Chờ thằng Mặt Lồn Tô Lâm

Thứ Năm, 06 Tháng Hai 20208:00 CH(Xem: 3801)
Chờ thằng Mặt Lồn Tô Lâm
voatiengviet.com

Chờ ông Tô Lâm

Trân Văn

Càng ngày càng nhiều scandal liên quan đến vai trò, trách nhiệm của ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Việt Nam nhưng ông vẫn làm ngơ…

***

Vụ Lê Quốc Tuấn, Thượng úy cảnh sát, làm việc tại Công an quận 11 - TP.HCM, giết năm người ở Củ Chi – TP.HCM đã xảy ra đúng một tuần. Cho dù Bộ Công an đã điều động hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ từ cảnh sát cơ động đến công an nhiều ngành khác nhau ở TP.HCM, Bình Dương,… tham gia vây bắt nhưng đến nay, Bộ Công an vẫn chưa tìm ra Tuấn, vô hiệu hóa được một tội phạm được xếp vào loại đặc biệt nguy hiểm cho cộng đồng.

Cũng vì vậy, hình ảnh đủ loại cảnh sát, công an với vô số trang thiết bị chuyên dụng đổ đến Củ Chi vây bắt Tuấn trở thành phản tác dụng. Đó cũng là lý do nhiều người kết nối thất bại trong việc săn tìm Lê Quốc Tuấn để dè bỉu, bày tỏ sự nghi ngại về những đợt diễn tập chống “khủng bố, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng” được Bộ Công an tổ chức rầm rộ trong thời gian vừa qua.

Thay vì đòi ông Tô Lâm giải trình tại sao lực lượng công an được đầu tư đủ loại trang, thiết bị hiện đại đến vậy mà hoạt động lại thiếu hiệu quả như vậy, hệ thống công quyền Việt Nam vừa mượn miệng hệ thống truyền thông chính thức, dọa sẽ xử lý những người đã thực hiện livestream tại hiện trường, ghi hình hoạt động vây bắt và giới thiệu rộng rãi trên mạng xã hội trong suốt tuần vừa qua bởi… “thông tin không đúng sự thật, gây khó khăn cho việc truy bắt” (1)!

Lẽ nào chỉ livestream, ghi hình ở bên ngoài vòng vây mà cũng có thể làm suy giảm mức độ… “tinh nhuệ” của công an Việt Nam? Đó là thắc mắc thứ nhất!

***

Thắc mắc thứ hai: Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thật sự sòng phẳng và thật tâm thực thi cam kết “truy cứu trách nhiệm người đứng đầu”, tại sao không điệu ông Tô Lâm từ hậu trường ra phía trước, yêu cầu ông cho biết, trách nhiệm của ông trong việc quản lý, giáo dục cán bộ, chiến sĩ trong ngành công an đến đâu khi sĩ quan công an dùng vũ khí quân dụng cướp của, thậm chí giết người,… man rợ như Lê Quốc Tuấn? Lê Quốc Tuấn không phải trường hợp cá biệt!

Chẳng hạn tháng 7 năm ngoái, Đào Xuân Tư, một trung úy của Công an huyện Triệu Sơn cũng đã nổ súng uy hiếp nhân viên Chi nhánh ở huyện Tĩnh Gia của Vietcombank để cướp tiền. Tuy nhiên lúc đầu, Tư chỉ bị khởi tố vì “gây rối trật tự công cộng”. Do công chúng chỉ trích kịch liệt, bốn tháng sau (tháng 11 năm 2019), công an mới thay đổi tội danh, cáo buộc Tư “cướp tài sản” (2)…

Dẫu càng ngày càng nhiều sĩ quan công an, kể cả những sĩ quan cao cấp mang hàm tướng, đảm nhận những vai trò đặc biệt quan trọng như Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng,… phạm đủ loại tội ác khác nhau, không chỉ nguy hại cho trật tự - an toàn xã hội mà con đe dọa an ninh quốc gia, có những trường hợp phải kỷ luật toàn bộ sĩ quan lãnh đạo công an một tỉnh như Đồng Nai nhưng ông Tô Lâm luôn luôn vô can và chẳng có viên chức hữu trách nào thắc mắc về vai trò, trách nhiệm của ông.

Lẽ nào cứ là Ủy viên Bộ Chính trị và đảm nhiệm thêm vai trò Bộ trưởng Công an thì trở thành bất khả xâm phạm và bất khả tư nghị?

Trong vụ Thượng úy Lê Quốc Tuấn “cướp tài sản”, “sử dụng vụ khí quân dụng trái phép”, có tới năm người bị giết. Ngành công an nói chung và ông Tô Lâm nói riêng không thèm nói tiếng nào với thân nhân các nạn nhân. Trước giờ, tuy đã gây ra rất nhiều oan án, hủy diệt nhiều số phận, nhiều gia đình, thậm chí trước áp lực của dư luận, đã có một số sĩ quan công an bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tra tấn nạn nhân đến chết nhưng cả ngành công an lẫn ông Tô Lâm chưa bao giờ lên tiếng nhận lỗi và xin lỗi.

Ngay cả với đồng đội, ngành công an và ông Tô Lâm cũng thiếu sòng phẳng về mặt trách nhiệm như thế. Ngành công an và ông Tô Lâm không hề có bất kỳ lỗi lầm nào khi có đến ba sĩ quan công an tử nạn trong vụ đột kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội? Trao tặng Huân chương Chiến công Hạng 1, phong Liệt sĩ, đến thăm hỏi, động viên, tổ chức học tập “gương hy sinh” là đủ để có thể xóa sạch cả trách nhiệm tập thể lẫn trách nhiệm cá nhân khi cha mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha?

Ai dám khẳng định với cách hành xử như thế, những cán bộ, chiến sĩ công an sẵn sàng trở thành những “tấm gương” oan nghiệt khác?

***

Không chỉ “bôi nhọ uy tín của đảng, nhà nước” với nhân dân trong nước, “tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng, nhà nước”, ngành công an nói chung và ông Tô Lâm còn làm y như thế ở bên ngoài Việt Nam, “gây nguy hại cho quan hệ đối ngoại”. Cho đến giờ, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức vẫn chưa lắng xuống. Đức và Slovakia đã vỗ mặt Việt Nam nhiều lần về sự càn rỡ này (3) nhưng ngành công an và ông Tô Lâm tiếp tục làm thinh.

Tòa án Đức mới bác đơn kháng cáo của Nguyễn Hải Long, giữ nguyên hình phạt ba năm 10 tháng tù vì đã hỗ trợ công an Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (4), ngành công an và ông Tô Lâm vẫn náu mình trong hậu trường, không nói tiếng nào. Không rõ các giáo trình về “khoa học an ninh” của Việt Nam – ngành hướng dẫn và trao học vị Tiến sĩ cho ông Tô Lâm – được soạn thế nào mà ông Tô Lâm và đồng đội tạo ra, để lại nhiều dấu vết lộ liễu đến như vậy?

Lẽ nào các giáo trình về “khoa học an ninh” của Việt Nam khác hẳn thiên hạ, dạy công an Việt Nam sẵn sàng bỏ rơi, thí sạch những đặc tình như Nguyễn Hải Long chỉ để một cá nhân như Đại tướng, Tiến sĩ Tô Lâm lập thành tích? Sau scandal kéo dài đã hai năm rưỡi này, sẽ có bao nhiêu đặc tình của công an Việt Nam nhìn vào đó rồi ngẫm về số phận của mình và chùn bước?

Ngành công an và Đại tướng, Tiến sĩ Tô Lâm có thể che đậy các lỗi hết sức sơ đẳng mà họ đã mắc phải khi tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với dân chúng Việt Nam nhưng làm sao hủy được vụ án mà Slovakia đã khởi tố nhằm điều tra chuyện Bộ trưởng Công an Việt Nam dùng danh nghĩa chính phủ Việt Nam thuê chuyên cơ để vận chuyển Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen (6), đến giờ vẫn chưa thanh toán khoản 17.000 Euro còn thiếu khi thuê chuyến chuyên cơ này (7)?

Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam có thể lờ đi nhưng vì không ai rõ phạm vi và thời hiệu của vụ án mà Slovakia đã khởi tố, nếu chẳng may lực lượng bảo vệ pháp luật của quốc gia nào đó tiến hành bắt giữ Đại tướng, Tiến sĩ Tô Lâm hay những cá nhân có liên quan khác khi họ đi công tác hoặc du lịch bên ngoài Việt Nam để chuyển giao cho Slovakia thì sao?..

***

Rõ ràng phải chờ ông Tô Lâm, Đại tướng, Tiến sĩ Khoa học An ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, nói gì đó về trách nhiệm của ông đối với cả ta lẫn thiên hạ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn