Cảnh sát Hồng Kông: “Tôi có thể đã mất đi một số người bạn mãi mãi”

Thứ Bảy, 11 Tháng Giêng 20203:00 SA(Xem: 3288)
Cảnh sát Hồng Kông: “Tôi có thể đã mất đi một số người bạn mãi mãi”

Kể từ khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ diễn ra đến nay, việc cảnh sát Hồng Kông lạm dụng bạo lực đã khiến hình tượng cảnh sát sụp đổ trong lòng người dân. Một cảnh sát Hồng Không vào dịp Lễ Giáng sinh trong khi trả lời phỏng vấn của truyền thông Đức, đã tiết lộ suy nghĩ thật trong lòng mình.

Việc cảnh sát Hồng Kông lạm dụng bạo lực đã khiến hình tượng cảnh sát sụp đổ trong lòng người dân.
Việc cảnh sát Hồng Kông lạm dụng bạo lực đã khiến hình tượng cảnh sát sụp đổ trong lòng người dân. (Ảnh: Epoch Times)

Theo Deutsche Welle, John, 32 tuổi, là một sĩ quan cảnh sát Hồng Kông 5 năm. Khi tiếp nhận cuộc phỏng vấn, anh đã yêu cầu sử dụng tên giả là “John”, cũng yêu cầu xử lý sửa đổi giọng nói, vì anh không muốn tiết lộ danh tính của mình.

Anh cho rằng, từ góc nhìn của một cảnh sát luôn có mặt tại hiện trường, chính phủ Hồng Kông đã suy nghĩ cho bọn họ quá ít. Làm một sĩ quan cảnh sát, chính phủ Hồng Kông buộc anh ta phải đóng vai diễn này, nhưng anh ta không thể làm dịu tình hình.

John cho biết, kể từ mùa hè, bình thường anh có tới 6 phiên trực mỗi tuần, mỗi ngày trực 14-16 giờ. Bất cứ nơi nào có tình hình căng thẳng, anh và 40 cảnh sát nam nữ khác tạo thành một đội được cử tới nơi đó.

Chị của John ủng hộ phong trào biểu tình, trong mắt chị và bạn bè, anh là một đại diện của chính phủ Hồng Kông đáng ghét.

Anh cho biết: “Tôi có thể đã vĩnh viễn mất đi một số người bạn. Trong số bọn họ có mấy người thuộc về lực lượng nòng cốt của phong trào phản kháng. Thế nên, đối với tôi, việc hòa giải sẽ rất khó khăn”.

John biểu thị, anh đồng ý với một số yêu cầu của người biểu tình, trong đó bao gồm đặc xá cho các nhà hoạt động bị bắt giữ, bầu cử tự do ở Hồng Kông và điều tra độc lập về bạo lực cảnh sát trong mấy tháng qua.

John còn nói: “Trên phố có một số bức ảnh cho thấy cảnh sát đánh đập người biểu tình như thế nào, điều đó vượt quá quyền mà bọn họ được cho phép. Tôi đang nói về những trường hợp không cần phải sử dụng bạo lực. Cấp trên của chúng tôi bênh vực cho những hành vì này, thay vì thừa nhận rằng mọi chuyện đã đi quá sai”.

Video: Cảnh sát bắn đạn thật vào người biểu tình ngày 11/11

John tin chắc rằng các cuộc biểu tình và xung đột sẽ vẫn tiếp tục trong năm mới, phong trào phản kháng phải được giải quyết thông qua các biện pháp chính trị.

Anh cho rằng, cần bắt đầu từ sở cảnh sát và cấp trên của anh ta: “Sở cảnh sát phải chịu trách nhiệm về những lỗi lầm rõ ràng của cảnh sát, thừa nhận hành vi sai trái và ngăn chặn những sự cố tương tự xảy ra trong tương lai”.

Đối với tin đồn cảnh sát Đại lục đã vi phạm lệnh cấm và hoạt động tại Hồng Kông, John cũng không trực tiếp đáp lại. Anh nói: “Tôi không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng này, dù sao, chúng ta là một cơ quan lớn. Có lẽ… tôi không biết tất cả mọi thứ”.

Trước đây, có thông tin rằng lực lượng cảnh sát Hồng Kông từng được khen ngợi là đội quân kỷ luật hoàn hảo và chuyên nghiệp nhất ở Châu Á. Nhưng kể từ khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ diễn ra đến nay, cảnh sát Hồng Kông lạm dụng bạo lực, câu kết với xã hội đen tấn công người dân, đứng giữa các ga tàu điện ngầm ném bom hơi cay, không quan tâm đến an toàn và tính mạng người dân.

Ngoài ra, còn bắn đạn đậu từ khoảng cách gần trúng vào mắt phải của nữ tình nguyện viên, sử dụng bạo lực với nữ biểu tình, hình tượng cảnh sát hoàn toàn sụp đổ trong mắt người dân, đến nỗi bây giờ biệt danh để chỉ bọn họ là “cảnh sát đen”, hiện trường biểu tình đều có thể nghe thấy người dân trách mắng họ là “xã hội đen”, “cố tình vi phạm pháp luật”. Thậm chí có người nói rằng “không có cảnh sát mới an toàn”.

Hình tượng cảnh sát hoàn toàn sụp đổ trong mắt người dân, đến nỗi bây giờ biệt danh để chỉ lực lượng này là "cảnh sát đen".
Hình tượng cảnh sát hoàn toàn sụp đổ trong mắt người dân, đến nỗi bây giờ biệt danh để chỉ lực lượng này là “cảnh sát đen”. (Ảnh: Epoch Times)

Theo tin tức truyền thông, danh xưng “cảnh sát đen” không phải là được hình thành trong một ngày, nhiều năm qua, cảnh sát Hồng Kông đi đến Đại lục huấn luyện, dường như đã là Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Trung Quốc. Sau năm 1977, có rất nhiều đặc công Đại lục thâm nhập vào trong lực lượng cảnh sát Hồng Kông.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khống chế Đại lục bằng bạo lực trong nhiều năm, luôn có thể đàn áp các cuộc phản kháng của dân chúng, đến nay lại áp dụng bộ phương pháp tàn ác này cho Hồng Kông.

Thông qua việc kiểm soát truyền thông Hồng Kông, bí mật thâm nhập tẩy não cảnh sát Hồng Kông, để cho cảnh sát Hồng Kông cũng tin tưởng rằng “quyền lực chính trị đi ra từ nòng súng”, khiến cho cảnh sát Hồng Kông lạm dụng bạo lực, càng ngày càng trắng trợn.

Viện nghiên cứu ý kiến người dân Hồng Kông (tiền thân là Kế hoạch nghiên cứu ý kiến ​​công cộng của Đại học Hồng Kông) đã phỏng vấn ngẫu nhiên hơn 1.000 công dân trên 18 tuổi. Đánh giá mức độ hài lòng của công chúng đối với Cảnh sát Hồng Kông đã giảm từ 61.0 điểm vào đầu tháng 6 xuống còn 39.4 điểm, mức thấp nhất trong hồ sơ kể từ năm 2012.

Liên quan đến việc sử dụng vũ lực, 58% số người được hỏi cho rằng cảnh sát đã sử dụng vũ lực quá mức trong các cuộc xung đột cảnh sát với người dân gần đây.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn