Top 25 quốc gia kiểm duyệt internet nghiêm ngặt nhất thế giới

Thứ Ba, 28 Tháng Giêng 20205:00 SA(Xem: 5643)
Top 25 quốc gia kiểm duyệt internet nghiêm ngặt nhất thế giới

Trang web chuyên so sánh các công cụ bảo mật Comparitech.com vừa công bố chi tiết một nghiên cứu mới được thực hiện, liên quan đến việc so sánh, đánh giá và xếp hạng các quốc gia trên thế giới dựa trên mức độ kiểm duyệt, kiểm soát internet. 

Kết quả cuối cùng không gây ngạc nhiên cho đa số mọi người: Triều Tiên chính là quốc gia đứng đầu danh sách, trong khi Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai, theo sau là Nga, Iran và Turkmenistan.

10 yếu tố đánh giá được Comparitech.com căn cứ bao gồm:

  • Torrent bị hạn chế
  • Torrent bị cấm
  • Giới hạn nội dung khiêu dâm
  • Cấm hoàn toàn nội dung khiêu dâm
  • Hạn chế truyền thông chính trị
  • Truyền thông chính trị bị kiểm duyệt nặng nề
  • Truyền thông xã hội bị hạn chế
  • Cấm hẳn mạng xã hội
  • Kiểm soát, giới hạn VPN
  • Cấm VPN.

Top 25 quốc gia kiểm duyệt internet nghiêm ngặt nhất thế giới

Top 25 quốc gia kiểm duyệt internet nghiêm ngặt nhất thế giới
Top 25 quốc gia bị kiểm duyệt Internet nghiêm ngặt nhất thế giới (ảnh: comparitech).

Mỗi tiêu chí đánh giá trên tương được với 1 điểm. Triều Tiên là quốc gia duy nhất sở hữu cả 10 yếu tố đánh giá mà Comparitech.com đặt ra, đạt điểm số tuyệt đối 10/10 và đương nhiên đứng đầu danh sách. Trung Quốc đạt 9, đứng thứ 2. Trong khi Nga, Turkmenistan và Iran đạt 7 điểm trong cuộc khảo sát này. Việt Nam nằm trong số những nước đạt đến 6 yếu tố.

Kiểm duyệt Internet là một vấn đề mang tính thời sự trên toàn thế giới khi ngày càng có nhiều quốc gia đang cố gắng kìm hãm hoặc kiểm soát nội dung trực tuyến bằng cách này hay cách khác.

Bên cạnh đó các chính phủ chính phủ cũng nhận ra rằng ngày càng có nhiều người dùng internet sử dụng Mạng riêng ảo (VPN) để vượt qua các giới hạn internet từ cơ quản lý và truy cập vào nội dung “bị hạn chế”, đặc biệt là mạng xã hội.

Nhiều nhà hoạt động dân chủ cho rằng internet là một phần của quyền tự do ngôn luận cơ bản, tuy nhiên phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng có những lý lẽ của riêng mình trong việc đẩy mạnh kiểm soát đối với môi trường internet. Đây là vấn đề cực kỳ phức tạp, chắc chắn không thể được giải quyết trong một sớm một chiều.

Vậy rốt cục cuộc sống tại những nước thuộc tốp đầu bị kiểm duyệt này như thế nào, ví như Triều Tiên hay Trung Quốc? 

Gần đây, hai phóng viên Alice Su và Frank Shyong của tờ Thời báo Los Angeles (Los Angeles Times) đã đăng lên mạng một bài viết với tựa đề “Mạng internet Trung Quốc và phi Trung Quốc là hai thế giới khác nhau” (The Chinese and non-Chinese internet are two worlds), kể lại trải nghiệm mạng Internet bị kiểm duyệt gắt gao tại Trung Quốc – một quốc gia tuy đã mở cửa ra thế giới hàng chục năm nhưng vẫn bị nhìn nhận là một đất nước bị phong bế trên nhiều phương diện, đặc biệt là ở phạm trù tự do thông tin trên mạng Internet.

Ở Trung Quốc muốn vào truy cập mạng internet ở nước ngoài cần phải có VPN

Alice Su cho biết, phần lớn các nội dung trên mạng internet của thế giới đều không cách nào truy cập được tại Trung Quốc, nếu muốn truy cập vào Google, Facebook, Twitter thì cần phải sử dụng một VPN (Virtual Private Network – Mạng riêng ảo), các ứng dụng khác cũng vậy. Cô nói: “Gần đây chúng tôi mua một chiếc điện thoại Trung Quốc để sử dụng một lần, nhưng nó không thể nào tải về các ứng dụng ở các nước phương Tây.”

Google tuyên bố dừng cung cấp hệ điều hành Android cho Huawei, việc này sẽ ảnh hưởng đến sức hút của điện thoại Huawei ở các nơi trên thế giới, nhưng đối với những người dùng điện thoại Trung Quốc không ra nước ngoài mà nói thì điều này không ảnh hưởng gì quá lớn, bởi vì Google tại Trung Quốc đã bị cấm từ lâu.

Alice Su cho biết, để có thể đọc được tất cả các tin tức liên quan trên hai mạng internet khác nhau, cô phải liên tiếp tắt và mở VPN để chuyển đổi. Cô nói: 

“Nếu tôi muốn truy cập một trang web Trung Quốc, ví dụ như trang web bằng tiếng Trung của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tôi cần phải tắt VPN, bởi vì nếu địa chỉ IP của tôi ở phương Tây mà truy cập vào mạng Trung Quốc thì sẽ không mở được trang web này. Ở Bắc Kinh, tôi phải liên tục mở và tắt VPN để đọc các tin tức bằng tiếng Trung, sau đó đọc những phiên bản mà thế giới phương Tây có thể đọc được”.

Kiểm tra danh tính khi vào mạng cũng giống như hải quan kiểm tra hộ chiếu

Alice Su cho biết, ở Trung Quốc, hầu như ai cũng sử dụng ứng dụng mạng xã hội WeChat. Mọi người cần cài Wechat hoặc Alipay thì mới có thể đặt mua đồ ăn hoặc đặt xe qua phần mềm Didi. Nhưng những ứng dụng này chỉ thích hợp cho tài khoản ngân hàng Trung Quốc. Hiện nay, người ta có thể dùng Wechat để trả tiền điện nước hàng tháng, đặt khách sạn, đặt vé máy bay hoặc mua vé xem phim.

Kiyomizudera Temple, Kyoto, Japan

(Ảnh: Flickr)

Hiện nay đã có quy định kiểm tra nghiêm ngặt danh tính. Alice Su nói: “Mấy năm trước chưa có, nhưng hiện nay nhiều ứng dụng yêu cầu bạn phải cầm hộ chiếu để gần khuôn mặt và tự chụp ảnh rồi gửi ảnh để đăng ký sử dụng.”

Frank Shyong nói: “Việc này giống như bạn muốn làm thủ tục để nhập cảnh vào mạng internet của họ (Trung Quốc), giống như bạn vào mạng của họ thì cần phải thông qua hải quan kiểm tra”.

Alice Su cho rằng, hiện nay Trung Quốc đâu đâu cũng có camera, và sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Sau khi có quy định về xác minh danh tính, chính phủ Trung Quốc giám sát nhiều hơn các thông tin cá nhân quan trọng. Alice Su nói: “Những gì bạn làm đều sẽ lưu lại trên thiết bị của bạn, và nó liên quan đến khuôn mặt, vị trí, tài khoản ngân hàng và danh tính.”

WeChat ở thế giới tự do được hưởng tự do, nhưng người dùng vẫn bị kiểm duyệt

Trong cộng đồng người Hoa, rất nhiều người sử dụng WeChat. Frank Shyong nói: “Tất cả những người nói tiếng Trung mà tôi đã từng tiếp xúc tại Los Angeles, đều thêm tôi vào trong danh sách bạn bè trên WeChat của họ. Ở nhà hàng tại San Gabriel Valley hiện đã chấp nhận thanh toán bằng WeChat. Họ sử dụng Alipay từ rất lâu.”

Mặc dù tại Mỹ mọi người có thể tự do sử dụng bất cứ công cụ liên lạc nào để liên lạc, nhưng do công cụ tự do như iMessage và Facebook không thể sử dụng tại Trung Quốc, do đó khi những người Hoa tại Mỹ muốn liên lạc với bạn bè và người nhà tại Trung Quốc thì họ phải sử dụng công cụ vừa liên lạc được ở nước ngoài lại vừa liên lạc được với người ở trong nước Trung Quốc, và như WeChat là lựa chọn lý tưởng của họ.

Frank Shyong giải thích thêm: “Đây là phương thức mà họ dùng để nói chuyện với tất cả bạn bè người Trung Quốc. Nếu bạn sử dụng iMessage, vậy thì chỉ có thể sử dụng để nói chuyện với bạn bè và người nhà là người Trung Quốc đang ở Mỹ. Bạn sẽ không thể nào đồng thời gửi tin nhắn cho những bạn bè người thân đang ở Trung Quốc được.”

Mặc dù WeChat có thể được sử dụng tự do ở xã hội phương Tây, nhưng một khi người dùng sử dụng nó, thì sẽ bị chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt.

Alice Su nói: “Ở Trung Quốc, những phần mềm này (WeChat và Alipay) hiển nhiên là bị kiểm duyệt, điều này ai cũng biết. Một thể nghiệm thường thấy đó là, khi bạn đăng thông tin gì đó, 10 phút sau nó sẽ biến mất, bởi vì nó thuộc thông tin mà chính quyền cho là nhạy cảm. Hoặc có thời gian thì bạn có thể thử đăng một vài thông tin, bạn có thể sẽ không thể nào đăng được. Trong một số tình huống, người ta sẽ tự kiểm duyệt chính mình, tức là họ không chia sẻ bất cứ thông tin nhạy cảm nào.”

Alice Su nói, WeChat sẽ căn cứ vào vị trí đăng ký tài khoản của người dùng, để tiến hành kiểm duyệt nội dung trò chuyện theo vị trí khác nhau. Cô cho biết, nhà nghiên cứu của Phòng thực nghiệm công dân Đại học Toronto (University of Toronto’s Citizen Lab) từng phân tích xu thế kiểm duyệt của WeChat. Theo điều tra của họ, tài khoản WeChat của người dùng tại Trung Quốc sẽ bị kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn so với người dùng bên ngoài Trung Quốc, dù cho sau này người dùng đổi số điện thoại nước ngoài khác, thì vẫn sẽ bị kiểm duyệt như trước, giống như họ vẫn còn ở Trung Quốc.

Cô còn nói: “Nếu tài khoản tại Mỹ gửi một thông tin nhạy cảm đến một nhóm tài khoản Trung Quốc, thì người dùng Trung Quốc sẽ không nhận được những thông tin đó. Tất cả những bài viết được lọc đều sẽ bị WeChat xoá bỏ triệt để, do đó, dù tài là khoản tại Mỹ thì bạn cũng không thể nào đọc được chúng.”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn