THẺ CĂN CƯỚC NGUYỄN ÁI QUẤC CÓ GÌ LẠ? - Lê Bá Vận

Thứ Sáu, 23 Tháng Tám 20196:01 CH(Xem: 5541)
THẺ CĂN CƯỚC NGUYỄN ÁI QUẤC CÓ GÌ LẠ? - Lê Bá Vận

THẺ CĂN CƯỚC NGUYỄN ÁI QUẤC CÓ GÌ LẠ? 

- Lê Bá Vận


                                     Image result for căn cước nguyễn ái quốc 

“Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh, mắt như sao, râu hơi dài…  già rồi nhưng vẫn vui tươi, già rồi nhưng vẫn vui tươi…” (Bài hát: Ai yêu bác Hồ…1945)


Có 2 tư liệu lịch sử về căn cước của Nguyễn Ái Quấc được lưu trữ: 1) ngày 4/9/1919, 2) thập niên 1930 và một tư liệu thứ 3 miêu tả nhân dạng Hồ Chí Minh (HCM) cuối năm 1945.  

Những tư liệu quý báu này là trung thực, góp phần làm sáng tỏ các bí ẩn về thân thế HCM.        

            I) Thẻ Căn Cước, Cấp Tại Pháp Ngày 4/9/1919. 

Đúng 100 năm trước, vào đầu tháng 9/1919 Nguyễn Tất Thành đến sở Cảnh sát Pháp khai tên là Nguyễn Ái Quấc, xuất trình các chứng từ hỗ trợ để xin cấp thẻ căn cước như sau: 

CARTE D’IDENTITÉ (THẺ CĂN CƯỚC)CanCuocCuaQuy

                     ------

Nom (Họ): Nguyên

Prénoms (Tên): Ai Quâc

Profession (Nghề nghiệp): Etudiant Sinh viên

Né le (Sinh ngày): 15 Janvier 1894  15/1/1894   

À (Tại): Vinh Département (Quận hạt): Annam

DOMICILE (Nơi cư trú): 6, villa des Gobelins Paris 13e 

 

SIGNALEMENT: NHÂN DẠNG

              ---------

Taille (Cao): 1 mètre 65 (1m65)

Cheveux (Tóc): noirs đen    

Barbe (Râu): không ghi  

Yeux (Mắt): noirs đen

Nez (Mũi) : Dos (Sống mũi) aplati dẹt, Base (đáy): horizontale ngang, Dimensions (kích thước): fortis  mạnh

Signes particuliers (Dấu đặc biệt): néants không có

Forme générale du visage (Khuôn mặt): ovale trái xoan

Teint (Nước da): mat nhấm,

-------

Signature du titulaire (Chữ ký người giữ thẻ): Nguyên A.Q.

Vísa du Commissaire de Police (Chứng nhận của Ủy viên Cảnh sát): ký tên (không rõ)

Đóng dấu mộc ở nơi ký tên và ở ảnh (dấu dập nổi).


               Pièces justificatives produites: Văn kiện hỗ trợ xuất trình:

Lettre de Mr Remnelt. Carte d’entrée à la bibliothèque Nationale délivrée sur la recommendation de Monsieur Longuet. Député        Le quatre  septembre 1919                

Thư của ông Remnelt. Thẻ vào thư viện quốc gia cấp theo giới thiệu của ông Longuet. Nghị sĩ.                                       Ngày bốn tháng chín năm 1919 


Lời bàn:

1) Họ tên. Nguyễn Ái Quấc, là tên mới đặt. Lúc sinh tên Nguyễn Sinh Cung/Côn. Nguyễn Tất Thành là tên lúc đi học ở Huế. Văn Ba là tên khi làm tạp dịch trên các chuyến tàu thủy viễn dương từ năm 1911. Đơn xin học trường thuộc địa gửi lên Tổng thống Pháp ngày 15/ 9/1911 thì đứng tên Nguyễn Tất Thành.


2) Nghề nghiệp. Sinh viên. Trong đơn ngày 15/9/1911 (chín năm trước) cũng khai sinh viên. Hiện nay các thẻ căn cước không còn ghi nghề nghiệp, dễ thay đổi.


3) Sinh ngày: 25/1/1894, là mới lạ. Trong đơn ngày 15/9/1911 ghi năm sinh là 1892. 

Chính thống thì Hồ Chí Minh (HCM) sinh ngày 19/5/1890 (năm Canh Dần, là tuổi Dần). 

Hồ có thói ưa thích đổi tên và ngày sinh, như tắc kè đổi màu. Cọng sản khoe là do nhu cầu hoạt động cách mạng. Song đó là về sau, lúc Hồ sang Tàu. Trước năm 1923 Nguyễn Tất Thành đang ở Pháp thì mọi hoạt động chính trị dù làm cách mạng đều công khai và hợp pháp. 

Phan Chu Trinh, Phan Văn Tường, Nguyễn Thế Truyền và mọi người khác chẳng ai đổi tên.

Có vẻ chắc HCM đổi tên để chối bỏ quá khứ “Nguyễn Tất Thành” không mấy sáng sủa, lại có tỳ tích xin Pháp cho vào học trường Thuộc địa và xin cho cha là Nguyễn Sinh Sắc phục chức.

Khai Ái Quấc năm sinh 1894 thì không liên quan với người có tên là Tất Thành sinh năm 1892.


4) Chiều cao 1 m 65. Chiều cao thay đổi theo tư thế và trong ngày. Nếu không là đặc biệt thì đo cho mang luôn giày (trừ đi một hai cm) hoặc được hỏi cao bao nhiêu để ghi vào thẻ. 

Hiện nay trong thẻ căn cước ít hoặc không ghi chiều cao (dụng cụ kiểm không thể mang theo). 

Trường hợp các lãnh tụ thế hệ xưa thì các số liệu đưa ra dễ sai nhầm.

Chưa ai đo chiều cao của HCM, chỉ chép theo căn cước năm 1919 của Nguyễn Ái Quấc.


5) Dấu đặc biệt. Trong căn cước cấp ngày 4/9/2019 ghi: không có dấu nhân dạng đặc biệt (signes particuliers: néants) thí dụ ở mặt, tai, mắt, trán v.v…không có gì khác lạ. 


6) Văn kiện hỗ trợ: Nguyễn Tất Thành có giấy khai sinh, có thẻ học sinh ở Huế (?) và tờ đơn gửi xin học trường thuộc đia. Văn Ba thì có giấy chứng nhận của các hãng tàu thủy cấp để đi lại.

Song Nguyễn Ái Quấc là tên mới đặt, chẳng có gì chứng minh, muốn xin làm thẻ căn cước để tiện dụng cần 2 văn kiện của người bảo chứng. Văn kiện thứ nhất là thư ông Remnelt, không ghi nghề nghiệp, văn kiện thứ hai là thẻ vào thư viện Quốc gia do một chính trị gia tăm tiếng: ông Longuet, nghĩ sĩ Quốc hội đương nhiệm, xin dùm cho Nguyễn Ái Quấc. 

Điều khác lạ là Nguyễn Ái Quấc khai là sinh viên, lại không có thẻ sinh viên, nhờ đó xin thêm thẻ thư viện quốc gia, cả 2 hỗ trợ việc xin làm thẻ căn cước chẳng phải nhờ người!


Được biết Jean Longuet (1876-1938) là cháu ngoại của Karl Marx, nghị sĩ 6/1914 - 12/1919, thuộc đảng

Xã hội Pháp, sáng lập tờ báo Le Populaire. Hai tờ báo Nhân đạo (L` Humanité) và Dân chúng (Le Populaire) đã đăng bản yêu sách của nhân dân An-Nam do Nguyễn Ái Quốc ký tên xưng danh thay mặt Hội những người An Nam yêu nước (Ái Quốc) gửi lên lãnh đạo các nước Đồng Minh và Tổng thống Mỹ Wilson ngày 18/6/1919 (song không được ngó ngàng).

Nguyễn Ái Quốc thì đã xin gia nhập đảng Xã hội Pháp vào tháng 2 năm 1919. 

Đó là lý do Quốc sau đó thay mặt gửi bản yêu sách (được 2 tờ báo cánh tả đăng tải).


Trên thẻ căn cước của Quấc có ghi chú các văn kiện hỗ trợ tỉ mỉ thì đấy là điều lạ, hiếm xẩy. 

Song thẻ căn cước này là một văn kiện trung thực, có 2 dấu mộc, có nghị sĩ Longuet bảo chứng.

Một điều đáng nói là nếu trong thẻ căn cước khai tên là Nguyễn Ái Quấc thì từ đấy về sau phải viết đúng tên ấy, nếu xưng là Nguyễn Ái Quốc, lúc dơi lúc chuột là thiếu nghiêm túc và bất hợp pháp. Về sau Quấc còn mang nhiều tên nhưng không xin làm thẻ căn cước, chỉ có nhiều giấy thông hành tạm.


             II) Hồ Sơ Hình Sự của Nguyễn Ái Quốc.


Hồ sơ này do sở Cảnh sát hình sự (sở Mật thám) ở Bắc Kỳ thiết lập đầu thập niên 1930.

Phần gốc gác và nhân dạng của Nguyễn Ái Quốc (NAQuốc) được ghi chi tiết như sau:


                  Image result for hồ chí minh

                      Của Cảnh Sát Hình Sự tại Bắc Kỳ

     Số 39 – NGUYỄN-ÁI-QUỐC, Nguyễn-Tất- Thành, hoặc (or) Nguyễn-Văn Thành, còn được gọi là (also known as) Nguyễn-Sinh-Con hoặc Nguyễn-Bé-Con, còn được gọi là Lý-Thụy, sinh năm (born in) 1892 tại Kim Liên (Nghệ An) con của người quá cố (son of deceased) Nguyễn- Sinh-Huy, còn được gọi là Nguyễn-Xuân-Sắc.

     PHYSICAL CHARACTERISTICS: Height 1m62,* lean build, thick líps,

    ĐẶC ĐIỂM NHÂN DẠNG: Chiều cao 1m62,* vóc gầy chắc, cặp môi dày,


Lời bàn:

NAQuốc bắt đầu gây chú ý là từ ngày 18/6/1919 với bản yêu sách của nhân dân An Nam. Ngày 6/2/1920 sau đó Tổng đốc Vinh gửi cho Pháp tài liệu về Nguyễn Sinh Sắc và 2 con trai. 

Hồ sơ hình sự trên được hoàn chỉnh năm 1931, trước thời điểm HCM, Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) mất ngày 27/11/1929 . Sổ thông hành Tàu tên Lý Thụy là từ năm 1924.

1) Họ tên: Tên chính là Nguyễn Ái Quốc và các tên khác. 

Tiếng Pháp “o, ô” đều đọc là “ô” (coco=dừa) nên Nguyễn Sinh Con là Nguyễn Sinh Côn. 


2) Năm sinh: Năm sinh là 1892, lấy năm sinh của Nguyễn Tất Thành ghi trong đơn xin học trường thuộc địa ngày 15/9/1911. Cũng có năm sinh của trò Nguyễn Sinh Cung ở Huế. Năm sinh khai 15/1/1894 trong căn cước là gian ý. Năm 1923 Hồ xin đi Nga, khai sinh ngày 15.2.1895.


3) Đặc điểm nhân dạng: Chiều cao NAQuốc là1m62. Số liệu này đến sau cùng là đúng, do các chuyên viên hình sự đưa ra, mức chính xác cao. Lúc này chưa có HCM.

Đặc điểm “vóc gầy chắc, cặp môi dày” là chính xác xét theo hình “Lev Trotsky & Nguyên Tat Thanh in Moskva (1924)” mà các chuyên viên thu thập được. 

Cảnh sát hình sự không liệt kê thêm đặc điểm nhân dạng nào khác.

Tóc đen, mắt đen … ghi trong thẻ căn cước hành chánh năm 1919 thì ở hồ sơ hình sự không cần thiết. Người Việt tất nhiên tóc đen, tròng mắt đen.


Các hình của HCM cho thấy trán cao (cao hơn 1/3 khuôn mặt, đo từ cằm đến chân tóc) trong lúc Nguyễn Ái Quấc trán vừa phải, khác hẳn. HCM không hói, chỉ về già tóc bạc.

Giống nhau mười điều, chỉ 1 điều khác thì đã là người khác. Đã có nhiều nguồn tin đáng tin cậy đăng tin Nguyễn Ái Quấc chết do lao phổi trong nhà tù ở Hong Kong năm 1932.

  

 Related image Image result for nguyễn ái quốc Image result for nguyễn ái quốc chết năm 1932 

 1)Nguyễn Ái Quốc, trán gọn.     2) Hồ Chí Minh vầng trán cao.     3) HCM và thuộc hạ. 


            III) Bài Hát: “Bác Chúng Em Dáng Cao Cao…”.

Đây là bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, nhạc sĩ Phong Nhã (Nguyễn Văn Tường) sáng tác vào cuối năm 1945. Bài này đầu tiên về HCM, rất nổi tiếng, có các câu:

“Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh. Bác chúng em mắt như sao, râu hơi dài… nước da nâu vì sương gió… bao phen bôn ba nước ngoài vì giống nòi. Bác nay tuy đã già rồi, già rồi nhưng vẫn vui tươi…”

Trong số các bài hát truyền thống của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cũng như trong tất cả các bài hát về bác Hồ, bài hát này là duy nhất ghi lại chân diện mục của họ Hồ, vô hình trung là tư liệu lịch sử trung thực vô giá. 


Lời bàn:

1) Nhân dạng: Dáng cao cao, người thanh thanh: tác giả bài hát quan sát rất tinh tường, không thể bịa đặt điều hiển nhiên. Dáng cao cao đối với người Việt là cao cỡ 1m70 trở lên. Điều này được thấy trong các hình Hồ chụp ra mắt chính phủ hoặc cùng thuộc hạ. Nguyễn Ái Quốc chỉ cao 1m62, sự khác biệt với Hồ thấy rõ, chưa kể chiều cao giảm theo tuổi già.

Mắt như sao có thể đúng tùy lúc. Râu hơi dài là đúng theo hình Hồ chụp nghiêng lúc đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. 

Nước da nâu thì phải là vậy, vì sương gió phần nào.

2) Hoạt động: Bôn ba nước ngoài vì giống nòi: hành tẩu giang hồ tại nước ngoài là đúng.

3) Bản chất: Già rồi nhưng vẫn vui tươi: mô tả chuẩn xác bản chất HCM “trâu già thích gặm cỏ non” thích ấu dâm hôn môi bé gái thiếu niên nhi đồng (xem hình).

      Related image Image result for em mơ gặp bác hồ Related image

+1) Bác chúng em mắt như sao. +2) Bài hát: Đêm qua em mơ gặp… Em âu yếm hôn lên má Bác. 

+3) Bác già rồi nhưng vẫn vui tươi: Hồ vít cổ cô bé, hôn môi trong chuyến công du một nước có truyền thống Hồi giáo, tháng 3/1959. Báo chí Indonesia la ó và đòi hỏi Hồ chấm dứt trò hôn hít này.

______


Lời Kết.

Hồ Chí Minh qua đời ngày 2.9 1969 đến nay 2.9.2019  được 50 năm.

Sinh thời Hồ sở đắc 2 điều nổi bật mà không thấy có ở các lãnh tụ nước ngoài.

      1- Bán nước. Hồ là lãnh tụ tối cao độc nhất bị buộc tội bán nước do Hồ sớm dẫn dắt Việt Nam đi từng bước từ cầu cạnh đến quy phục Tàu. Đã sa vào bẫy kẻ thù khổng lồ truyền kiếp phương Bắc thì Việt Nam diệt tộc, tuyệt chủng là cái chắc.

Trong tiến trình Hán hóa có lúc csViệt Nam cũng làm ra vẻ vùng vằng quẫy mạnh song để rồi đâu lại vào đấy cho đến ngày chúng dâng hiến nước trọn vẹn. 

Hiện tại, nhân 50 năm ngày giỗ Hồ, Tàu lại như mèo vờn chuột tiến vào bãi Tư Chính ở Biển Đông thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (1)

Xưa Lê Chiêu Thống chỉ bán nửa nước, là miền Bắc, nay Hồ làm mất cả nước, diệt vong.

Tội ác của Hồ là tạo ra một chế độ độc băng đảng, tham nhũng nặng và lệ thuộc vào Tàu.

