Sau Huawei, Mỹ cũng đang để mắt đến Tencent, Alibaba và Baidu

Thứ Sáu, 20 Tháng Chín 20197:25 SA(Xem: 3525)
Sau Huawei, Mỹ cũng đang để mắt đến Tencent, Alibaba và Baidu

Mới đây, một quan chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao Mỹ, khi đề cập đến Tencent, cũng nhắc đến Alibaba, Baidu, ZTE và Huawei, xem đó là những “công cụ đắc lực” trong tay chính quyền Bắc Kinh.

alibaba
Ông Christopher Ashley Ford – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách an ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí hạt nhân mới đây khi đề cập đến Alibaba đã bày tỏ quan điểm rằng các công ty như Huawei đều là “công cụ đắc lực” trong tay Bắc Kinh. (Ảnh: Shutterstocks)

Trang Quartz đưa tin, khi đánh giá những doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc hàng đầu như Tencent, Alibaba, Baidu, chính phủ Hoa Kỳ cũng coi nguy cơ mà các hãng này mang đến không khác gì Huawei. Gần đây, ông Christopher Ashley Ford – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách an ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí hạt nhân khi phát biểu trong một hội nghị đã nhận định rằng, Washington có thể sẽ mở rộng và tăng cường phạm vi xem xét các doanh nghiệp nói trên để bảo vệ an ninh quốc gia hiệu quả hơn nữa.

Ông Christopher Ashley Ford cho hay: “Dù là trên thực tế hay về mặt luật pháp, những doanh nghiệp như vậy ở khía cạnh quan trọng hoặc vì mục đích nào đó đều đóng vai trò công cụ đắc lực cho giới chức Bắc Kinh”. Ông cũng nhấn mạnh: “Công ty như Huawei, Tencent, ZTE, Alibaba và Baidu chẳng thể nói “không” nếu các quan chức lên tiếng yêu cầu.”

Tại Trung Quốc, có thể nói các công ty công nghệ này được coi như “vũ khí quốc gia”, hay nói chính xác hơn nữa thì là “vũ khí của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”. Không thể phủ nhận vai trò của họ trong việc xây dựng hệ thống giám sát cho chính quyền tại các “trại tập trung” ở Tân Cương hay trong phong trào “Phản đối Luật dẫn độ” ở Hồng Kông thời gian qua. 

Christopher Ashley Ford còn cho biết, khi Bắc Kinh không ngừng đàn áp những người bất đồng chính kiến, thì Huawei, Tencent, ZTE, Alibaba hay Baidu đều được chính quyền yêu cầu hỗ trợ dưới mọi hình thức, chẳng hạn như tìm cách mua lại công nghệ nước ngoài, truy cập mạng lưới nước ngoài để tiến hành giao dịch thương mại, thậm chí là đánh cắp cơ sở dữ liệu và sở hữu trí tuệ…

Không chỉ doanh nghiệp trong nước, nhiều công ty lớn của quốc tế cũng từng trải nghiệm tình huống này. Để có thể tiến nhập mở rộng thị trường Trung Quốc, nhiều công ty phải chấp nhận hợp tác vô điều kiện với Bắc Kinh, thậm chí đi ngược lại với chính sách của họ.

Tại Trung Quốc, nhiều hãng công nghệ vì lợi ích đã giúp Bắc Kinh phát triển các công cụ giám sát khác nhau. Họ hợp tác chặt chẽ với chính quyền để tiến hành nhiều phương pháp thử nghiệm khác nhau đối với người dân Trung Quốc, thậm chí còn xuất khẩu công nghệ này ra thế giới, từ đó mở rộng mô hình trấn áp của Bắc Kinh trên toàn cầu.

Huawei, Tencent, ZTE, Alibaba, Baidu cùng nhiều công ty công nghệ khác “giúp chính quyền phát triển, xây dựng và bảo trì” các công nghệ thống trị Trung Quốc. Những công nghệ này giúp ĐCSTQ tạo ra một mô hình giám sát và kiểm soát xã hội. Thêm nữa, sau khiĐCSTQ hỗ trợ toàn lực cho các công ty này về mặt chính sách và phát triển mở rộng ở nước ngoài, họ cũng phải quay lại giúp chính quyền xuất khẩu “Mô hình Trung Quốc” ra quốc tế.

Christopher Ashley Ford cũng đề cập thêm rằng, ĐCSTQ đang tích cực xuất khẩu “Giấc mơ Trung Hoa” hay “Mô hình Trung Quốc” ra thế giới. Ông chỉ trích những doanh nghiệp đang hỗ trợ giúp chính quyền Bắc Kinh và cảnh báo: “Một khi họ xuất khẩu sản phẩm cùng dịch vụ sang quốc gia khác, mô hình Trung Quốc sẽ xuất khẩu theo”. 

Hồi tháng 5 năm nay, chính quyền Trump đã liệt kê Huawei vào danh sách đen xuất khẩu với lý do an ninh quốc gia. Việc đưa Huawei vào “danh sách đen” không chỉ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của hãng này mà còn ngăn chặn Huawei tiếp tục kinh doanh với một số nhà cung cấp tại Mỹ một cách hiệu quả.

Ngoài ra 5 đơn vị cung cấp thiết bị giám sát Trung Quốc (trong đó có Hikvision, Dahua, Megvii, Meiya Pico và Iflytek) cũng có nguy cơ chịu chung số phận. Chính phủ Mỹ lo ngại thiết bị của các hãng này có thể được sử dụng trong hoạt động gián điệp. 

Quartz tin rằng mặc dù chính quyền Trump có thể chưa ngay lập tức có động thái liên quan đến Alibaba hay Tencent, nhưng nhận xét của Christopher Ashley Ford cũng đủ để cộng đồng an ninh Hoa Kỳ đánh giá lại mối nguy hại khi bắt tay cùng Baidu, Alibaba, Tencent hay Huawei.

Minh Ngọc

Ý kiến bạn đọc
Thứ Sáu, 20 Tháng Chín 20196:09 CH
Khách
Muộn màng còn hơn không . Cái nhìn của đa số người Mỹ về cộng sản còn rất nhiều thiếu sót , nhất là của giới ăn trắng mặc trơn , của giới sống trên nhung lụa , tháp ngà ! Đa phần họ như đi trên mây , họ cứ nghĩ rằng nước Mỹ thế nào thì Tàu cộng cũng tương tự , xã hội Mỹ kinh tế Mỹ sinh hoạt ra sao thì xã hội Tàu cộng kinh tế Tàu cộng cũng na ná .... thế thôi .

Có chăng khác tí ti , kiểm soát tí đỉnh , bóp nghẹt chút chút .... Không đắp chăn cộng sản thì không thể hiểu rõ cộng sản quỉ quái , ác ôn , ma lanh tàn độc như thế nào !
Ngay cả khi đắp chăn cộng sản , sau đó " qui mã " một thời gian , khi no cơm ấm cật , là cũng quên hết , là cũng tự dễ dãi chính mình . Biện bạch tìm quên bằng câu : " cộng sản giờ cũng phải thay đổi với trào lưu .... thay đổi với thế giới , không còn như ngày xưa ".

Đúng là cộng sản đã chửi cha Marx , bỏ kinh tế tập trung ; để sống còn , chúng đổi mới , quay về lại kinh tế thị trường ... mà chúng đã không tiếc lời xỉ vả chửi bới thậm tệ !!!
Chúng cho giới tiểu tư sản , tức giới mua bán cò con sống lại , chúng cho bỏ hợp tác xã , để người dân siêng năng canh tác cho chính mình , để có cái ăn cái uống và có cái dư dả bán ra ngoài . Xã hội khá lên nhờ giới tiểu thương này .

Trong khi con ông cháu cha , đảng viên lớn vẫn tiếp tục nắm giữ các hãng xưởng lớn thuộc nhà nước hoặc thuộc phe nhóm lợi ích .
Thế nên phải có cái nhìn đích xác rõ ràng vào xã hội cộng sản độc tài toàn trị bây giờ , nhìn sao cho đúng . Tiểu thương thì đúng là dành cho dân đen . Đại thương như Huawei, Tencent, ZTE, Alibaba hay Baidu .... không cách gì thuộc về tư nhân như ở các quốc gia tư bản theo kinh tế thị trường !!!
Các đại công ty này hoàn toàn thuộc nhà nước , do nhà nước cung cấp , trợ giúp bằng tất cả phương tiện , để phát triển mở mang vươn mình như Phù Đổng cạnh tranh với nước ngoài ... dưới danh nghĩa tư nhân, không mảy may dính dáng gì với nhà nước !

Đó là cách lừa bịp những người dân sống trong các nước tự do , cách quảng cáo sự ưu việt của xã hội cs , cách dễ dàng cạnh tranh với các hãng nước ngoài ; nhưng thực tế Huawei, Tencent, ZTE, Alibaba hay Baidu .... nhất nhất đều được bàn tay ma quỉ cầm quyền yểm trợ tối đa .... để cạnh tranh , để đánh gục các đại công ty tư nhân nước ngoài !!!

Vì vậy tuy muộn màng , nhưng có còn hơn không , không thể để Tàu cộng lừa bịp trong cạnh tranh thương mại, hưởng mãi qui chế nước đang phát triển , đè ép dân Tàu sống trong sự chết dần chết mòn vì ô nhiễm môi trường sống .... đến nỗi bầu trời xanh chỉ còn là giấc mơ ! Tất cả cho sản xuất , tất cả cho xuất cảng !!
Hãy suy nghĩ đi các bạn . Sinh mạng con dân họ , họ còn coi rẻ ... vậy thì sinh mạng của bạn , của người dân nước khác ... họ coi ra sao ????
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn