịt lợn và thịt bò bị cấm mang vào Mỹ vì được xem là mối đe dọa gây bệnh tiềm tàng cho ngành chăn nuôi của nước Mỹ.

Vì vậy, tại các sân bay của Mỹ đều có các chuyên gia nông nghiệp được đào tạo bài bản để thực hiện vai trò “an ninh biên giới” trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp của Hoa Kỳ khỏi các loài gây hại và bệnh về cây trồng.

Cơ quan hải quan Mỹ khuyến khích du khách quốc tế truy cập trang web của cơ quan này (www.CBP.gov) để tìm hiểu chi tiết về những sản phẩm bị cấm hay bị hạn chế trước khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ.


*************
nguoi-viet.com

Thợ nail Việt tại Mỹ trước dịch COVID-19


Dp-nail-corona-1-696x522
Học viên đang làm móng cho khách hàng tại trường dạy nghề nail, tóc và trang điểm Advance Beauty College ở Westminster. (Hình: Tâm An/Người Việt)

BREA, California (NV) – “Tôi về Việt Nam ăn Tết và trở lại Mỹ được gần một tuần rồi, mà chủ không cho đi làm. Lúc đầu bà chủ nói khéo rằng ‘mùa này tiệm đang vắng khách, em cứ ở nhà nghỉ ngơi vài tuần đi’. Tôi không hiểu nên cứ khăng khăng đòi đi làm, không cần nghỉ ngơi. Lúc đó bà chủ mới nói là bà ấy muốn tôi ở nhà ít nhất 14 ngày để phòng ngừa… virus Corona.”

Đó là tâm sự của chị Mỹ Tiên, 35 tuổi, thợ nail giỏi 15 năm kinh nghiệm ở Brea.

Chị Mỹ Tiên cũng như một số thợ nail, tiệm nail của người Việt tại Mỹ cũng ít nhiều bị cuốn vào không khí hoang mang, lo lắng trước tin dịch bệnh gây ra bởi virus Corona, dù rằng cả nước Mỹ cho đến ngày 12 Tháng Hai, chỉ mới có 14 người nhiễm bệnh này.

Chị Mỹ Tiên cho biết thêm: “Tôi là thợ chính của tiệm nên mọi năm vừa trở lại Mỹ là bà chủ hối đi làm liền. Nhưng nay bị chủ ‘cách ly’, khiến tôi phải chơi thêm nửa tháng, thu nhập cũng mất đi một nửa. Tôi biết rằng bà ấy rất cẩn thận. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dù buồn nhưng tôi nghĩ đó cũng là điều tốt.”

Chị Vicky Lê, ở Cypress, cũng đang ở trong tình cảnh tương tự, chị cho hay: “Tôi mới từ Việt Nam qua cách đây 10 ngày. Bà chủ tiệm nail nói tôi hãy ở nhà ít nhất hai tuần để theo dõi tình hình, rồi hãy trở lại làm việc. Có lẽ tôi cũng nên đi xét nghiệm virus Corona cho yên tâm trở lại, chứ nghỉ ở nhà hoài cũng tiếc thời gian quá.”

Chị cho biết thêm: “Bà chủ tôi là người Việt, tiệm tôi làm ở khu Mỹ trắng nên bà ấy cẩn thận lắm. Có một số tiệm của bạn bè tôi ở khu người Mexico, thì họ không sợ gì cả, vẫn nhận thợ đi làm bình thường dù mới về Việt Nam qua như tôi.”

Gần mười năm nay, chị Vicky mới về Việt Nam ăn Tết nhưng xui thay, chị về đúng đợt bùng phát dịch bệnh corona ở Trung Quốc, rồi lây lan sang Việt Nam.

Dp-nail-corona-2
Trường dạy nghề nail, tóc và trang điểm Advance Beauty College ở Westminster vẫn đông học viên và khách hàng, chưa bị ảnh hưởng về thông tin dịch virus Corona. (Hình: Tâm An/Người Việt)

Chị Vicky kể: “Tôi về trước Tết tới ba tuần, lúc đó chưa có nhiều tin tức về dịch bệnh này, nên đã lên kế hoạch đi du lịch khắp nơi, từ Phan Thiết, Đà Lạt ra tới Vịnh Hạ Long ở phía Bắc Việt Nam. Khoảng những ngày gần Tết, tôi chợt thấy người dân khắp nơi, từ khu chung cư tôi ở tạm tới phi trường, trên khoang máy bay, ai ai cũng đeo khẩu trang hết. Lúc đó tôi mới biết tình hình chắc là khá nghiêm trọng.”

“Trên chuyến bay từ Việt Nam sang Đài Loan, có rất nhiều người đeo khẩu trang. Nhưng chuyến bay từ Đài Loan sang Mỹ, thì hầu như chỉ có người Châu Á đeo khẩu trang còn người Mỹ thì không,” chị Vicky cho biết.

Từ miền Đông Hoa Kỳ, chị Nancy Lưu, chủ một tiệm nail ở Fairfax, Virginia, cho hay: “Tiệm của tôi đa phần là khách Mỹ trắng, ở khu sang, nhưng chúng tôi không hề nhận thấy sự kỳ thị nào từ phía khách hàng. Dường như họ không quan tâm tới virus Corona vì họ cho rằng nó xảy ra ở tận Trung Quốc, một nước cách xa đây cả nửa vòng trái đất.”

Bà Ann Phan, 62 tuổi, thợ làm nail 25 năm kinh nghiệm tại Los Angeles, cho hay: “Tiệm của tôi làm ở khu người Hoa rất đông, mùa này có hơi vắng khách nhưng mọi năm đều như vậy, có lẽ không phải do dịch virus Corona vì khách tới đây cũng không ai nói gì về chuyện này. Tuy vậy, tại tiệm chúng tôi có để sẵn nước rửa tay tiệt trùng và khẩu trang cho khách ngay ở cạnh quầy lễ tân. Một điều nhỏ vậy thôi nhưng được khách hàng rất khen ngợi.”

“Thợ nail chúng tôi bình thường vẫn đeo khẩu trang để tránh hóa chất độc hại. Bây giờ có dịch Corona, ngoài khẩu trang, chúng tôi đeo cả gang tay. Cho dù có gặp khách người Hoa hay từ Trung Quốc sang, chúng tôi cũng vẫn phải phục vụ. Nếu từ chối sẽ rất dễ bị cho là kỳ thị,” bà nói thêm.

DP_nail-coronavirus-02
Michelle Phan (trái), chuyên gia trang điểm nổi tiếng gốc Việt, bị một số người vào trang Instergram và Twitter của cô chỉ trích vì nghĩ rằng cô là người Trung Quốc. (Hình minh họa: Emma McIntyre/Getty Images)

Ông Tâm Nguyễn, chủ nhân trường dạy nghề nail, tóc và trang điểm Advance Beauty College ở Westminster, cho biết: “Tôi chưa nghe nói về sự ảnh hưởng của dịch virus Corona tới trường học chúng tôi. Khách hàng vẫn tới bình thường. Nhưng thông tin về dịch bệnh virus Corona ảnh hưởng ít nhiều tới đời sống của người Châu Á chúng ta, nhất là người gốc Việt.”

“Có một chuyện mà tôi nghe từ anh bạn hiện là cư dân ở thành phố Temecula, đây là một thành phố rất ít dân Châu Á, đa số là dân Mỹ trắng. Trong một lần đi chợ, vợ anh ấy chỉ bị ho một tiếng thôi, vậy mà tất cả mọi người Mỹ xung quanh ở trong chợ vừa bịt miệng vừa chạy. Phản ứng của người Mỹ với người Á Châu mình kinh khủng quá!” ông Tâm nói.

“Hiện giờ rất nhiều người Việt cũng như người Á Châu nói chung đang bị kỳ thị vì dịch virus này. Làm cho tôi cũng cảm thấy mặc cảm. Tôi mới đọc một bài báo về cô gái gốc Việt rất nổi tiếng là Michelle Phan. Qua bài đọc của cô ấy, tôi rất buồn trước sự thiếu hiểu biết của người Mỹ. Họ đã nhầm lẫn cô ấy là người Trung Quốc,” ông cho biết thêm.

Trên tạp chí Dailymail.co.uk, ngày 5 Tháng Hai, đăng tải bài viết về chuyên gia trang điểm gốc Việt nổi tiếng Michelle Phan, một số người vào trang Instergram và Twitter của cô, buông những lời lẽ khiếm nhã. Họ lên án người Trung Quốc và người Á Châu về việc ăn thịt các loài động vật hoang dã như rắn, dơi, chuột… gieo rắc mầm bệnh virus Corona cho cả thế giới. Họ nhầm lẫn cô là người Trung Quốc.

Michelle Phan đã phải lên tiếng rằng cô là người Mỹ gốc Việt, hiện đang ở Mỹ và cha mẹ cô là người Việt Nam, không phải là người Trung Quốc.

DP_Nail-coronavirus
Nhân viên hãng hàng không Korean Air tại phi trường quốc tế LAX mang khẩu trang chống ảnh hưởng viruscorona COVID-19 hôm Thứ Tư, 12 Tháng Hai, 2020. (Hình: Daniel Slim/Getty Images)

Anh Hòa Nguyễn, chủ tiệm nail ở Missourri kể một câu chuyện vui có thật khi anh ra phi trường để bay từ Kansas về Los Angeles: “Tôi lỡ đi tới phi trường muộn, chỉ còn có 45 phút nữa là tới giờ bay. Tại cửa kiểm tra an ninh, mọi người xếp hàng dài chờ đợi. Thấy tôi vừa đeo khẩu trang lại vừa ho vài tiếng, mọi người xếp hàng trước tôi đều giật mình, họ quay lại nhìn tôi. Tôi bèn thử chào họ bằng tiếng Hoa ‘ní hảo’. Không ngờ mọi người đang xếp hàng đứng trước tôi, không ai bảo ai, đều né ra hết, ưu tiên cho tôi lên kiểm tra an ninh trước. Hên quá, nếu không thì tôi trễ giờ bay rồi.”

“Tôi không nghĩ là họ kỳ thị, mà là họ sợ bị lây bệnh. Nhìn chung đa số người Mỹ bản xứ rất lịch sự, kín đáo, không hề tỏ thái độ khinh khi mà chỉ là nhường đường, ưu tiên cho người bệnh đi trước để an ninh phi trường họ kiểm tra xem tôi có sốt hay bệnh không. Lúc đó tôi có cảm giác họ nghĩ tôi như một ổ dịch bệnh, khiến ai cũng phải né. Nhưng tôi rất vui vì nhờ thế mà không bị trễ chuyến bay,” anh Hòa vui vẻ nói thêm.

Bà Lương Thị Hoa, 47 tuổi, là thợ nail ở Santa Ana, cho biết: “Từ Tết ta tới giờ, gia đình tôi tuyệt đối không đi ăn ngoài nhà hàng, không đi tiệc tùng, hội họp, khiêu vũ cuối tuần. Chúng tôi cũng không về Việt Nam. Chúng ta không thể coi thường dịch bệnh này vì hiện chưa nước nào có thuốc chữa cũng như vaccine phòng ngừa.”

Bà Hoa lo ngại: “Nghề nail là một nghề rất dễ bị lây nhiễm, kể cả các loại nấm, vi khuẩn chứ chưa nói gì tới virus này. Mỗi ngày một thợ phải tiếp xúc với hàng chục khách hàng, cả tiệm phải đón cả trăm khách. Chúng tôi phải sờ vào tay, chân và nói chuyện, giao tiếp với khách, cho nên thực sự tôi rất lo lắng. Nhất là mỗi khi có dịch virus nguy hiểm như thế này. Tôi đã tự xin nghỉ một tháng để chờ xem tình hình thế nào rồi tính tiếp, dù chủ tiệm không ép buộc tôi nghỉ.” (Tâm An)


*************

Dã tâm của người chồng ngoại tình

Mỹ Michael Walker (40 tuổi) giao chìa khóa cửa sau cho tình nhân để vào nhà, sát hại vợ của anh ta.

Ngày 10/2, Michael bị tòa án liên bang tại thành phố Honolulu, bang Hawaii tuyên phạt 35 năm tù về tội Giết người cấp độ II. Với vai trò đồng phạm, Ailsa Jackson, 30 tuổi, lĩnh 30 năm tù.

Bản án xác định, dù có vợ, Michael vẫn qua lại với Ailsa qua trang web hẹn hò trực tuyến vào tháng 9/2014. Michael nói không đủ năng lực tài chính để ly hôn nhưng nếu vợ chết sẽ được hưởng 400.000 USD tiền bảo hiểm. Cuối cùng, hắn thuyết phục được Ailsa thay mình gây án.

Michael (phải) và vợ Catherine Walker khi còn hạnh phúc. Ảnh: People/Facebook.

Michael (phải) và vợ Catherine Walker khi còn hạnh phúc. Ảnh: People/Facebook.

Đêm 14/11/2014, Ailsa vào nhà với chìa khóa do Michael cung cấp và thực hiện kế hoạch... Trong lúc này, Micheal ở cơ quan để tạo chứng ngoại phạm rồi khi trở về sẽ dựng hiện trường giả, hô hoán vợ bị kẻ gian đột nhập, sát hại.

Ailsa nhận tội vào năm 2015. Để tránh án chung thân, cô đồng ý giúp cảnh sát giải mã nội dung tin nhắn trao đổi về kế hoạch giết người và làm chứng chống lại Michael. Ailsa còn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phân liệt cảm xúc và đã không uống thuốc trong thời gian gây án vì bảo hiểm y tế bị gián đoạn.

Michael thừa nhận có nhiều quan hệ ngoài luồng khác nhưng đổ tội cho Ailsa. Sau đó, Michael thỏa thuận nhận tội Giết người cấp độ II với công tố viên để nhận mức phạt 24-30 năm tù.

Tại tòa, thẩm phán nhận định Ailsa là người trực tiếp gây án, nhưng Michael là kẻ điều khiển vì biết rõ nhân tình có vấn đề về thần kinh. Thẩm phán vì thế tuyên phạt Michael vượt khung hình phạt đã thỏa thuận.

Michael là lính cứu thương trong lục quân Mỹ. Khi hành vi phạm tội bị phát hiện, hắn bị giáng cấp và đuổi khỏi lực lượng.

Quốc Đạt (Theo AP, Star Adviser)


************

Tuyển tập những kiểu chụp hình siêu bá đạo

Đằng sau một bức ảnh đẹp là cả sự cố gắng bò lăn bò toài, tạo dáng khốn khổ đấy chứ không nhàn nhã như ai tưởng đâu.
chup1-8288-1431336350.jpg

Chỉ vì một bông hoa mà ông này kế mông ông kia.

chup2-6658-1431336350.jpg

Phải zoom sát sìn sịt thế này mới đẹp nè.

chup3-4262-1431336350.jpg

Đùa chứ em lấy nét mãi mà chả ra là sao, mỏi hết cả mắt rùi.

chup4-5208-1431336350.jpg

Người chúi đầu dưới dất, người dốc máy trên cao.

chup5-2306-1431336351.jpg

Mẹ ơi, dây máy ảnh móc vào cổ con rồi.

chup6-1262-1431336351.jpg

Không hiểu các bác chụp gì mà lăn lội ghê thế.

chup8-6554-1431336351.jpg

Hy sinh hết mình vì nghệ thuật đây nè.

chup9-5334-1431336351.jpg

May quá có cái lá sen, không đen thui hết cả mặt.

chup10-8221-1431336352.jpg

Đúng rồi, em đứng như thế, nhìn thẳng vào ảnh nhé.

chup11.jpg
chup12.jpg
chup13.jpg
chup14.jpg
chup15.jpg
chup16.jpg
chup17.jpg
chup18.jpg
chup19.jpg
chup20.jpg

Zon zon


***********

Kế hoạch hoán đổi thân phận của ba kẻ nợ nần

MỹKhi xe cấp cứu tới phòng khám của bác sĩ Richard Boggs, người bệnh đã tử vong song cảnh sát thấy hiện trường không như lời trình bày của bác sĩ.

Làm việc với cảnh sát, Richard nói người chết là Gene Hanson, 42 tuổi, bệnh nhân lâu năm của phòng khám tại thành phố Glendale, bang California. Khoảng 5h hôm đó (ngày 16/4/1988), Gene tới tìm Richard để khám tim.

Richard khai mọi chuyện vẫn bình thường lúc đo điện tâm đồ, nhưng khi ông ta vừa ra khỏi phòng, Gene đột nhiên lên cơn đau tim và gục xuống. Richard đặt bệnh nhân nằm thẳng và thực hiện hô hấp nhân tạo trong lúc chờ xe cấp cứu.

Từ thẻ tín dụng và giấy khai sinh trong túi quần người chết, cảnh sát xác thực người chết là Gene Hanson nhưng vẫn đặt nghi vấn tại sao Gene đi khám bệnh tim sớm như vậy. Hơn nữa, Boggs là bác sĩ thần kinh học, tại sao lại được Gene tìm gặp để chữa chứng đau ngực.

Khi xe cấp cứu tới nơi, quần áo của bác sĩ Boggs vẫn chỉnh tề, không có vẻ vừa thực hiện hô hấp nhân tạo như đã khai. Thi thể của Gene lúc đó cũng đã bắt đầu cứng, mạch máu ở mặt có vẻ như đã vỡ hết, dấu hiệu cho thấy cái chết xảy ra từ lâu.

Richard khai ông ta đã đặt thi thể của Gene ngay ngắn và thực hiện hô hấp nhân tạo. Ảnh: Filmrise.

Richard khai ông ta đã đặt thi thể của Gene ngay ngắn và thực hiện hô hấp nhân tạo. Ảnh: Filmrise.

Qua khám nghiệm sơ bộ, giám định viên pháp y ước tính thời gian tử vong 6-7 tiếng trước. Như vậy, Gene đã chết khoảng 2-3h sáng hôm đó, sớm hơn nhiều so với khi bác sĩ gọi điện.

Nghi ngờ có điều mờ ám, cảnh sát khám xét văn phòng của bác sĩ Richard nhưng không phát hiện dấu hiệu án mạng. Kết quả giải phẫu sau đó cũng xác nhận nguyên nhân tử vong do chứng phì đại cơ tim, phù hợp với lời khai của Richard.

Cuối cùng, nhà chức trách đóng hồ sơ sau khi người chết được bạn làm ăn tới nhận diện. Thi thể của Gene sau đó được hỏa thiêu, tro cốt được đem rải xuống biển.

Một thời gian sau, cảnh sát nhận được thông tin từ công ty cung cấp bảo hiểm nhân thọ cho Gene. Theo công ty, dấu vân tay của thi thể không trùng khớp với dấu vân tay mà Gene để lại trong lúc làm bằng lái xe. Như vậy, người chết trong phòng khám không phải Gene Hanson.

Đối chiếu với cơ sở dữ liệu, cảnh sát phát hiện người chết thực tế là Ellis Green, 32 tuổi, hành nghề kế toán tại thành phố Glendale trước khi mất tích. Bị cảnh sát hỏi tới, Richard cho hay người chết là bệnh nhân đã nhiều năm và luôn được biết đến với cái tên Gene Hanson.

Cảnh sát rà soát lịch sử thăm khám của Gene và phát hiện trong ba lần gần đây, Richard đã đo điện tâm đồ cho Gene. Nhưng khi đặt các tờ kết quả cạnh nhau, cảnh sát thấy chúng có chung vết mực và vết xé giấy, chứng tỏ cả ba đã được tạo ra cùng ngày. Cảnh sát vì thế cho rằng Richard nhiều khả năng đã ngụy tạo giấy tờ để hợp lý hóa tiền sử khám bệnh của Ellis.

Vết xé giấy và vết mực của 3 tờ kết quả đo vừa khít. Ảnh: Filmrise.

Vết xé giấy và vết mực của 3 tờ kết quả đo vừa khít. Ảnh: Filmrise.

Tiếp theo, cảnh sát cần xác định nguyên nhân tử vong thật sự của Ellis. Mẫu mô và máu của Ellis được đưa đi xét nghiệm nhưng kết quả cho thấy không có chất độc trong cơ thể. Nhưng qua ảnh chụp, chuyên gia pháp y phát hiện mặt và đầu ngón tay của Ellis nhợt nhạt - có thể là tử vong do ngạt thở. Dấu hiệu này thường rất mờ và mau chóng tan biến sau khi chết nên đôi khi bị bỏ qua.

Cảnh sát bắt bác sĩ Richard vì nghi ngờ giết người. Điều tra về Richard, cảnh sát phát hiện những năm gần đây, ông ta gặp nhiều khó khăn như bị tước quyền khám bệnh tại một số bệnh viện và phải ly hôn, kinh doanh thua lỗ.

Bên cạnh Richard, cảnh sát cũng tìm hiểu về John Hawkins, bạn làm ăn của Gene và người ban đầu tới nhận diện thi thể. Theo cảnh sát, John và Gene cùng sở hữu công ty bán quần áo quy mô lớn tại thành phố Columbus, bang Ohio, nhưng cũng trong tình cảnh nợ nần.

Đặc biệt, cảnh sát thấy có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm khi John là người thụ hưởng di sản thừa kế duy nhất từ Gene, trong đó bao gồm gói bảo hiểm nhân thọ trị giá một triệu USD. Sau đám tang của "Gene", John trở lại bang Ohio và đã biến mất ít lâu sau.

Cảnh sát nhận định Richard, Gene và John có thể đã bắt đầu lên kế hoạch lừa đảo từ một năm trước vì ba nghi phạm thường xuyên liên lạc với nhau. Tần suất cuộc gọi tăng đột biến mỗi khi gần tới sự kiện quan trọng như khi Gene sắp mua bảo hiểm hoặc sửa di chúc...

Phóng vấn bạn bè Gene, cảnh sát được biết sau khi mua bảo hiểm, Gene rêu rao với mọi người mình sắp chết vì mắc AIDS, dù điều này không đúng sự thật. Trước khi chuyển đi bang khác, Gene đã cho John thành người thừa kế duy nhất và gạch hết tên người thân khỏi di chúc. Theo cảnh sát, ông ta có thể đã làm vậy để không có người thân tới nhận diện thi thể.

Sau khi phát lệnh truy nã, cảnh sát nhận được tin báo Gene đang ẩn náu tại bang Florida. Cảnh sát khám địa chỉ được cung cấp và phát hiện dấu vân tay của Gene trên chiếc cốc thủy tinh. Tuy nhiên, đồ đạc trong nhà cho thấy Gene đã trốn khỏi Mỹ.

Một vài tháng sau, nhân viên an ninh tại sân bay thành phố Dallas (bang Texas) thấy một người đàn ông có hành động khả nghi. Vì nghi ngờ người này tàng trữ ma túy, nhân viên an ninh tạm giữ để kiểm tra.

Người đàn ông tự xưng là Ellis Green và trình ra thẻ căn cước, nhưng trong hành lý của người này, nhân viên an ninh tìm thấy nhiều căn cước giả cùng cuốn sách "Cách tạo danh tính mới". Qua kiểm tra vân tay, người này được xác định chính là Gene. Trên mặt ông ta vẫn còn những vết sẹo do phẫu thuật thẩm mỹ để lại.

Chân dung nguyên gốc của Gene (trái) và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Ảnh: Filmrise.

Gene (trái) và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Ảnh: Filmrise.

Tóm được Gene, cảnh sát tập trung nguồn lực truy lùng John. Trong ba năm liền, tên của John nằm trong danh sách những kẻ bị truy nã gắt gao nhất của Mỹ và được truyền thông quanh thế giới đưa tin. Cuối cùng, năm 1991, John bị bắt giữ tại đảo Sardinia (Italy), thông qua tin báo của người dân.

Công tố viên cáo buộc vì khó khăn tài chính, Gene, John và Richard đã lên kế hoạch trục lợi bảo hiểm. Bác sĩ Richard chọn Ellis làm mục tiêu vì phù hợp nhiều tiêu chí như có ngoại hình giống Gene, nhiễm HIV, và đã say mềm vào tối hôm bị giết. Sau khi bị dụ về văn phòng của Richard, Ellis đã bị khống chế bằng súng điện và gây ngạt.

Để thêm phần thuyết phục, công tố viên còn chỉ ra hai tuần trước khi Ellis bị giết, một người đàn ông cũng từng báo đã bị Richard tấn công bằng súng điện tại văn phòng. Trong cuộc điều tra ban đầu, cảnh sát thấy Richard và người đàn ông này gặp nhau tại quán bar cho người đồng tính nên đã đóng hồ sơ vì cho rằng đó chỉ là xích mích tình cảm.

Tại tòa, luật sư của Richard bào chữa rằng Ellis không bị Richard giết hại mà tử vong do uống quá nhiều rượu. Luật sư của John và Gene lại cho rằng thân chủ chỉ thuê Richard kiếm tử thi và không biết ý định giết người của vị bác sĩ. Tuy vậy, các lập luận này không thuyết phục được bồi thẩm đoàn.

Richard và Gene cùng bị kết tội Giết người Trục lợi bảo hiểm, lãnh án chung thân không ân xá. Năm 2003, Richard chết trong tù ở tuổi 69. Gene tới nay vẫn bị giam giữ tại thành phố San Luis Obispo, bang California.

Vì không trực tiếp gây án, John bị kết tội Âm mưu giết người Trục lợi bảo hiểm, lãnh án 24 năm tù. Ông ta được ra tù sớm vào năm 2012 sau khi tham gia chương trình giúp đỡ thiếu niên từ trong tù.

Quốc Đạt (Theo Los Angles Times, Vanity Fair)


***********

Kế hoạch giả chết

Thi thể của Igor Vorotinov được tìm thấy sau 7 tháng mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với số tiền bồi thường hàng triệu USD.

Sáng 1/10/2011, qua tin báo nặc danh, một cảnh sát viên ở Moldova, quốc gia châu Âu nằm giữa Romania và Ukraine, phát hiện tử thi nằm trong bụi rậm gần cổng ngôi làng Cojusna. Giám định viên kết luận người chết đã bị lên cơn đau tim. Căn cứ giấy tờ tuỳ thân, nhà chức trách xác định đây là du khách người Mỹ tên Igor Vorotinov (sinh năm 1963). Thông qua đại sứ quán Mỹ, nhà chức trách Moldova báo tin dữ tới vợ cũ của Igor là Irina Vorotinov.

Hôm sau, Irina bay tới Moldova nhận thi thể rồi làm giấy chứng tử và thủ tục hỏa táng trước mặt nhân viên đại sứ quán.

Hũ đựng tro cốt của Igor được đặt trong nhà tang lễ ở Mỹ. Ảnh: Star Tribune.

Hũ đựng tro cốt của Igor được đặt trong nhà tang lễ ở Mỹ. Ảnh: Star Tribune.

Ba ngày sau khi tang lễ diễn ra, Irina gửi yêu cầu thụ hưởng tiền bảo hiểm nhân thọ của Igor. Trước khi hai người ly hôn vào cuối năm 2010, Igor đã ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trị giá hai triệu USD và cho vợ đứng tên người thụ hưởng.

Người của công ty bảo hiểm lập tức thấy câu chuyện của Irina có nhiều điểm mờ ám như thi thể không được cảnh sát và nhân viên giám định chụp lại làm chứng vì lý do "không có máy ảnh". Việc hỏa táng không diễn ra tại Mỹ mà ngay tại Moldova. Vì không có bằng chứng, công ty vẫn phải chuyển hơn hai triệu USD cho Irina vào tháng 3/2012.

Tới tháng 6/2013, FBI nhận được tin báo nặc danh cho biết Igor vẫn sống khỏe mạnh tại Moldova. Theo dõi hoạt động của gia đình Vorotinov, nhà chức trách phát hiện sau khi tiền bảo hiểm tới tay, Irina nhiều lần chuyển tiền sang các tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ, Hungary, và Moldova. Ngoài ra, con trai cả của Igor là Alkon Vorotinov cứ cách một thời gian lại bay sang Moldova.

FBI nhận định Alkon có thể nắm giữ manh mối của nghi án nên đã ra lệnh bắt giữ nghi can khi Alkon quay lại Mỹ vào tháng 11/2013. Khám xét laptop cá nhân của Alkon, nhân viên FBI phát hiện nhiều ảnh của Igor chơi cùng cháu gái được chụp khoảng 18 tháng sau tang lễ. FBI sau đó mang hũ đựng tro cốt được cho là của Igor đi giám định, từ đó kết luận thi thể trong hũ không phải Igor. Irina lập tức bị FBI bắt giữ vì đã nói dối công ty bảo hiểm.

Sợ tội, Alkon hợp tác với nhà chức trách và khai rằng từng ngẫu nhiên gặp bố tại một bữa tiệc tại Moldova vào tháng 6/2012, khoảng ba tháng sau tang lễ. Trong một buổi làm việc, Alkon còn gọi điện trực tiếp cho bố để ông nói chuyện với FBI. Qua điện thoại, Igor khẳng định mình bị bạn bè tại Moldova bắt cóc và dàn dựng cái chết giả để chiếm đoạt tiền bảo hiểm và bắt Alkon phải trả tiền chuộc. Toàn bộ âm mưu này là ý tưởng của bọn bắt cóc, Irina hoàn toàn không liên quan.

Với bằng chứng này, Irina vẫn bị tuyên phạt ba năm một tháng tù vào năm 2016 vì hành vi Lừa đảoGiao dịch bằng tiền có được từ tội phạm. Cùng năm, Alkon (sinh năm 1989) nhận tội Che giấu tội phạm và chỉ bị phạt hai năm quản chế, 300 giờ lao động công ích vì không tham gia lừa đảo từ đầu và có hợp tác với nhà chức trách. Cả hai mẹ con bị yêu cầu liên đới chịu trách nhiệm bồi hoàn số tiền bảo hiểm.

Igor Vorotinov (trái) và con trai Alkon. Ảnh: Star Tribune.

Igor Vorotinov (trái) và con trai Alkon. Ảnh: Star Tribune.

Đồng thời với việc truy cứu hai mẹ con, FBI thuyết phục Igor quay lại Mỹ quy án nhưng ông ta không chịu vì thích hưởng thụ cuộc sống tại trang trại trồng táo cùng vợ hai tại Moldova.

Nhà chức trách Mỹ buộc phải gửi đơn yêu cầu chính quyền nước sở tại dẫn độ Igor vào tháng 12/2017 tại Moldova. Igor phản công bằng cách đệ đơn kháng cáo lệnh dẫn độ với chính quyền Moldova và xin Liên Hợp quốc được tị nạn. Nhân cơ hội được cho tại ngoại chờ kết quả kháng cáo, Igor bỏ trốn và lấy lý do sức khỏe yếu để ba lần không trình diện tại tòa.

Ngày 1/11/2018, lệnh dẫn độ chính thức có hiệu lực. Igor bị nhà chức trách Moldova bắt giữ sau đó ít ngày và được chuyển giao cho FBI đưa về Mỹ. Cuối cùng, Igor bị tuyên phạt ba năm 5 tháng tù vì tội Lừa đảo vào ngày 29/7/2019.

Dù cả ba người trong gia đình Vorotinov đã lãnh án tù, nhà chức trách hiện vẫn chưa xác định được danh tính thật sự của thi thể bị dùng làm thế thân.

 Quốc Đạt (Theo Star Tribune, Washington Post, Criminal)


************

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 1

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 2

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 3

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 4

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 5

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 6

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 7

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 8

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 9

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 10

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 11

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 28 Tháng Ba 20245:42 SA
Thứ Tư, 27 Tháng Ba 20244:48 SA
Thứ Ba, 26 Tháng Ba 20244:25 SA
Thứ Hai, 25 Tháng Ba 20246:45 SA
Chủ Nhật, 24 Tháng Ba 20247:05 SA
Thứ Bảy, 23 Tháng Ba 20245:42 SA
Thứ Sáu, 22 Tháng Ba 20244:05 SA
Thứ Năm, 21 Tháng Ba 20245:37 SA
Thứ Tư, 20 Tháng Ba 20242:33 SA
Thứ Ba, 19 Tháng Ba 20247:31 SA