  

      2- Bí ẩn. HCM là lãnh tụ cọng sản độc nhất có lai lịch bất minh. Câu hỏi đặt ra là HCM có phải là Nguyễn Tất Thành không, cho dù điều này chỉ cần tìm hiểu để tôn trọng sự thực chứ đằng nào thì HCM cũng đã là một kẻ xấu. Thật vậy:

+Nếu HCM là NTThành thì gia tộc Hồ không ra gì. Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ là một cẩu quan, rượu say đánh chết dân, nhờ chạy chọt nên chỉ bị triều đình Huế cách chức (1910), lại dụng mưu đưa Thành trốn sang Pháp xin học trường thuộc địa, xin Pháp phục chức cho cha.

Nguyễn Ái Quấc cũng là một tay thủ đoạn, gian hùng đáo để, khai man tên tuổi. 


+Nếu HCM không phải là Nguyễn Tất Thành, mà là Tàu? và có lẽ là thế sau khi thẩm định căn cước, nhân dạng và trình độ tiếng Việt thì hoá thân Hồ được câu thơ sau xác định: (2)

             

             “Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao !” (Chế Lan Viên).

CsVN rất đắc ý, phù hợp với câu ““Mình với ta tuy hai mà một” (Tản Đà).


Ôi! bất kể căn cước, nhân dạng, lý lịch, tội ác của HCM, biệt danh “đồ tể 54” đối với dân tộc Việt Nam cao ngất trời xanh chưa đền tội là do csVN giữ làm thần hộ mạng, bưng che sự thật, song:“Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt”. 

Đó là mạng lưới Internet phá tan huyền thoại csVN bịa đặt nhảm nhí về Hồ, giúp toàn dân nhận thức rõ rệt bộ mặt khốn nạn khát máu của gã sát thủ “Cải Cách Ruộng Đất 54”, tội đồ dân tộc, kẻ thù nhân dân.

Hiện tại xác ướp HCM, lý lịch mờ ám, linh hồn không thể siêu độ, trầm luân nơi địa ngục A Tỳ, ngóng chờ lũ thủ hạ hồn du địa phủ nhập bọn, song “Đánh rắn phải đánh dập đầu”:


Muốn thoát Trung, ta phải diệt cọng (csVN), muốn diệt cọng ta phải diệt Hồ (HCM)!

Lê Bá Vận.  (HNPD)

Chú Thích

(1) Bãi Tư Chính dài 63km, rộng 11 km. Binh sĩ đồn trú thuộc biên chế Tiểu đoàn DK1, trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân.[5] . Có 3 nhà giàn khoan nước sâu: DK1/11, DK1/12, DK1/14 hoàn thành trong các năm 1994-1995. 

Tàu kiểm ngư Việt Nam hoạt động bảo vệ quanh nhà giàn DK1. Tại bãi Tư Chính có hai hải đăng, đều có chiều cao tháp đèn 22 m, tầm hiệu lực 12 hải lý. Về hành chánh bãi Tư Chính thuộc phạm vi quản hạt của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Wikipedia tiếng Việt).


(2) Trình độ tiếng Việt. Hà Nội 1966 - HCM nhận lời xin phỏng vấn có quay phim màu của phóng viên Suzuki Toshiichi, hãng thông tấn Nhật Bản NDN. Lúc nhập cuộc, mỗi câu Nhật hỏi thì HCM lại cầm tập giấy đọc câu trả lời tiếng Việt được soạn sẵn (xem hình).

Người Nhật đã phải chào thua trước sự kiện hài lố bịch này chưa từng xẩy, huống hồ cho một nguyên thủ nước! Ôi, nhục quốc thể! Hi vọng không đến nỗi nếu là NAQuốc!

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 05 Tháng Mười Một 20194:21 CH
Khách
Bản yêu sách của nhân dân An Nam ngày 18/6/1919 được ký tên chung “Nguyễn Ái Quấc” (những người ái quốc, yêu nước).
Ngày 4/9/1919, hai tháng rưỡi sau, Nguyễn Tất Thành đến sở Cảnh sát Pháp xin làm thẻ căn cước lấy tên là “Nguyễn Ái Quấc” tức là nảy sinh ý đồ chiếm đoạt tên chung làm của tư riêng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn