Trang Lá Cải Ngày 1 - 8 -2019: Cuộc đời thăng trầm, tai tiếng cuả Hồ Lệ Thu

Thứ Năm, 01 Tháng Tám 20191:54 CH(Xem: 17114)
Trang Lá Cải Ngày 1 - 8 -2019: Cuộc đời thăng trầm, tai tiếng cuả Hồ Lệ Thu
****************
nguoi-viet.com

CSVN đào mồ ông Trần Bắc Hà để giảo nghiệm tử thi

Dân Huỳnh -

VN-Dao-Mo-Tran-Bac-Ha-696x431
Khu vực tổ chức lễ viếng ông Trần Bắc Hà. (Hình: VietNamNet)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cục Điều Tra Hình Sự Bộ Quốc Phòng CSVN đang chủ trì khám nghiệm hiện trường, giảo nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết của ông Trần Bắc Hà.

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo chính phủ thường kỳ diễn ra chiều Ngày 1 Tháng Tám, 2019, tại Hà Nội về quá trình làm rõ vụ ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), chết trong trại giam trước khi tới bệnh viện, Trung Tướng Lương Tam Quang, chánh văn phòng Bộ Công An, cho biết cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đang phối hợp với Cục Điều Tra Hình Sự Bộ Quốc Phòng vào cuộc điều tra.

Theo ông Quang, Cục Điều Tra Hình Sự Bộ Quốc Phòng đang chủ trì khám nghiệm hiện trường, giảo nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết của ông Trần Bắc Hà. “Khi có kết quả, chúng tôi sẽ thông tin đầy đủ đến cơ quan báo chí,” ông Quang nói với báo Người Lao Động.

Theo báo Lao Động, trước đó khoảng 6 giờ 30 ngày 18 Tháng Bảy, ông Trần Bắc Hà được chuyển từ trại giam tới Bệnh Viện 105. Tuy nhiên, ông này đã chết khi nhập viện.

Cũng theo tờ Lao Động, sau khi xác định ông Trần Bắc Hà chết “ngoại viện”, phía Bệnh Viện 105 đã tiếp nhận và đưa vào Nhà Tang Lễ để giám định pháp y theo quy định.

Sau hai ngày để ở Nhà Tang Lễ, xác ông Trần Bắc Hà được công an trả cho gia đình tổ chức lễ viếng và an táng tại Công Viên Vĩnh Hằng (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).

Hồi Tháng Mười Một, 2018, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An CSVN (C03) tống đạt các quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với ông Trần Bắc Hà để điều tra về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Thời điểm đó, mạng xã hội dậy sóng trước tin ông Trần Bắc Hà bị bắt ở ở Pakse, Lào, và dẫn giải về Việt Nam, vì từng có tin đồn ông Hà bị ung thư và điều trị tại Singapore.

Do ông Hà khá kín tiếng trên truyền thông nhà nước, nên có nhiều “giai thoại” về ông được lan truyền trên mạng xã hội, và một số blogger tin rằng ông “từng phang cả ghế vào vị phó chủ tịch tỉnh Bình Định; chửi quan chức cấp tỉnh như chửi con ở; nằng nặc đòi hút thuốc giữa sàn chứng khoán Tokyo; bắt cả chuyến bay dừng lại đợi mình tới trễ…”

Đến Tháng Ba, 2019, ông Trần Duy Tùng, 34 tuổi, con trai ông Trần Bắc Hà và là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần An Phú ở Quy Nhơn, Bình Định – cũng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.”

Tin gần đây nhất là hôm 15 Tháng Bảy, Sở Kế Hoạch-Đầu Tư tỉnh Bình Định cho biết Ủy Ban Nhân Dân tỉnh này đã ban hành tiêu chí đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án tại khu đất K200 trên đường An Dương Vương, sát bờ biển Quy Nhơn. Đây là “khu đất vàng” từng được ưu ái giao cho ông Trần Duy Tùng.

Vào cuối Tháng Năm, 2018, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đưa ra kết luận về những vi phạm của ông Trần Bắc Hà trong vụ án Ngân Hàng BIDV là rất nghiêm trọng.

Những sai phạm của ông Trần Bắc Hà được kể ra như “vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, bao gồm việc phê duyệt chủ trương cho vay 4,700 tỷ đồng (hơn $20.1 triệu) với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân Hàng Xây Dựng (VNCB).”

Sau kỳ họp của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đảng CSVN vào cuối Tháng Sáu, 2018, ông Trần Bắc Hà bị kỷ luật bằng hình thức “khai trừ khỏi đảng CSVN.” Quyết định này đã thu hút nhiều sự chú ý của dư luận vì theo phân tích của những nhà quan sát chính sự Việt Nam, ông Hà từng có một vai trò rất quan trọng bên cạnh ông Nguyễn Tấn Dũng.

Theo nhận định của một số nhà báo độc lập ở Việt Nam, mặc dù lúc đó ông Hà chỉ là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của BIDV nhưng qua mặt cả ông Nguyễn Văn Bình, là thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

Nhiều nguồn thạo tin trong nước còn biết đến ông Trần Bắc Hà là một Phật tử mộ đạo, cúng dường vô số cho nhiều chùa chiền.

Ông Trần Bắc Hà sinh năm 1956 tại Bình Định, có 35 năm làm việc tại BIDV. Với 8 năm 8 tháng giữ chức chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của BIDV, ông Hà được coi là “linh hồn” của ngân hàng này trong suốt thời gian dài. Thế nhưng, công luận biết đến ông Trần Bắc Hà nhiều hơn ở vị thế là “đàn em thân tín của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người có quyền uy đầy tai tiếng một thời.” (Tr.N)

Copyright © 2018, Người Việt Daily News


***********

Cuộc đời thăng trầm, tai tiếng cuả Hồ Lệ Thu


Ca sĩ Hồ Lệ Thu đã 3 đời chồng với nhiều người đàn ông đi qua. Nữ ca sỹ Hồ Lệ Thu tiết lộ góc khuất cuộc đời trong chương trình "Ký ức tươi đẹp". Ca sỹ Hồ Lệ Thu đã chia sẻ rất nhiều về quá khứ nghèo khó cho tới sau này thành danh và truân chuyên tình duyên.

Hồ Lệ Thu thừa nhận rằng làm nghệ sỹ nổi tiếng là hạnh phúc nhưng đi kèm với đó là áp lực từ việc luôn luôn giữ hình tượng, bởi đi đâu cũng bị chú ý nhiều hơn. Hồ Lệ Thu hiểu rằng suy nghĩ mỗi người mỗi kiểu và bản thân không thể cấm được người khác nghĩ sai về mình. Tuy nhiên bản thân cô luôn biết rằng mình làm đúng hay sai.

Hồ Lệ Thu tâm sự, nghệ sỹ ai cũng có scandal vì đây là điều không thể thiếu được trong showbiz. Tuy nhiên, mỗi khi sự cố xảy đến, cô luôn bình tĩnh để không ảnh hưởng tới người thân, không để rối loạn cuộc sống của mình. Khi bình tĩnh bước tiếp thì Hồ Lệ Thu sẽ vững vàng hơn khi đối mặt sóng gió tiếp theo.

Nữ ca sỹ bộc bạch, cô rất muốn về Việt Nam sớm hơn để phát triển sự nghiệp vì thấy thị trường âm nhạc trong nước đổi mới và sôi động hơn rất nhiều. Tuy nhiên vì lo lắng con gái đang đi học nên Hồ Lệ Thu không nỡ lòng bỏ con về Việt Nam.

attachment

Sau hơn 20 năm tích lũy kinh nghiệm và tâm huyết làm nghề, cho tới cuối năm 2018, Hồ Lệ Thu tự viết kịch bản, đạo diễn được một MV để mở đường cho sự trở về của mình.

Khi về nước, bên cạnh sự nghiệp thì chuyện đời tư của cô cũng được công chúng hết sức quan tâm. Trong khi nghệ sỹ thường giấu kín đời tư thì Hồ Lệ Thu quen tính thẳng thắn và thành thật. Cô có sao nói đó, có 3 đời chồng thì cứ nói luôn là 3 đời chồng.

Tuy nhiên trải qua 3 đời chồng, Hồ Lệ Thu cảm thấy sợ và không dám tiếp tục tiến đến hôn nhân: "Sau ba đời chồng, nhiều người hỏi tôi sao "xài hao" đàn ông quá vậy. Nhưng không phải tôi xài hao. Thực sự tôi luôn cố gắng hết sức nhưng đến khi không chịu được nữa thì tôi là người chia tay", cô tâm sự.

Ngoài ra, Hồ Lệ Thu cũng khẳng định: "Tôi không dám lấy chồng nữa. Bây giờ lấy tiếp người ta lại nói tôi lấy nhiều".

attachment

Người đẹp chia sẻ rằng, cô được nhiều người hỏi liệu có buồn vì cô đơn? Nhưng Hồ Lệ Thu chưa bao giờ cảm thấy buồn. Việc lâu lâu nhắc lại quá khứ chỉ để hoài niệm "cho vui" chứ không buồn hận ai cả.

Nhiều lúc Hồ Lệ Thu cũng nghĩ, có khi kiếp trước mình là đàn ông, phá phụ nữ nên kiếp này cô phải trả lại mọi thứ mà thôi. Cô tiết lộ: "Bây giờ, tôi cũng có bồ, nhưng bồ có thành chồng hay không lại là chuyện khác", nữ ca sỹ hài hước nói.

Hồ Lệ Thu là một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng, được khán giả trong nước cũng như hải ngoại đón nhận. Những ca khúc được Hồ Lệ Thu thể hiện phải kể đến như: "Dấu yêu ngày xưa", "Con tim dại khờ", "Để ta say". Cô từng cùng Thúy Uyên lập ra nhóm nhạc Techno nhưng sau đó lại quyết định sang nước ngoài định cư và hát cho trung tâm Trung tâm Thúy Nga.

Luôn xuất hiện trước công chúng với hình ảnh rạng rỡ nhưng ít ai biết rằng Hồ Lệ Thu từng trải qua cuộc hôn nhân đau buồn vì chồng cấm về thăm mẹ đẻ, thậm chí "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" khi cô đang mang bầu. Sau khoảng thời gian chịu đựng nỗi đau về cả tinh thần và thể xác, Hồ Lệ Thu đã quyết định ly hôn.

Giờ đây, Hồ Lệ Thu đã có cuộc sống khá thoải mái bên bố mẹ và con gái ở trời Tây. Dù đã gần 50 tuổi nhưng Hồ Lệ Thu vẫn đắt show đi diễn. Ngoài ra, cô còn dành thời gian để đi du lịch, tận hưởng cuộc sống. Hồ Lệ Thu còn lập quỹ từ thiện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn
**************

Chồng đoạt mạng vợ vì câu nói cằn nhằn

Nam (37 tuổi, ở Hà Nội) cầm dao gọt hoa quả đâm chết vợ khi bị nói "suốt ngày nhậu nhẹt".

Ngày 1/8 của TAND Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Công Nam (37 tuổi, ở huyện Ba Vì) hình phạt 15 năm tù do giết người vợ 14 năm chung sống.

Bị cáo Nam tại phiên tòa sơ thẩm.

Bị cáo Nam tại phiên tòa sơ thẩm.

Theo bản án sơ thẩm, bực bội vì nhiều lần khuyên bảo chồng bỏ rượu không được, chiều 12/2, chị Oanh đi làm về thấy Nam nằm ngủ do uống say nên càu nhàu "suốt ngày nhậu nhẹt".

Bị vợ kéo chăn, Nam choàng tỉnh và to tiếng. Trong lúc giằng co, Nam đã đâm một nhát dao vào bụng, đoạt mạng vợ.

Tòa cho rằng nạn nhân có một phần lỗi, bị cáo được đại diện gia đình chị Oanh xin giảm nhẹ hình phạt nên tuyên mức án như trên.

Việt Dũng


************

Siết cổ người yêu khi đang bàn chuyện đám cưới

Nghi Diệu có bạn trai mới, Được lấy đoạn dây dù siết cổ bạn gái đến chết, sau đó nổ xe máy bỏ trốn.

Ngày 1/8, Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Long An cho biết vừa tiếp nhận nghi phạm Nguyễn Văn Được (20 tuổi, ngụ tại xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh, Long An) do Công an huyện Bến Lức bàn giao về hành vi Giết người. Trước đó, Được đã đến công an huyện đầu thú khai nhận vừa ra tay sát hại bạn gái tại nhà riêng ở khu dân cư Kiến Bình.

Khoảng 13h ngày 31/7, nghe tin bạn gái Lê Kim Diệu (19 tuổi, ngụ tại khu dân cư Kiến Bình) đang làm công nhân nghỉ phép về nhà, Được đi làm công nhân ở huyện Bến Lức chạy xe máy đến để găp Diệu trao đổi chuyện chuẩn bị kết hôn với nhau.

Cả hai ngồi chơi tại phòng khách giữa nhà. Họ đang nói chuyện, bất chợt điện thoại Diệu có tin nhắn nên cô bước ra ngoài nhắn trả lời rồi quay vào.

Siet co nguoi yeu khi dang ban chuyen dam cuoi hinh anh 1
Khu dân cư nơi xảy ra án mạng giết người.

Thấy vậy Được nghi người con trai nào nhắn tin cho Diệu nên nổi cơn ghen dẫn tới mâu thuẫn cự cãi lớn tiếng với nhau. Không kiềm chế, bất ngờ Được lấy đoạn dây dù siết cổ bạn gái đến chết, sau đó nổ máy xe chạy khỏi hiện trường bỏ trốn.

Lúc chị Lê Thị Hằng (mẹ của Diệu) đi làm về phát hiện con gái đã tử vong, hoảng hốt báo tin cho công an xã. Được biết, cha mẹ Diệu đã ly dị nhau, nạn nhân đang sống cùng mẹ.

Qua khám nghiệm hiện trường, tử thi, Phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh xác định nạn nhân bị giết chết bằng sợi dây dù. Tang vật thu giữ ngay tại hiện trường.

Được sau khi gây án đã trốn lên huyện Bến Lức. Đến tối, anh ta đã ra Công an huyện Bến Lức đầu thú khai báo sự việc.


*************

Vụ 400 người TQ đánh bạc: Điều tra nghi vấn về Công ty Hiệp Phong

Trong 395 người Trung Quốc tổ chức đánh bạc chỉ có 19 người đăng ký tạm trú. Bộ Công an sẽ điều tra dấu hiệu sai phạm của các công ty du lịch và chủ đầu tư khu đô thị Our City.

Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 1/8, Zing.vn đặt câu hỏi cho đại diện Bộ Công an về việc gần 400 người Trung Quốc lén lút vận hành trang đánh bạc online tại khu đô thị Our City ở Hải Phòng.

“Gần 400 người Trung Quốc này đã vào Việt Nam bằng cách nào? Trách nhiệm của công an và chính quyền Hải Phòng trong vụ việc này ra sao?”, phóng viên đặt câu hỏi.

Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết đường dây đánh bạc liên quan 400 người Trung Quốc hoạt động tại khu đô thị Our City do Công ty Hiệp Phong đầu tư.

Ngày 27/7, Bộ Công an và Công an Hải Phòng phá chuyên án này. Chuyên án này lập ra qua công tác nắm tình hình và dựa vào những thông tin thu thập được.

Vu 400 nguoi TQ danh bac: Dieu tra nghi van ve Cong ty Hiep Phong hinh anh 1
Khu đô thị Our City. Ảnh: Việt Linh.

Khó khăn lớn nhất khi phá án là phải đảm bảo bí mật, để người vi phạm không tiêu hủy các chứng cứ điện tử.

Theo ông Quang, Bộ Công an chủ động tổ chức đấu tranh trong vụ này. “Khi chúng tôi phá vụ án đã tạm giữ 395 đối tượng, trong đó có 19 người đăng ký tạm trú. Số còn lại lợi dụng đường du lịch vào Việt Nam”, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết.

Do người phạm tội và bị hại đều là công dân Trung Quốc, chưa phát hiện bị hại người Việt Nam nên theo hiệp định tương trợ tư pháp, Bộ Công an đã bàn giao gần 400 người liên quan cho Công an Trung Quốc xử lý.

Về trách nhiệm của cơ quan quản lý, Chánh văn phòng Bộ Công an khẳng định sẽ điều tra, làm rõ những nghi vấn liên quan đến công ty Hiệp Phong trong vụ án này. Nếu vi phạm sẽ xử lý theo quy định của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng sẽ làm rõ các công ty du lịch đưa khách vào nhưng không quản lý, không khai báo. Nếu có căn cứ sẽ xử lý hành chính hoặc hình sự để ngăn chặn kẽ hở.

Vu 400 nguoi TQ danh bac: Dieu tra nghi van ve Cong ty Hiep Phong hinh anh 2
Gần 400 người Trung Quốc liên quan vụ việc đã được dẫn độ về nước sáng nay. Ảnh: Tiền Phong.

5 ngày trước (27/7), hàng trăm công an ập vào khu đô thị Our City ở đường Phạm Văn Đồng, quận Dương Kinh. Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện gần 400 người Trung Quốc đang vận hành đường dây đánh bạc qua mạng.

Ban chuyên án đã thu giữ gần 2.000 điện thoại di động, hơn 500 máy tính các loại cùng nhiều đồ vật, tài liệu liên quan. Công an bước đầu xác định số tiền giao dịch trên hệ thống đánh bạc này là hơn 3 tỷ nhân dân tệ (khoảng hơn 10.000 tỷ đồng).

Kết quả xác minh ban đầu cho thấy người cầm đầu nhóm này đang ở nước ngoài. Khu đô thị Our City ở Hải Phòng chỉ là nơi đặt máy móc vận hành đường dây đánh bạc cho người Trung Quốc tham gia.

Ngày 1/8, Công an Việt Nam đã bàn giao gần 400 người Trung Quốc cho công an nước này.


***********

Cuối cùng Quang Minh thừa nhận ly hôn Hồng Đào khi gỡ bỏ ảnh vợ


Trên trang cá nhân của nghệ sĩ Quang Minh cuối cùng cũng được đổi tên khi nghệ sĩ đã sử dụng hình ảnh của mình với hai con gái thay thế cho hình đại diện chụp cùng Hồng Đào sau ly hôn khiến mọi người tiếc nuối vì họ là một cặp đẹp đôi ngoài đời và trên sân khấu.

Vừa qua, Hồng Đào xác nhận tin đã chia tay Quang Minh sau 24 năm gắn bó. Thông tin này khiến mọi người tiếc nuối vì họ là một cặp đẹp đôi ngoài đời và trên sân khấu. Hơn 20 năm qua, cả hai kết hợp ăn ý trong các tiểu phẩm hài ở sân khấu hải ngoại.

Họ dùng chung Facebook, thường xuyên chia sẻ hình ảnh bên nhau trong các chuyến lưu diễn. Sau khi Hồng Đào công khai chuyện ly hôn, Quang Minh vẫn dùng trang cá nhân mang tên cả hai, để ảnh đại diện bên Hồng Đào. Tuy nhiên, mới đây, anh đã thay ảnh bìa và ảnh đại diện. Hình ảnh tình cảm của Quang Minh và Hồng Đào đã được gỡ xuống, thay vào đó là ảnh nam nghệ sĩ bên hai con gái. Cùng với đó, trang cá nhân cũng đổi sang tên Quang Minh.

attachment
Quang Minh bên hai con gái.

Dù có nhiều động thái từ mạng xã hội, Quang Minh vẫn từ chối trả lời báo chí về chuyện ly hôn. Những ngày qua, nam nghệ sĩ thường xuyên chia sẻ hình ảnh đời thường tại Mỹ. Anh du lịch cùng bạn bè, mua sắm và sớm tìm thấy sự cân bằng sau ly hôn.

Trước đó, Hồng Đào bất ngờ chia sẻ thông tin đã chia tay với Quang Minh trên Facebook. Chị viết: "Buổi sáng Cali thật yên, tôi ngồi suy nghĩ đủ thứ. Nhiều việc xảy đến với tôi. Tôi vừa bước ra khỏi cuộc hôn nhân sau hơn 20 năm, lại vừa đưa tiễn một người bạn thân ra đi mãi mãi. Có những thay đổi bất ngờ làm mình ngơ ngác. Mới nhận ra rằng cuộc sống chẳng bao giờ đúng theo kế hoạch của mình".

attachment
Hồng Đào và Quang Minh chia tay ở tuổi U60 khiến khán giả tiếc nuối.

Tin cặp đôi làng hài chia tay đã xôn xao trong giới giải trí từ năm 2016. Nhưng khi đó, cả hai đều phủ nhận. Họ khẳng định cuộc sống vợ chồng vẫn bình yên, hạnh phúc và cùng chung tay chăm lo cho hai con gái. Họ cho rằng tin đồn xuất phát từ chuyện "xô chén xô bát" của cả hai, cũng là điều khó tránh khỏi trong đời sống hôn nhân.

Vào tháng 6, một nguồn tin xác nhận với ****.vn Quang Minh và Hồng Đào đã hoàn tất các thủ tục ly hôn. Dù không còn gắn bó trong đời sống, họ vẫn kết hợp trong công việc với thái độ làm việc chỉn chu, chuyên nghiệp.

Quang Minh, Hồng Đào kết hôn ở Mỹ vào năm 1995, sau khi nam nghệ sĩ ly hôn lần đầu. Từ đó, cả hai kết hợp thành đôi bạn diễn ăn ý tại sân khấu hải ngoại. Cặp nghệ sĩ đã có hai con gái chung trước khi chia tay.


*************

Tán gái thời công nghệ

Bí mật đằng sau chiếc mũ dài của lính gác ở Anh, rủi ro khi mua hàng trên mạng, hay Na Tra phiên bản thật...
3-2435-1415959434.jpg

Nhân tố phá đám.

4-4972-1415959434.jpg

Tiết kiệm chỗ.

5-6164-1415959435.jpg

Na Tra phiên bản thật.

6-3507-1415959435.jpg

Hậu quả khi mua hàng trên mạng.

7-5214-1415959435.jpg

Bí mật đằng sau chiếc mũ lông của lính gác Anh.

8-9543-1415959435.jpg

Bữa ăn rực rỡ.

1-4135-1415959436.jpg

Alô... đường bay đã sẵn sàng cất cánh chưa?

2-1534-1415959436.jpg

Giải pháp khi đường ngập.

9_1415959006.jpg

Ngủ trước là tổn thọ lắm.

10_1415959006.jpg

Khuôn mặt biểu cảm nhất năm.

11_1415959006.jpg

Chú chó tuân thủ luật giao thông chưa nè.

12_1415959006.jpg

Ủ ấm ngày đông.

13_1415959006.jpg

Đố bạn làm được thế này.

14_1415959006.jpg

Tán gái thời công nghệ.

15_1415959007.jpg

Hưởng ứng mốt thời trang siêu nhân chăng?

Ốc Sên


***********

Mắc bệnh lạ bị mất khả năng nghe nhìn, cuộc đời của bé gái 2 tuổi tưởng tan tành lại rẽ hướng thành người phụ nữ vĩ đại nhất hành tinh

VCCorp.vn

Helen Keller sinh ra là một đứa trẻ bình thường nhưng căn bệnh hiếm gặp đã đến và cướp đi thị lực và thính lực của bà. Bất chấp khiếm khuyết của bản thân, bà vươn lên mạnh mẽ như con phượng hoàng từ đống tro tàn và trở thành 1 trong những những người phụ nữ vĩ đại nhất lịch sử thế giới với quan niệm sống đáng học hỏi: "Chúng ta sẽ chẳng thực sự hạnh phúc cho đến khi làm cuộc đời của người khác trở nên tươi sáng hơn". Không chỉ trở thành nhà văn, thành viên của Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ, Helen còn là nguồn cảm hứng tuyệt vời với thông điệp, rằng sự kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ sẽ giúp con người vượt qua mọi giới hạn của bản thân.

Mắc bệnh lạ bị mất khả năng nghe nhìn, cuộc đời của bé gái 2 tuổi tưởng tan tành lại rẽ hướng thành người phụ nữ vĩ đại nhất hành tinh - Ảnh 1.

Chào đời vào ngày 27/6/1880 ở thành phố Tuscumbia, Alabama (Mỹ), Helen là con gái cả trong gia đình có 2 chị em gái. Bố mẹ của bà đều là những người có học vấn cao, chính vậy nên họ cũng đặt rất nhiều kỳ vọng của các con. Vậy nhưng, chỉ còn vài tháng đến sinh nhật tuổi lên 2, tai họa đã giáng xuống đầu Helen khi bà lên cơn sốt dữ dội và bị chẩn đoán mắc chứng bệnh lạ. Dù không nguy hại đến tính mạng nhưng căn bệnh này lại tước đi mất khả năng nghe nhìn của đứa trẻ chỉ mới tí tuổi.

Bỗng dưng trở thành người khuyết tật, Helen không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ và tức giận vì không thể làm mọi việc như bạn bè đồng trang lứa. Trong suốt 7 năm đầu đời, Helen không thể đến trường bất chấp bố mẹ tìm đủ mọi cách để cải thiện tình hình của con gái.

Trong suốt thời gian đó, bố mẹ Helen nhận ra đầu óc thông minh và nhanh nhạy của con gái. Họ quyết tâm không bỏ cuộc và cầu cứu khắp mọi nơi, kể cả việc tìm đến nhà khoa học nổi tiếng Alexander Graham Bell. Đến một ngày nọ, khi tương lai của Helen vẫn còn rất tăm tối thì 1 phép màu xảy đến với cuộc đời bà, đó là sự xuất hiện của cô nữ sinh Anne Sullivan vừa tốt nghiệp trường Perkins dành cho người khiếm thị. Người này đã đồng ý trở thành cô giáo và người hướng dẫn, giúp đỡ Helen bước qua quãng thời gian tăm tối nhất cuộc đời.

Mắc bệnh lạ bị mất khả năng nghe nhìn, cuộc đời của bé gái 2 tuổi tưởng tan tành lại rẽ hướng thành người phụ nữ vĩ đại nhất hành tinh - Ảnh 2.

Ban đầu, Helen từ chối tất cả nỗ lực của Anne nhưng cô gái trẻ vẫn cắn răng kiên trì, hạ quyết tâm phải tìm lại ánh sáng cho học trò của mình. Anne dạy Helen chữ cái bằng cách sử dụng ngón tay đánh vần lên cánh tay của cô bé. Để giúp Helen hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa từ vựng và thực tế, Anne đã dẫn học trò đi thị thực, nhờ đó mà khơi dậy niềm yêu thích của đứa trẻ. Chỉ sau vài tuần, tình hình của Helen có sự thay đổi rõ rệt. Mỗi buổi học đều mang đến cho Helen sự hứng thú như thể mở được cánh cửa bước ra thế giới mới bất kể em có nghe hay nhìn thấy cảnh vật hay không.

1 năm sau, Helen được gửi đến học tập tại trường khiếm thị Perkins ở Boston, Massachusetts. Tại đây, bà làm quen với hệ thống chữ nổi và bắt đầu tập tành viết lách bằng phương pháp dành riêng cho người khiếm thị. Năm 14 tuổi, Helen tiếp tục bay đến New York du học, trau dồi khả năng giao tiếp. Nhờ có sự giúp đỡ và đồng hành của Anne, Helen được nhận vào trường Radcliffe College trước khi trở thành người khiếm thị và khiếm thính đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp đại học vào năm 1904. Có thể thấy Anne nắm giữ chìa khóa mở ra khả năng vô hạn của Helen nhưng chính bà mới là người nỗ lực nhất, không phải để lấp đầy những thiếu sót mà tìm ra chính mình trong các điểm khiếm khuyết ấy.

Trong quãng thời gian còn là sinh viên, Helen đã cho xuất bản 2 cuốn sách The Story of My Life (1902), tự truyện nổi tiếng của bà được dịch ra hơn 50 thứ tiếng và là cuốn sách gối đầu của rất nhiều thế hệ, và Optimism (1903), như bước khởi đầu bước vào con đường viết lách và làm người diễn thuyết. Sau này, bà vẫn theo đuổi đam mê chắp bút viết nên rất nhiều tựa sách cũng như hàng trăm bài báo lớn đăng trên tạp chí, với chủ đề xoay quanh tinh thần lạc quan, nỗ lực qua khó khăn, cổ vũ những người có cùng hoàn cảnh…

"Tất cả những điều tốt đẹp và tuyệt vời nhất trên đời không thể nhìn thấy bằng mắt hay chạm vào bằng tay mà phải được cảm nhận bằng trái tim" - Helen từng nói.

Mắc bệnh lạ bị mất khả năng nghe nhìn, cuộc đời của bé gái 2 tuổi tưởng tan tành lại rẽ hướng thành người phụ nữ vĩ đại nhất hành tinh - Ảnh 3.

Năm 1905, Helen kết hôn với giảng viên đại học Harvard, John Macy. Sau khi lấy chồng, bà vẫn tiếp tục thực hiện những lý tưởng cao đẹp bằng cách dấn thân vào chính trường với mong muốn được giúp đỡ cộng đồng, nhất là hội người mù. Thông qua những bài diễn văn, Helen muốn trở thành tiếng nói của tầng lớp người dân lao động nghèo khó cũng như đòi quyền bình đẳng dành cho phụ nữ. Dần dần, Helen dần trở thành 1 trong những người phụ nữ đáng ngưỡng mộ nhất thế kỷ 20.

Năm 1920, Helen cùng một vài nhà hoạt động xã hội khác chung tay thành lập Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ. 4 năm tiếp theo, bà tự tay mở ra quỹ phi lợi nhuận dành cho người đánh mất thị thực mang tên American Foundation for the Blind mà chính bà làm đại sứ và chịu trách nhiệm phát ngôn chính. Helen gần như dành trọn nửa phần đời còn lại cho tổ chức này cho đến khi bà trút hơi thở cuối cùng vào năm 1968. Trước đó, vào năm 1964, Helen vinh dự được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Lyndon Johnson trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống.

Mắc bệnh lạ bị mất khả năng nghe nhìn, cuộc đời của bé gái 2 tuổi tưởng tan tành lại rẽ hướng thành người phụ nữ vĩ đại nhất hành tinh - Ảnh 4.

Cuộc đời đã mang đến thử thách lớn nhất cho Helen vào năm 2 tuổi khi tước đi quyền được nghe, được nhìn của bà. Tưởng chừng như quãng đời còn lại chỉ còn là một màu đen mờ mịt nhưng Helen chọn đi vào con đường khác và nó đã dẫn bà đến 1 cuộc đời thành công và vĩ đại hơn bất cứ ai khác. Cũng giống như câu nói nổi tiếng của người phụ nữ này: "Con người thường mất nhiều thời gian để nhìn vào cánh cửa đã đóng im lìm nhưng lại quên mất cánh cửa khác đang mở rộng chào đón chúng ta".

(Nguồn: Tổng hợp)


************

Kiều Thanh à, tình yêu của chị lớn tới đâu mà mang chồng hờ ra làm mồi nhậu cho dư luận thế?

VCCorp.vn

Thân gửi Kiều Thanh,

Có lẽ tôi cũng không cần giới thiệu danh tính làm gì khi những giờ qua có hàng ngàn lời nhắn vô danh gửi tới chị.

Chỉ xin giới thiệu, tôi là một người vợ có đăng ký kết hôn với chồng mình. Hiện tôi và chồng vẫn yêu thương nhau, nói như người ta hay nói là hạnh phúc. Tôi tin tôi đang hạnh phúc trên sự chân thật. Chắc chị hiểu, chẳng có sự lừa dối nào qua được bản năng nhạy cảm của lũ đàn bà chúng ta.

Những giờ qua người ta mắng chửi chị nhiều quá. Nhưng tôi chỉ thấy thương chị. Thương cho người đàn bà đa đoan, cố chấp, đi quá nửa đời người vẫn chưa hiểu thế nào là yêu, chung chăn gối với bố của con mình cả chục năm ròng mà không cảm được thế nào là nghĩa.

Kiều Thanh à, tình yêu của chị lớn tới đâu mà mang chồng hờ ra làm mồi nhậu cho dư luận thế? - Ảnh 1.

Diễn viên Kiều Thanh

Tôi thương cho cả con chị, con của vợ cả chồng chị. Những đứa trẻ không được nuôi dưỡng trong một gia đình thuận hòa, đủ cha đủ mẹ, phải nhìn mẹ của chúng sống cảnh chung chồng, giờ đây lại phải chịu những đàm tiếu, phán xét thọc mạch của người đời.

Và tôi thấy ái ngại cho người đàn ông già nhân ngãi non vợ chồng của chị. Chỉ trong một phút nông nổi, chị bán anh cho dư luận làm mồi, xé dọc xé ngang chấm muối ớt cay xè. Nhân danh tình yêu.

Trong câu chuyện của chị, tôi thấy chị nói đúng được một câu: "Nhìn tôi mà học". Vâng, tôi đã học được rất nhiều điều và xin giãi bày cùng chị những bài học ấy.

Kiều Thanh à, tình yêu của chị lớn tới đâu mà mang chồng hờ ra làm mồi nhậu cho dư luận thế? - Ảnh 2.

Bài học thứ nhất: Trong một cuộc hôn nhân, giữ thì giữ hẳn, buông thì buông hẳn, đừng nửa giữ nửa buông để phải chịu kiếp chung chồng mà tấm lòng tận nghĩa còn chẳng được ghi nhận

Theo những gì chị kể, "vợ cả", à mà không, vợ chính thức của bố con chị thực sự là một người phụ nữ đáng trách. Khi chồng chị ta gặp khó khăn, chị ta đã không ở bên anh ấy. Khi chồng chị ta đến với chị, chị ta cũng không ngăn cản. Chị ta còn tự tin tuyên bố "Chồng chị đi chán rồi sẽ về với chị". Và chị ta làm điều dại dột nhất trên đời là dám thách thức chị: "Từ giờ chị giao chồng cho em".

Dư luận mắng chị trơ trẽn vì câu "Chị giao thì tôi nhận". Nhưng tôi nghĩ khác, chị làm thế đúng quá. Chị ta đã không cần người đàn ông ấy, còn chị lại cần. Chị ta không giữ thì chị xin. Chị không giành giật, không tranh cướp, cũng không xông vào nhà cháy hôi của. Là do chị ta lót lá chuối trao chồng tay chị đấy thôi.

Nhưng cho tôi hỏi nhỏ: Trước khi được "vợ cả" giao chồng, chị và anh ấy đã yêu trong bóng tối được bao lâu? Có khi nào chị dằn vặt vì quan hệ vụng trộm với người có vợ hay không?

Kiều Thanh à, tình yêu của chị lớn tới đâu mà mang chồng hờ ra làm mồi nhậu cho dư luận thế? - Ảnh 3.

Lại nói về chị vợ, sau khi mang chồng đi gả cho chị, chị ta không ly hôn. Không rõ chị ta không muốn ly hôn hay chồng chị ta không muốn ly hôn? Không rõ chị ta thực sự tin rằng sớm muốn chồng sẽ quay về với mình hay chị ta muốn chơi xấu chị, muốn chị mãi mãi chỉ là phòng nhì, muốn con chị không bao giờ được mang họ bố?

Chị ta không ly hôn. Chị ta chấp nhận là vợ mà không được làm vợ. Chị ta vẫn tận hiếu với bố mẹ chồng, vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với gia đình chồng mà vẫn chấp nhận chồng chị ta chung chăn gối với chị. Chị ta thậm chí còn chấp nhận đi du lịch chung với cả chồng và vợ hờ của chồng là chị. Cao thủ hơn, chị ta còn trông con cho chị mỗi khi cả đại gia đình đi chơi. Lúc chị chụp ảnh tình tứ tay trong tay, vai kề vai với chồng chị ấy, có phải chị ấy đang ngồi một chỗ trông con cho chị không?

Nếu chuyện chị kể là thật, thì tin tôi đi, chị ấy không phải hạng tầm thường. Người đàn bà có thể đạt đến đỉnh cao của chữ nhẫn ấy hoặc là bậc chân tu hoặc vì quyền lực, tiền tài mà sẵn sàng đánh đổi hạnh phúc riêng tư lấy sự yên thân.

Kiều Thanh à, tình yêu của chị lớn tới đâu mà mang chồng hờ ra làm mồi nhậu cho dư luận thế? - Ảnh 4.

Trong trường hợp chị ta là chân tu, xin đừng so sánh tình yêu của chị ta với tình yêu của chị mà phạm thượng. Nếu tình yêu của chị ta dành cho chồng bé mọn, chị ta đã không thể làm được những điều đó trong chừng ấy năm. Không thể nín nhịn gối chiếc phòng không chờ chồng, không thể tận hiếu với bố mẹ chồng, và không thể giấu nhẹm câu chuyện sau cánh cửa nhà để cả thế giới không một ai biết chồng chị lập phòng nhì, mà lại lập phòng nhì với diễn viên nổi tiếng.

Chị ấy giữ thanh danh cho chồng, cho gia đình chồng như thế. Mà vì chồng nên giữ thanh danh cho cả vợ bé của chồng. Tình yêu của chị sánh thế nào cho được đây?

Nhưng ngay cả khi chị ta chân tu, tôi cũng không đồng tình khi chị ta không dứt khoát với chồng. Chị ta nên thương chị nhiều hơn mới phải. Chí ít cũng nên cho chị một danh phận đúng nghĩa. Dù gì, chị mới là người ở bên chồng chị ta khi anh ta khó khăn hoạn nạn, ốm đau bệnh tật. Vì anh ta mà chị phải dừng sự nghiệp vài năm kia mà.

Chị ta và anh ta cũng đâu còn mối liên quan nào ngoài những đứa con. Bản thân những đứa con cũng rất tường tận về tình trạng gia đình chúng: bố ở với vợ bé chứ không ở với mẹ mình. Chị ta đã giao chồng cho chị, sao không gửi chị luôn biên lai xác nhận? Cứ duy trì một gia đình không chính thống, trái cả pháp luật lẫn đạo đức xã hội để làm gì ngoài làm khổ chị ta, vướng cho chị và lụy đám trẻ con?

Kiều Thanh à, tình yêu của chị lớn tới đâu mà mang chồng hờ ra làm mồi nhậu cho dư luận thế? - Ảnh 5.

Bài học thứ hai: Người đàn ông không bỏ vợ cả, không cưới vợ bé nhất định không đáng để thờ

Trong câu chuyện của chị, bố của con chị hiện lên vô cùng mờ nhạt và yếu đuối. Khi khó khăn, anh ta ngã vào lòng chị. Khi vợ anh ta giao anh ta cho chị, anh ta cũng tuân thủ "vợ đặt đâu thì ngồi đấy". Anh ta sống cùng chị như vợ chồng, không thực hiện nghĩa vụ làm chồng với vợ cả, nhưng để vợ cả lo toan gánh vác giang sơn nhà mình. Anh ta yêu chị, chung tình với chị, nhưng quyết không cho chị danh phận. Đến con anh ta, anh ta cũng để nó mang họ chị, điều vốn dĩ khó chấp nhận với văn hóa người phương Đông.

Rồi gì nhỉ, anh ta xem sự hi sinh của chị là tất yếu. Chị kề vai sát cánh bên chồng, rời hào quang danh vọng vì chồng, nhưng anh ta không dành cho chị một sự trân trọng tối thiểu. Không ly hôn để cưới chị đã đành, anh ta thậm chí còn hành xử như kẻ trên. Như chị kể đấy, anh ta thậm chí bán nhà có tên chị mà không nói với chị một câu. Trong mắt người đàn ông đó, chị đâu phải là thê, mà chỉ là thiếp, đâu phải bạn đời, mà chỉ là bạn tình.

Chị tin rằng, mình càng hi sinh bao nhiêu, càng nín nhịn bao nhiêu, càng cúi xuống thấp bao nhiêu thì người đàn ông đó càng nhận ra tấm chân tình của chị ư? Chị tin rằng cách giữ chồng tốt nhất là thả ra, là tha thứ, là cảm thông ư? Sao chị không ngoảnh mặt lại mà nhìn một lần cho rõ tấm gương sáng ngời của "vợ cả"? Người đàn bà đã chọn cách thả ra, chọn cách tha thứ, chọn cách cảm thông, chọn cách yêu cả vợ hờ lẫn con vợ hờ chồng mình, chọn cách hi sinh, cho đi, nín nhịn, cúi thấp? Người đàn bà đó được gì sau những năm qua? Hay chỉ vài lần đáp đền đêm mặn nồng vụng trộm hoặc thậm chí là không?

Sao chị ngây ngô đến thế Kiều Thanh? Chồng vốn dĩ không phải để chắp tay vái lạy mà để nắm tay song hành. Nếu chị chọn cách thờ chồng thì cũng cần thờ bậc chính nhân quân tử, đừng thờ người đàn ông con rô cũng tiếc con diếc cũng muốn.

Kiều Thanh à, tình yêu của chị lớn tới đâu mà mang chồng hờ ra làm mồi nhậu cho dư luận thế? - Ảnh 6.

Hình minh họa

Bài học thứ ba: Những người nhân danh tình yêu thường không hiểu gì về tình yêu

Khi đường đột chia sẻ câu chuyện của mình ra thế giới, chị nói rất nhiều về tình yêu. Nhưng tôi e là, chị không hiểu nhiều về hai chữ ấy.

Chị tin chị yêu anh ta đủ nhiều, đủ lớn. Với tất cả những lý lẽ ở trên: nào là không cần danh phận, nào hi sinh, nín nhịn, tôn thờ. Chị chấp nhận là "người thứ ba", chỉ cần được ở bên anh ta.

Chị chấp nhận nhưng chị vẫn ấm ức chứ chẳng an yên tự tại trong cuộc hôn nhân ngoài vòng pháp luật bên lề đạo đức ấy. Chị bảo chị thiệt thòi hơn người vợ. Dù gần 10 năm qua, chị được ăn được tiếng được cả miếng giữa làng. Vợ cả thừa nhận chị, nhà chồng hờ chị thừa nhận chị, anh ta lại ở trong buồng của chị, con chị có bố, bố mẹ chị có con rể. Vậy chị thiệt thòi ở điểm nào? Phải chăng vẫn là một danh phận?

Và chị ghen tị với cái danh phận ấy ở người vợ cả chăng? E là chị chưa bao giờ đặt mình vào vị trí người vợ cả mà hình dung rồi.

Kiều Thanh à, tình yêu của chị lớn tới đâu mà mang chồng hờ ra làm mồi nhậu cho dư luận thế? - Ảnh 7.

Hình minh họa

Chị thử nghĩ xem, nếu chị có một cái nhà, chị đứng tên chủ sở hữu cái nhà nó, tất cả mọi người đều thừa nhận nhà đó là của chị, nhưng chị phải ở ngoài, một người đàn bà khác bước vào căn nhà đó sinh sống, chăm sóc cho nó, chị cảm thấy thế nào? Chị yên tâm vì nhà đó vẫn là của mình hay chị đau đớn, tủi hổ, quay quắt, bẽ bàng?

Cũng nói thêm rằng, đàn bà chẳng có ai hạnh phúc trong sự lừa dối đâu chị. Chỉ là người ta mắt nhắm mắt mở, cố tìm kiếm niềm vui ở những điều khác để quên đi gã đàn ông tồi tệ mê muội ái tình không thuốc hóa giải mà thôi.

Nếu chị vẫn cảm thấy mình thiệt thòi hơn vợ cả, ấy là vì tình yêu của chị không đủ lớn như chị nghĩ mà thôi.

Sở dĩ tôi dám kết luận như vậy, và dám đồ rằng chị không hiểu nhiều về tình yêu, là vì, nếu tình yêu của chị đủ lớn, chị sẽ im lặng.

Khán giả không cần và cũng không nên biết câu chuyện của chị. Xã hội càng không nên biết câu chuyện của chị. Bởi người ta mắng chị một, người ta sỉ vả người đàn ông của chị mười. Chị vì muốn thanh minh, biện hộ cho mình, hoặc vì một niềm tự hào đầy ảo tưởng, chị phô bày cuộc sống chẳng lấy gì làm hay ho và đúng đắn ra trước bàn dân thiên hạ, trưng diện chân dung một người đàn ông rất "ra gì và này nọ" của mình.

Nếu tình yêu của chị lớn lao như những gì chị tuyên bố, chị đã không có phút bất cẩn ấy, không có sự tự hào ảo giác ấy, để đến đỗi biến người chị gọi là chồng thành câu chuyện đàm tiếu không hồi kết ở miệng đời.

Kiều Thanh à, những bài học này thật đắt giá với tôi. Tôi cũng hy vọng nó sẽ đắt giá với chị. Tôi cũng mong chị sớm có danh phận. Bởi chỉ khi nào trở thành một người vợ đúng nghĩa, chị mới thấu hiểu thế nào là tình và nghĩa, là lớn và nhỏ, là giữ và buông. Cũng chỉ lúc ấy, chị mới cảm nhận được nỗi đau xát muối khi có một người thứ ba nhón chân vào chiếc giường ngủ của vợ chồng chị.

Và cuối cùng, chúc chị tìm được hạnh phúc không trên sự dối lừa
*************

Lơ lửng ngoài lan can tầng 6 rồi rơi xuống đất, bé trai 3 tuổi may mắn thoát chết nhờ sự nhanh trí của mọi người

VCCorp.vn

Bản tính của trẻ con vốn rất là hiếu động và tò mò, không có người trông coi là chúng sẵn sàng nghịch tung mọi thứ và chính vì chưa ý thức được mặt lợi mặt hại của việc làm nên nhiều khi dẫn đến hậu quả vô cùng đáng tiếc. Một ví dụ nhỏ là cậu bé trong trường hợp dưới đây, không hiểu vì lí do gì mà lại chơi rồi bị treo lơ lửng ngoài lan can đến mức bị rơi từ tầng cao xuống đất như thế này. Nhưng may mắn là cậu lại là một trong số ít thoát khỏi đại họa nhờ sự nhanh trí của người lớn.

Cụ thể vào ngày 29/7 vừa rồi, tại khu vực Cửu Long Ba, Trùng Khánh, Trung Quốc đã xảy ra vụ việc một đứa trẻ 3 tuổi bị treo ngoài lan can ở tầng 6 của tòa nhà, sau vài giây bám víu vào thành lan can thì cậu bé đã bị rơi thẳng xuống đất. Trước đó, khi phát hiện có đứa bé đang gặp nguy hiểm, rất nhiều người đã tụ tập bên dưới chân tòa nhà, la hét hỗn loạn tìm cách cứu lấy cháu bé.

Đứa bé 3 tuổi đã may mắn thoát chết khi mọi người phát hiện và giải cứu kịp thời.

Zhu Yanhui, làm việc cho công ty quản lý bất động sản chia sẻ: "Tôi nhìn lên và thấy đứa bé đang bám ở trên đó. Phản ứng đầu tiên của tôi là tìm thứ gì đó để đỡ đứa bé. Tôi nghĩ là cứ chạy nhanh đến rồi đỡ bằng tay không nhưng làm thế chắc chắn sẽ không được. Tôi bèn lấy chăn ra cùng với những người khác trong khi mắt vẫn ngước lên canh chừng đứa trẻ. Tôi nhìn chiếc chăn và lo lắng không biết có bắt được nó không. Điều duy nhất trong đầu tôi là phải làm sao để đứa bé được an toàn".

Không chỉ có Zhu, nhiều người khác cũng hợp sức đứng thành vòng tròn, tay cầm thật chặt chiếc chăn để cứu cậu bé. Khoảng 10 giây sau đó thì đứa bé rơi xuống. Zhou Xiaobo, đồng nghiệp với Zhu Yanhui nói: "Tất cả đều diễn ra trong chớp mắt". Theo CCTV, những người đã tham gia cứu đứa bé bao gồm cư dân tòa nhà, bảo vệ và nhân viên vệ sinh.

Lơ lửng ngoài lan can tầng 6 rồi rơi xuống đất, bé trai 3 tuổi may mắn thoát chết nhờ sự nhanh trí của mọi người - Ảnh 2.

Người dân đưa cậu bé 3 tuổi đến bệnh viện.

Ngay sau khi đứa bé rơi xuống trúng vào chiếc chăn cứu hộ, người hàng xóm sống bên cạnh đã đưa bé vào bệnh viện, rất may cậu bé không bị thương, thoát khỏi bàn tay tử thần trong ngoạn mục. Theo cảnh sát, cậu bé sống cùng bà ngoại ở căn hộ trên tầng 6, lúc đó vì thấy cháu đang ngủ nên bà tranh thủ ra ngoài đi chợ, khi bé thức dậy không thấy ai, bèn trèo lên bồn rửa rồi ngã xuống.

Lơ lửng ngoài lan can tầng 6 rồi rơi xuống đất, bé trai 3 tuổi may mắn thoát chết nhờ sự nhanh trí của mọi người - Ảnh 3.

Bà ngoại cháu bé tại phòng cảnh sát.

Vào ngày 24/7 vừa qua, ở thành phố Châu Hải, thuộc tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc cũng xảy ra một vụ tai nạn với tình huống tương tự, bé trai 2 tuổi bị rơi từ tầng 31 của tòa nhà xuống đất. Trước đó, vì thấy con trai ngủ say nên mẹ đã quyết định để con ở nhà 1 mình để đi làm tóc. Sau 2 tiếng quay về thì không thấy con đâu, cô này hốt hoảng đi tìm thì thấy đứa bé đã tử vong trong tình trạng không còn nguyên vẹn vì rơi từ trên cao xuống.

Trẻ nhỏ rất hiếu kì, nhiều người rời mắt một vài phút thôi mà đã lo lắng không yên. Vậy nhưng có nhiều người như bà cháu bé 3 tuổi hay người mẹ trẻ trong câu chuyện thương tâm trên lại vô tư để mặc con trẻ ở nhà 1 mình trong thời gian dài để ra ngoài, cuối cùng phải trả giá đắt vì sự vô tâm của mình. Hi vọng qua những vụ việc này, những người đang chăm trẻ nhỏ sẽ rút ra được bài học sâu sắc về thái độ chủ quan, thờ ơ với sự an nguy của con trẻ.

(Theo CNN)


***********

Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách


Kể từ khi Mai bắt đầu làm việc tại tiệm nail của mẹ tôi 5 năm trước, tôi luôn bắt gặp hình ảnh cô ngồi khom lưng chăm chút cho một bàn chân nào đó. Khi tôi đến tiệm vào buổi sáng, cô đắp chiếc 2 chiếc khăn nóng quanh chân một nam khách hàng. Cô xoay xở để cân bằng cơ thể mình một cách hoàn hảo trên chiếc ghế nhỏ xíu, đùi hơi gập quanh chân ghế spa. Khi đến phần massage, cô dồn lực, xoa bóp bắp chân theo những đường tròn nhỏ. Cô nổi tiếng là người massage giỏi nhất ở đây.

Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách - Ảnh 1.

Cô Mai làm "thợ nước" trong một tiệm nail ở Snellville, bang Georgia, Mỹ.

Mai đánh son màu hồng, áo sơ mi của cô mới ủi. Đến cuối ngày, quần áo của cô có thể sẽ bị vấy sơn móng tay, dầu dưỡng móng tay, kem tẩy da chết chiết xuất lô hội hoặc hỗn hợp của những thứ đó.

Mai là một "thợ nước". Điều đó có nghĩa là cô ấy chỉ có thể làm móng tay và móng chân, không cần thêm kỹ năng làm móng tay giả. Vì vậy, Mai không có bàn làm việc riêng. Khi hoàn thành một công việc, cô thư giãn trên ghế spa, đi tới phòng phía sau để ăn, hoặc lướt điện thoại ở phòng chờ phía trước.

Ngồi cách Mai vài ghế spa là Phụng. Phụng có thể làm móng bột acrylics, vì vậy cô được gọi là "thợ bột". Phụng được khách hàng biết đến với cái tên Ivy, cô đang ngồi trên ghế đẩu, sửa lại móng cũ cho khách.

Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách - Ảnh 2.

Phụng được khách hàng biết đến với tên Ivy, là một trong những thợ nail lành nghề nhất tiệm.

Cuối tuần, tôi thường đến cửa hàng giúp mẹ quét dọn, và thường thấy một đống bụi màu hồng, điểm xuyết những mẩu móng tay ở chân bàn của Phụng. Nhìn thấy tôi đến hôm nay, cô gật đầu chào rồi tiếp tục công việc với bộ móng. Chiếc áo ba lỗ màu hồng đào để lộ làn da mượt mà của cô, mái tóc cô được sấy vào nếp hoàn hảo.

Phụng làm việc thuần thục như thể nó đã trở thành một loại phản xạ có điều kiện. Là một trong những nhân viên lành nghề nhất tiệm, cô hầu như đã bỏ lại các thợ nước phía sau. Biết đắp bột là một lợi thế, nhưng cũng là một mối độc hại.

Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Phụng đeo một chiếc khẩu trang lớn màu trắng và lót 6 lớp khăn giấy bên trong để không bị ung thư. Dù ngồi ghế nhưng lưng cô vẫn đau vì phải khom xuống cả ngày. Cô cũng không được từ chối bất cứ yêu cầu của khách. "Khách hàng luôn nghĩ vì họ đang trả tiền nên họ có thể có mọi thứ họ muốn", Phụng nói.

Sự bùng nổ của các thợ làm móng người Việt tại Georgia là kết quả của sự va chạm giữa hai phong trào. Phong trào đầu tiên bắt đầu ở California vào những năm 1970, khi những người tị nạn tìm đến California. Tippi Hedren - một diễn viên Hollywood, muốn giúp đỡ phụ nữ tại một trại tị nạn gần Sacramento nên đã thuê thợ làm móng riêng của mình tới dạy 20 phụ nữ cách làm móng. Lớp học đầu tiên đó tiếp tục dạy nghề cho nhiều sinh viên, đỉnh cao là một thế hệ hiện đang nắm thế độc tôn trong ngành nail.

Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách - Ảnh 4.

Phong trào thứ hai là cuộc di cư hàng loạt của người Việt Nam đến Atlanta – nơi có thời tiết dễ chịu, trong đó có Phụng. Cô đến Boston lần đầu vào tháng 11 năm 2005. Sau một tháng mùa đông sống ở Boston, cô chuyển đến Arizona nhưng nơi này lại quá nóng. "Tôi không muốn các con tôi phải khổ thêm nữa", Phụng nói.

Suốt một năm sau đó, cô và chồng mỗi tối đều xem kênh dự báo thời tiết, lọc ra những thành phố có khí hậu tốt nhất. Chồng cô chọn Atlanta – nơi nhiều nắng và khí hậu ôn hòa, không có các hình thái thời tiết bất ổn, lại có rất nhiều người Việt sống ở đó. Họ chuyển tới Atlanta vào năm 2007. Năm 2009, Phụng mở một tiệm làm nail của riêng mình.

Năm 2013, chồng Phụng qua đời vì đau tim. 10 tháng sau, cô bán cửa tiệm của mình và bắt đầu làm việc cho mẹ tôi.

Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách - Ảnh 5.

Các thợ nail chăm sóc khách hàng.

Giờ đây, các tiệm làm móng đã trở thành hình thức kinh doanh chủ lực ở vùng ngoại ô miền nam nước Mỹ. Mọi trung tâm mua sắm đều có tiệm nail, nào là Diamond Nails (Móng kim cương), Classy Nails (Móng đẳng cấp), Fancy Nails (Móng độc lạ) hay Luxury Nails (Móng sang trọng). Thậm chí trong vài siêu thị Walmarts cũng có tiệm nail, tuy nhiên những địa điểm như vậy thường ít doanh thu hơn do khách hàng cho ít tiền tip hơn.

Bên cạnh việc mở các tiệm làm móng, người Mỹ gốc Việt cũng cho ra mắt dây chuyền sản xuất của riêng mình, chủ yếu là ở Atlanta. Người Việt từ Tennessee, Alabama, South Carolina và Florida sẽ lái xe đến đó để lấy acetone, cotton và sơn móng tay.

Những người thợ nail làm không phải vì đam mê, mà để kiếm sống thì đúng hơn. Với Mai, cô không có lựa chọn nào khác. Mẹ Mai bỏ đi ngay sau khi sinh con và bỏ cô lại trên giường bệnh viện. Các y tá lặng lẽ chuyển cô đến một trại trẻ mồ côi địa phương, nơi hàng trăm đứa trẻ cũng bị bỏ rơi như Mai. Mai không được đến trường. Cô học đọc và viết tại một ngôi chùa ở địa phương. Không được nhận nền giáo dục cơ bản, cô dường như lúc nào cũng phải vật lộn để sinh tồn - và điều đầu tiên cô làm là chạy trốn.

Khi Mai 16 tuổi, cha nuôi của cô muốn gả cô cho một người đàn ông cô chưa từng gặp. Mai trốn khỏi trang trại của họ và trở về Biên Hòa, thành phố nơi cô sinh ra. Hai năm tiếp theo, cô làm việc trong một chợ cá. Mỗi buổi sáng, cô cạo vảy cá, cắt khúc rồi bán cá ở khu chợ mở cửa vào lúc bình minh. Chiều và tối, cô nhặt vỏ lon, túi nilon và chai nhựa để bán lấy tiền. Đêm đến, cô mắc võng ngủ ngay tại sạp hàng cá của mình.

Vị cứu tinh đầu tiên của Mai chính là chồng cô. Chú ấy lái xe ba gác đi làm và tạt ngang qua hàng cá của cô vào một buổi sáng nọ. "Chắc chú ấy phải dễ thương lắm", tôi nói. Mai cười. Cô nói với tôi rằng bạn bè cô đã thuyết phục cô kết hôn với người đàn ông đó vì người đó có một ngôi nhà. "Họ nói cô cũng sẽ có nhà nếu hai cô chú thích nhau. Như thế sẽ an toàn hơn là ngủ màn trời chiếu đất", Mai kể lại.

Ân nhân thứ hai của Mai cũng gặp cô trên đường phố. Người đàn ông này cô gọi là Ông 8, hay Chú 8, bắt gặp cô đi cùng chồng trên chiếc ba gác. Ông nhận ra cô là con lai và cảm nhận được cuộc sống của cô khó khăn nhường nào. Ông muốn giúp cô tới Mỹ, nơi cô có thể tìm cho mình một cuộc sống tốt hơn. Ông giúp Mai làm giấy khai sinh và giấy đăng ký kết hôn, rồi cho vợ chồng cô vay 1.000 USD để trang trải chi phí đi lại ở Sài Gòn.

Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách - Ảnh 6.

Trong tiệm có vô số loại sơn móng tay.

Khi mới đến Mỹ, cô sống ở Clarkston, một khu phố của Atlanta. Hàng xóm của Mai giới thiệu cô tới làm tại Tomopack, một nhà máy chế biến và cung cấp thực phẩm cho quân đội. Trong vòng vài tuần, Mai và chồng đã làm việc toàn thời gian. Cô đếm đồ ăn còn chồng cô xếp chúng lên các tấm kê hàng.

"Cô không bao giờ nhận dù chỉ một đồng phúc lợi", Mai nói đầy kiêu hãnh và tự tin. Sau 10 năm gắn bó với Tomopack, hai vợ chồng Mai đều bị thôi việc. Một người bạn của Mai đang làm việc tại salon của cha tôi, bảo cô gọi cho mẹ tôi. Mai không có kinh nghiệm làm móng, nhưng mẹ tôi vẫn nhận cô.

Thỉnh thoảng, Mai giúp mẹ tôi quét dọn và lau sàn sau giờ làm việc, mẹ tôi thường đưa thêm cho cô 5 hoặc 10USD. Số tiền đó không nhiều, nhưng chắc chắn vẫn hơn mức lương 3,75 USD/giờ tại Tomopack.

Ngay từ khi mới đi làm, Mai đã gửi tiền về Việt Nam cho gia đình chồng. Tuy cuộc sống ở Mỹ của cô còn nghèo khó, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với ngôi nhà tranh của họ ở Việt Nam, ngôi nhà không có tường, chỉ có cột gỗ ở 4 góc. Tiền Mai gửi về được dùng để mua thực phẩm, thuốc thang và lo việc hiếu hỷ.

Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách - Ảnh 7.

Mai và Phụng vui vẻ nói chuyện với nhau.

Sau nhiều năm sống ở Mỹ, Phụng cũng đủ khả năng đưa bố mẹ và một số anh chị em của mình qua đây, mặc dù một nửa trong số họ vẫn ở Việt Nam.

Nhớ lại những khó khăn từng trải qua, Phụng nói: "Đôi khi cô cảm thấy muốn khóc, nhưng cô không khóc vì cô muốn các con nhìn thấy mẹ chúng cười. Cô sống vì chúng nó mà".

Mai nói với tôi rằng cô ấy rất hạnh phúc. "Ông trời đã cho cô một công việc, và cuộc sống thật yên bình".

"Cô có bao giờ nghĩ tới việc chuyển đi chỗ khác không?", tôi hỏi. "Không, cô sống ở Stone Mountain 16 năm rồi. Cô quen ở đây rồi".

Mai ngồi, tay vòng qua lưng ghế, hai chân bắt chéo. Son môi của cô hơi phai đi sau khi chăm sóc chân cho 2 khách hàng, nhưng lưng cô vẫn ưỡn thẳng. Đôi mắt Mai có ánh nhìn xa xăm giống Phụng, nhưng khi cô nhắm mắt lại với khuôn miệng mỉm cười, trông cô thực sự rất ung dung tự tại.

* Bài viết của My Ngoc To - con gái một chủ tiệm nail gốc Việt tại Snellville (bang Georgia, Mỹ) đăng trên The Guardians.


***********

Câu chuyện đầy cảm phục về nữ phóng viên ảnh kỳ diệu, bất chấp tử thần để cứu sống hàng nghìn nạn nhân từ chiến tranh

VCCorp.vn

"Tôi chỉ chờ chết"

Nelly Ating chia sẻ cô đã chịu đau đớn suốt nhiều tháng, đi khám hết qua nhiều bác sĩ mà vẫn không thể biết chính xác mình đang mắc phải căn bệnh bí ẩn gì. Cô thậm chí còn tuyệt vọng: "Tôi chỉ chờ chết."

"Người thì bảo ho gà, người khác thì đoán thương hàn. Trong suốt sáu tháng, không ai biết chính xác tôi bị gì. Tôi rơi vào trầm cảm, đã có lúc vì quá đau đớn, tôi từ bỏ và chỉ chờ tới lúc chết."

Căn bệnh cô mắc phải là lao.

Câu chuyện đầy cảm phục về nữ phóng viên ảnh kỳ diệu, bất chấp tử thần để cứu sống hàng nghìn nạn nhân từ chiến tranh - Ảnh 1.

Nelly Ating - nữ phóng viên ảnh đang hoạt động tại vùng chiến sự của Nigeria

Ating không tự nhiên mắc bệnh. Trước đó, nữ phóng viên đã dành nhiều tháng trời tại vùng Đông Bắc Nigeria để giúp đỡ, cũng như thu thập tài liệu về những nạn nhân của cuộc chiến tranh chống lại tổ chức khủng bố Boko Haram kéo dài hơn 10 năm.

Năm 2014, sau khi tốt nghiệp ĐH Mỹ Nigeria (AUN) chuyên ngành báo in, Ating đến bang Adamawa - khi ấy là một trong những khu vực ảnh hưởng nặng nề nhất từ chiến tranh tại Nigeria. Cô tham gia API (tổ chức Sáng kiến ​​Hòa bình Adamawa), một tổ chức phi lợi nhuận do AUN thành lập năm 2012, nhằm đào đạo và hỗ trợ người có nguy cơ bị bắt làm lính cho những kẻ khủng bố.

Câu chuyện đầy cảm phục về nữ phóng viên ảnh kỳ diệu, bất chấp tử thần để cứu sống hàng nghìn nạn nhân từ chiến tranh - Ảnh 2.

Nạn nhân của cuộc chiến tranh

"Tôi tham gia tổ chức ngay vào thời điểm chiến tranh đang diễn ra khốc liệt. Tổ chức đang cố gắng thúc đẩy hòa bình tại khu vực này," - Ating chia sẻ.

Trong suốt cuộc khủng hoảng, Ating và nhóm API là những người đầu tiên dang tay đón nhận nhóm người di cư tới Yola, thủ đô của bang Adamawa. Trong khi các cuộc tấn công bạo lực vẫn xảy ra thường xuyên tại Adamawa, Ating vẫn đến thăm các trại người di cư và các trạm chăm sóc người ốm – nơi dịch bệnh tràn lan – nhằm ghi lại câu chuyện và hình ảnh của những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng.

Câu chuyện đầy cảm phục về nữ phóng viên ảnh kỳ diệu, bất chấp tử thần để cứu sống hàng nghìn nạn nhân từ chiến tranh - Ảnh 3.

Cô thường xuyên tiếp cận, giúp đỡ họ và chăm sóc bệnh nhân. Đây cũng chính nguyên nhân khiến cô mắc phải căn bệnh lao quái ác đã hành hạ cô suốt nhiều tháng liền.

Ở hiền gặp lành, hành trình lại tiếp tục với những mảnh đời bị lãng quên

Lao là một loại bệnh truyền nhiễm, gây ra do nhiễm phải một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể, ảnh hưởng đến phổi, xương và đôi khi là cả hệ thần kinh.

Nhưng khi gần như đã tuyệt vọng với bệnh tật, may mắn đã mỉm cười với người có lòng tốt. Cô đã gặp được một bác sĩ ở Lagos chẩn đoán đúng bệnh - lúc này đang rất nguy kịch.

"Cô ấy kê đơn và bảo tôi phải cách ly trong vòng ba tuần," - Ating kể lại. Cô khỏi bệnh ít lâu sau đó.

Giờ đây, ở tuổi 30, Ating tiếp tục kể lại câu chuyện về những số phận gần như bị lãng quên ở Adamawa.

Câu chuyện đầy cảm phục về nữ phóng viên ảnh kỳ diệu, bất chấp tử thần để cứu sống hàng nghìn nạn nhân từ chiến tranh - Ảnh 4.

Trong một lần tác nghiệp, Ating tình cờ bắt gặp một người phụ nữ bị buộc phải cho con uống nước bẩn và ăn ngô sống. Từ đây, cô quyết định làm điều ý nghĩa hơn là chỉ đơn giản là chụp hình và ghi lại vài dòng mô tả.

"Tôi đã gặp một người phụ nữ vừa mới thoát khỏi cuộc chiến và đang lẩn trốn tại một nhà thờ. Chị bế theo một đứa bé 9 tháng tuổi, trông vô cùng thương tâm, và đã bế con đi bộ suốt từ Adamawa đến Cameroon trong nhiều ngày liền để đến được nơi an toàn." - Ating tâm sự.

"Chỉ nghĩ về đứa bé cùng tất cả những tổn thương mà mẹ con họ phải chịu thôi cũng đã khiến tôi rùng mình."

Câu chuyện đầy cảm phục về nữ phóng viên ảnh kỳ diệu, bất chấp tử thần để cứu sống hàng nghìn nạn nhân từ chiến tranh - Ảnh 5.

Nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa

Và chắc chắn hai mẹ con họ không phải là những người khốn khổ duy nhất nơi đây. Theo Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc, cuộc xung đột Boko Haram đã khiến hơn 500 nghìn người ở các quốc gia láng giềng như Chad, Niger và Cameroon phải rời bỏ quê hương, riêng Nigeria có khoảng hai triệu người.

Câu chuyện đầy cảm phục về nữ phóng viên ảnh kỳ diệu, bất chấp tử thần để cứu sống hàng nghìn nạn nhân từ chiến tranh - Ảnh 6.

Đau xót trước sự thật đó, Ating bắt đầu quyên góp tiền qua các phương tiện truyền thông để giúp đỡ những người sống sót từ cuộc chiến. Cô quyên được kha khá tiền từ bạn bè và cả người lạ trên Instagram và Facebook, rồi dùng tiền đó mua thức ăn sạch, tìm chỗ ở và có khi tìm được cả việc làm cho những người di cư.

Nhiều trẻ em mất cha mẹ do cuộc nổi loạn cũng được Ating giúp đỡ chi trả học phí. Cho đến nay, số lượng trẻ em được Ating giúp đỡ đến trường đã nhiều không thể kể xiết.

"Có khi tôi kêu gọi quyên góp để giúp đỡ chúng, cũng có khi tôi tự bỏ tiền túi ra để trả," - cô kể.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc tế UNICEF, Nigeria có số lượng trẻ em không được đi học cao nhất thế giới, lên đến 10,5 triệu em. Trong đó có rất nhiều em không thể cắp sách đến trường do ảnh hưởng của chiến tranh.

Ating chia sẻ cô cảm thấy rất đau xót khi thấy những đứa trẻ bị chiến tranh tước đoạt đi tương lai, và hy vọng có thể làm giảm đi con số đó bằng hành động nhỏ của cô.

Không chỉ kể lại câu chuyện về những nạn nhân khốn khổ của cuộc chiến, Ating còn đang thực hiện một cuốn sách về những người tiên phong lên tiếng giữa cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Adamawa.

"Kể chuyện đời họ là điều tôi nên làm," - Ating chia sẻ.

(Tham khảo: CNN)


**************

Thịt bò chế từ lợn, cá Trung Quốc: Bữa ăn toàn đồ giả

Những thông tin về thịt lợn chết, lợn giả bò, ruốc giá rẻ, cá quả Trung Quốc...lại khiến người tiêu dùng lo lắng về những nguồn thực phẩm chủ yếu trong bữa cơm của nhiều gia đình

Phát hiện nửa tấn thịt lợn thối trong lò mổ lậu

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai vừa bất ngờ kiểm tra lò mổ lợn lậu, do bà Trần Thị Kim Luyến (xã Quang Trung, huyện Thống Nhất) làm chủ, phát hiện nhiều con lợn đã được xẻ thịt, với tổng số trên 500kg thịt và nội tạng đang được ướp đá chờ mang đi tiêu thụ.

Toàn bộ số thịt lợn này đều có dấu hiệu mắc bệnh, có màu tím tái và đang trong giai đoạn phân hủy, bốc mùi hôi nồng nặc. Bà Luyến không xuất trình được giấy tờ liên quan đến giết mổ, kiểm dịch và thu mua số lợn trên. 

Thịt bò chế từ lợn, cá Trung Quốc: Bữa ăn toàn đồ giả

Số lợn bẩn trong lò mổ lậu.

Công nghệ biến lợn sề hết đát thành "thịt bò"

PV Báo Nông nghiệp Việt Nam vừa có cuộc điều tra một đường dây buôn lợn ốm chết ở Hưng Yên và phát hiện rất nhiều chi tiết rùng rợn, hãi hùng... Lợn chết sau khi được các chân rết nhập về, cho ngay vào lò mổ. Các đồ tể chỉ việc phanh xác, xử lý nội tạng rồi tuồn lượng thịt cho công đoạn pha trộn, ngụy trang thành thịt tươi cho các đầu mối pha lẫn lợn chết, lợn sống tuồn ra thị trường. Đối với lợn ốm chết hơi lâu, bốc mùi, đồ tể thường ngâm vào nước muối hoặc hàn the rồi cho vào tủ đông ngụy trang thành thịt tươi.

Thâm nhập đường dây buôn thịt lợn ốm chết ở Hưng Yên, PV chứng kiến những thủ thuật biến thịt lợn sề ốm chết thành thịt bò y như thật. Đây cũng là mánh lới làm ăn lợi nhuận nhất trong đường dây lợn ốm chết.

Thịt bò chế từ lợn, cá Trung Quốc: Bữa ăn toàn đồ giả

Huyết bò được sử dụng để làm màu cho thịt lợn sề

Lợn sề sau khi mổ phanh được lóc thành từng mảng giao cho từng người tỷ mẩn kháy từng thớ thịt, sao cho không được sót lại bất kỳ tí ti mỡ lợn nào. Thịt lợn sề lóc xong xếp gọn thành từng khối để chuyển sang giai đoạn làm màu và mùi. Theo đó, mỗi con lợn sề nặng chừng 2 tạ có thể “đánh” tới 70-80kg “thịt bò”.

Bó tay với ruốc thịt giá rẻ

Trên thị trường Hà Nội đang bán và sử dụng tràn lan thịt chà bông, bò khô có giá rẻ đến khó tin. Chà bông giá 75.000 đồng/kg, thịt bò khô 150.000-180.000 đồng/kg. Trong khi đó, theo các bà nội trợ, việc chế biến chà bông, bò khô đòi hỏi nhiều công đoạn và nhọc công. Để làm được 1 kg thịt chà bông phải mất 3kg nguyên liệu thịt tươi, giá khoảng 350.000 đồng. Một kg thịt bò khô phải mất 3kg nguyên liệu thịt bò tươi với giá từ 600-650.000 đồng.

Thịt bò chế từ lợn, cá Trung Quốc: Bữa ăn toàn đồ giả

Ruốc thịt giá rẻ bày bán khắp nơi nhưng khó ai biết chất lượng thế nào.

Theo các chuyên gia của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, họ chưa thể xác định được các loại thực phẩm trên được làm từ nguyên liệu gì. Song, theo kết quả phân tích, thịt chà bông chỉ có 17,1% protein, thịt bò khô 23,3% protein/100g thịt.

Cá quả Trung Quốc "độc chiếm" chợ cá lớn nhất Hà Nội

Chợ cá Làng Sở Thượng (chợ Yên Sở) được xem là chợ cá đầu mối “đệ nhất Hà thành”. Hầu hết các hàng đều có cá quả, tuy nhiên ở quầy hàng nào cá quả cũng trong tình trạng lờ đờ. Theo tiết lộ của một tiểu thương, cá quả lờ đờ là cá Trung Quốc. Trước đây chợ nhập nhiều loại cá cao cấp như cá tầm, nhưng nay chuyển sang nhập cả cá quả, ếch, chạch, cá trê... từ Trung Quốc. Chủ một ki ốt kinh doanh cá quả thuộc hàng lớn nhất chợ Yên Sở thẳng thắn: “Ở đây không có một con cá nào là cá quả ta, toàn cá quả Trung Quốc hết”.

Thịt bò chế từ lợn, cá Trung Quốc: Bữa ăn toàn đồ giả

Cá quả TQ bán tại chợ Yên Sở.

Rất khó để phân biệt cá quả Trung Quốc và cá quả ta, trong khi cá quả Trung Quốc lại có giá rẻ chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 so với cá quả ta nên được nhiều người chọn mua.

Theo Hạnh Nguyên/ Vietnamnet

********************

Người mẫu chân dài 1m1 cởi đồ khoả thân 1

Người mẫu chân dài 1m1 cởi đồ khoả thân 2

Người mẫu chân dài 1m1 cởi đồ khoả thân 3

Người mẫu chân dài 1m1 cởi đồ khoả thân 4

Người mẫu chân dài 1m1 cởi đồ khoả thân 5

Người mẫu chân dài 1m1 cởi đồ khoả thân 6

Người mẫu chân dài 1m1 cởi đồ khoả thân 7

Người mẫu chân dài 1m1 cởi đồ khoả thân 8

Người mẫu chân dài 1m1 cởi đồ khoả thân 9

Người mẫu chân dài 1m1 cởi đồ khoả thân 10

Người mẫu chân dài 1m1 cởi đồ khoả thân 11

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 16 Tháng Tư 20245:15 SA
Thứ Hai, 15 Tháng Tư 20244:35 SA
Chủ Nhật, 14 Tháng Tư 20245:23 SA
Thứ Bảy, 13 Tháng Tư 20243:48 SA
Thứ Sáu, 12 Tháng Tư 20246:28 SA
Thứ Năm, 11 Tháng Tư 20245:03 SA
Thứ Tư, 10 Tháng Tư 20245:30 SA
Thứ Ba, 09 Tháng Tư 20244:44 SA
Thứ Hai, 08 Tháng Tư 20245:53 SA
Chủ Nhật, 07 Tháng Tư 20245:02 SA