Trước khi làm tỷ phú, hãy học cách làm người ( Tưởng nói về thằng Cò máu mất dạy Hoàng Kiều )

Thứ Ba, 10 Tháng Mười Hai 20196:00 SA(Xem: 5658)
Trước khi làm tỷ phú, hãy học cách làm người ( Tưởng nói về thằng Cò máu mất dạy Hoàng Kiều )

Có nhiều nạn nhân môi trường, đất đai nhờ tôi tới giúp nhưng tôi tư vấn từ xa, hiện giờ quá bận, không còn cảm thấy an toàn, rồi cũng phải lo cho cuộc sống riêng của mình, sức khỏe cũng đã yếu, trong khi phần lớn nạn nhân thụ động – họ giống những chú hến bị luộc chín mới chịu mở mồm.

Nhiều người tham gia đấu tranh khi họ đã có tuổi, cũng đã cấu kết, kiếm được rất nhiều tiền, còn tôi thể hiện rõ quan điểm ngay từ thời đi học nên làm đâu chống đấy. Trước khi làm phóng viên điều tra cho các báo nhà nước tôi có của để dành, sau khi làm phóng viên điều tra, đồng hành cùng dân nghèo cả nước tôi trở về tay trắng.

Rồi sau đó, thức đêm thức ngày, buôn bán nhiều thứ mới tích được chút vốn, hy vọng sớm mua được một mảnh vườn nho nhỏ ở vùng đất ít ô nhiễm để sinh sống, mở được một công ty chuyên về nông sản nguyên chất phục vụ bà con hoặc sang nước ngoài học tập, buôn bán.

Tôi không dám nhận mình là nhà báo nhân dân hay anh hùng nghĩa hiệp, nhưng tôi tin rằng rất hiếm người như tôi dám một mình chống lại tất cả chỗ làm cho tới các nhóm lợi ích lớn nhỏ dù không có ai chống lưng, bị đe dọa, bỏ việc nhưng tôi vẫn cố gắng lang thang bằng xe máy một mình, đi khắp chiều dài đất nước đồng hành cùng dân oan, âm thầm làm nhiều việc cụ thể có ý nghĩa, chứ không ngồi phòng lạnh tự sướng, đâm thuê viết mướn, kêu gọi tài trợ thành lập đảng phái, đẩy anh em vô tù rồi bảo lãnh cả gia đình đi nước ngoài…

Tôi cũng không bao giờ để ý đến những giải thưởng, sự tung hô, nhiều báo, đài nước ngoài mời tôi cộng tác tôi còn từ chối. Tự em luật sư Mỹ cho tới những người bạn nước ngoài… chủ động làm quen, tán tỉnh, ca ngợi, đề cử, bảo lãnh… chứ tôi không để ý. Thực tế tôi đến các vùng nguy hiểm hít hóa chất, chê tiền bẩn, đồng hành, khai dân trí nhiều hơn ai nên tôi không cần để ý.

Tôi cũng đã định khép lại câu chuyện về tỷ phú Trần Đình Long, nhưng thật buồn, ở khắp nơi tôi đến, dù làm phim, viết báo hay đi buôn, từ Kinh Môn – Hải Dương cho tới Bắc Giang, Phú Thọ, Hưng Yên, Quảng Bình… Từ chăn nuôi gia súc tới gia cầm, điện lạnh, thép… Hòa Phát đang gieo rắc nỗi sợ hãi cho rất nhiều thân phận trong cái đất nước khốn khổ này.

Tôi còn nhớ khi mình từ khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát (Kinh Môn, Hải Dương) trở về, nhiều báo đài trong nước mới theo chân, nhưng tôi biết phần lớn đến để lượm phong bì, hợp đồng truyền thông, bảo trợ thông tin… cũng chẳng tử tế gì. Cũng vì lẽ đó nên tôi chống lại họ, bỏ làm.

Mới đây, công nhân nhà máy thép Hòa Phát tại Dung Quất có gửi cho tôi một số thông tin về việc nhà máy này gây ô nhiễm, một số báo, đài đã đưa tin nhưng rồi lại im ắng, chắc lại kiếm được hợp đồng truyền thông.

Dù mới thành lập vào tháng 2/2017 nhưng có tới 5 lần người dân xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi kéo đến nhà máy Hòa Phát Dung Quất tố doanh nghiệp này gây ô nhiễm, khiến cây cối, hoa màu chết nhiều, rụng lá, bụi kim loại kèm tiếng ồn phát tán, đất cát, mồ mả bị san ủi nhưng những người nông dân không được bồi thường, cũng không được tái định cư…

Lá
Ảnh: FB tác giả

Dự án Hòa Phát Dung Quất rộng gần 400 ha (lớn gấp hơn 3 lần Hòa Phát ở Hải Dương) được giới thiệu là áp dụng công nghệ lò cao khép kín. Theo đó, quặng sắt thô được đưa vào nhà máy chế biến nguyên liệu loại bỏ tạp chất, tăng hàm lượng sắt và viên thành dạng cục tròn; sau đó quặng sắt, than cốc, vôi và phụ gia được đưa vào lò cao nấu lỏng thành nước gang; Gang lỏng được chuyển sang các lò tinh luyện của nhà máy luyện thép để cho ra phôi; phôi vừa ra lò được chuyển sang nhà máy cán cho ra thép thành phẩm.

Nhưng, khép kín – an toàn chả thấy đâu, từ khi họ xuất hiện số người ung thư, chết trẻ ở xã Hiệp Sơn, Kinh Môn, Hải Dương tăng lên khủng khiếp.

Theo TCVN 4449:1987 kèm quyết định số 04/2008/QĐ-BXD do Bộ Xây dựng ban hành, khoảng cách từ nhà máy này tới nhà dân phải đạt tối thiểu 1km mới an toàn. Còn theo tính toán của tôi, với quy mô công suất 4 triệu tấn 1 năm, khi mà công nghệ xử lý chất thải chưa đạt yêu cầu, khoảng cách từ nhà máy Hòa Phát tới khu dân cư phải trên 6km mới tạm an toàn, vì nước thải, khí thải, bụi kim loại… phát tán ra xa, rất khủng khiếp.

Nhưng trên thực tế, cách nhà máy Hòa Phát một bức tường là hàng trăm hộ dân thôn Đông Lỗ (xã Bình Thuận) sinh sống, có người dân cho biết cầm nam châm hút là bụi dính, sau một đêm bụi kim loại bám trắng nền nhà.

Nếu bụi siêu mịn PM2.5 (hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác) tích tụ lâu ngày mới dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm phổi, viêm phế quản… thì bụi kim loại (hình thành chủ yếu trong quá trình sản xuất cắt, mài, đánh bóng kim loại,…) có biểu hiện ngay như đau mắt, viêm mũi, viêm họng, gây tắc nghẽn cuống phổi làm giảm quá trình phân phối khí; phá hoại các mao quản làm cản trở quá trình hô hấp; gây tổn thương da, hư hại các mô phổi dẫn tới ung thư…

Còn đối với thực vật, cây trồng chậm phát triển, cháy lá khô cây, giảm khả năng quang hợp, đúng như những gì đang diễn ra cạnh nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất.

Nói đến tỷ phú nước ngoài nhiều người kính nể, còn nói đến tỷ phú nước mình nhiều người lo sợ. Ai rồi cũng phải chết, mọi sinh mạng đều quý giá như nhau, mong ông Trần Đình Long nghĩ lại, đừng vì danh phận tỷ phú mà coi mạng người như cỏ rác. Rồi một ngày kia tiền không mang theo được, danh phận tỷ phú cũng chẳng còn, người đời nhớ đến các ông như một lũ sát nhân phá hoại môi trường và giống nòi.

Khi đó các ông mới nhận ra một điều đơn giản: Làm người khó hơn làm tỷ phú rất nhiều. Và khi đó, có muốn sửa chữa thì mọi thứ đã quá muộn rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn