Nhật hoàng Akihito tuyên bố chính thức thoái vị, gửi lời chúc hòa bình tới thế giới

Thứ Ba, 30 Tháng Tư 20194:45 SA(Xem: 4376)
Nhật hoàng Akihito tuyên bố chính thức thoái vị, gửi lời chúc hòa bình tới thế giới
VCCorp.vn

Nhật hoàng Akihito sẽ kết thúc thời đại trị vì 30 năm vào đêm nay 30/4.

  • Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự cảm kích chân thành đối với Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko nhân lễ thoái vị.

    Tuyên bố của Tổng thống Trump được đưa ra bởi Nhà Trắng vào thứ Hai, một ngày trước khi Nhật hoàng Akihito thoái vị, chấm dứt kỷ nguyên Heisei và Thái tử Naruhito chuẩn bị lên ngôi vào ngày hôm sau, đánh dấu sự xuất hiện của một kỷ nguyên mới của Nhật Bản.

    Tổng thống Trump phát biểu, khi thời đại Heisei sắp kết thúc và triều đại mới bắt đầu, tôi nhận thấy tầm quan trọng to lớn của mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và Nhật Bản. Ông cho biết, Mỹ mong muốn tiếp tục hợp tác với Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.

    Ông chủ Nhà Trắng dự kiến sẽ đến thăm Nhật Bản vào cuối tháng 5, điều này sẽ khiến ông trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp tân vương Nhật Bản.

    reader?url=http%3A%2F%2Fsoha.vn%2Fbig-story%2Fnhat-ban-dem-nguoc-su-kien-200-nam-co-mot-nhat-hoang-akihito-da-bat-dau-nghi-thuc-thoai-vi-20190430133216297

  • Sau khi thoái vị, Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko sẽ tạm thời di chuyển vào Dinh thự Hoàng gia Takanawa ở Phường Minato của Tokyo trước khi định cư tại Cung điện Togu tại Akasaka. 

    Cung điện Togu sẽ được đổi tên thành Cung điện Hoàng gia Sento. Sau lễ thoái vị, Nhật Hoàng Akihito sẽ ngay lập tức giao tất cả các nghĩa vụ cho người kế nhiệm.

    Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu sẽ cầu nguyện cho đất nước và người dân sau khi rời khỏi Hoàng cung và dành nhiều thời gian hơn với bạn bè, nghe nhạc và đọc sách, theo các quan chức của Cơ quan Hoàng gia. 

    Từng là một nhà sinh vật học, Nhật hoàng Akihito sẽ tiếp tục nghiên cứu về cá bống. Trong khi đó, Hoàng hậu Michiko mong muốn có thể dành thời gian để đọc mọi cuốn sách mà bà chưa đọc trong một tuyên bố với báo chí vào tháng 10 năm ngoái. 

    Một trợ lý thân cận của Nhật hoàng và Hoàng hậu nói: "Họ sẽ bận rộn cho đến ngày cuối cùng của kỷ nguyên Heisei. Điều đầu tiên và quan trọng nhất, tôi mong họ được nghỉ ngơi".

    reader?url=http%3A%2F%2Fsoha.vn%2Fbig-story%2Fnhat-ban-dem-nguoc-su-kien-200-nam-co-mot-nhat-hoang-akihito-da-bat-dau-nghi-thuc-thoai-vi-20190430133216297

  • Ngày 30/4/2019, nhân dịp Nhật hoàng Akihito thoái vị, trở thành Thượng Hoàng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư tới Thượng Hoàng Nhật Bản Akihito. 

    Trong thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của Thượng Hoàng Akihato đối với đất nước, con người Việt Nam, đồng thời đánh giá cao ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Nhà Vua Nhật Bản năm 2017, khi Thượng Hoàng Akihito còn tại vị.

    reader?url=http%3A%2F%2Fsoha.vn%2Fbig-story%2Fnhat-ban-dem-nguoc-su-kien-200-nam-co-mot-nhat-hoang-akihito-da-bat-dau-nghi-thuc-thoai-vi-20190430133216297

  • Trong bài phát biểu cuối cùng kết thúc triều đại Heisei, Nhật hoàng Akihito đã gửi lời cảm ơn sự ủng hộ của công chúng và bày tỏ hy vọng về một tương lai hòa bình, thịnh vượng cho Nhật Bản và thế giới trong kỷ nguyên mới của Thái tử Naruhito.

    Nhật hoàng Akihito phát biểu: "Kể từ khi lên ngôi 30 năm trước, tôi đã thực hiện nghĩa vụ của mình với tư cách là Hoàng đế cùng với ý thức sâu sắc về sự tin tưởng và tôn trọng mọi người, và tôi thấy mình là người may mắn nhất có thể làm được điều đó. Cảm ơn mọi người đã chấp nhận và ủng hộ tôi trong vai trò là biểu tượng của Nhà nước. "

    "Tôi cùng với Hoàng hậu, chân thành mong muốn rằng thời đại Reiwa, bắt đầu vào ngày mai, sẽ ổn định và gặt hái được nhiều thành quả và tôi cầu nguyện, với tất cả trái tim mình, vì hòa bình và hạnh phúc cho tất cả mọi người ở Nhật Bản và trên toàn thế giới".

    Nhật hoàng Akihito tuyên bố chính thức thoái vị, gửi lời chúc hòa bình tới thế giới - Ảnh 1.

    Nhật hoàng Akihito tuyên bố chính thức thoái vị, gửi lời chúc hòa bình tới thế giới - Ảnh 2.

    Nhật hoàng Akihito tuyên bố chính thức thoái vị, gửi lời chúc hòa bình tới thế giới - Ảnh 3.

    Hình ảnh Nhật hoàng Akihito tại lễ tuyên bố thoái vị. Ảnh: AFP

    Nhật hoàng Akihito tuyên bố chính thức thoái vị, gửi lời chúc hòa bình tới thế giới - Ảnh 4.

    Chiếc xe chở Thái tử Naruhito và Phu nhân đến Cung điện ở Tokyo tham dự lễ thoái vị của Nhật hoàng Akihito. Ảnh: AFP

    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham dự lễ thoái vị của Nhật hoàng Akihito tại Tokyo. Nhật Hoàng Akihito đang trao lại ngai vàng hoa cúc cho con trai cả của mình, Thái tử Naruhito, 59 tuổi, mở ra kỷ nguyên mới có tên là "Reiwa".

    Nhật hoàng Akihito tuyên bố chính thức thoái vị, gửi lời chúc hòa bình tới thế giới - Ảnh 5.

    reader?url=http%3A%2F%2Fsoha.vn%2Fbig-story%2Fnhat-ban-dem-nguoc-su-kien-200-nam-co-mot-nhat-hoang-akihito-da-bat-dau-nghi-thuc-thoai-vi-20190430133216297

  • Các nhà lãnh đạo châu Á đã gửi điện thư tới Hoàng đế Akihito nhân dịp ông thoái vị,  trong đó Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bày tỏ sự cảm kích vì Nhật hoàng đã giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai nước.

    Trong bức thư, Moon nói rằng Nhật hoàng đã mạnh mẽ cam kết đảm bảo hòa bình trong triều đại kéo dài ba thập kỷ của ông.

    Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, trong một lá thư cùng ngày, đã gửi lời chúc mừng đến Nhật hoàng Akihito, đồng thời gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Nhật Bản.

    "Nhật Bản đã tiếp cận "các tình huống kinh tế một cách hoàn toàn mớ" và thích nghi với "môi trường chiến lược và an ninh đang thay đổi", ông Lý Hiển Long nói, "Lòng từ bi, sự tận tâm với người dân của Nhật hoàng và cam kết kiên định đối với hòa bình đã thúc đẩy Nhật Bản đối phó với những thách thức này".

    "Thời đại Heisei, đánh dấu thời kỳ trị vì của Nhật hoàng Akihito sẽ được nhớ đến như một kỷ nguyên hòa bình và ổn định của Nhật Bản", ông cũng nói.

    "Chúng tôi chúc Nhật hoàng và Hoàng hậu mạnh khỏe, hạnh phúc", Thủ tướng Singapore nói thêm.

    reader?url=http%3A%2F%2Fsoha.vn%2Fbig-story%2Fnhat-ban-dem-nguoc-su-kien-200-nam-co-mot-nhat-hoang-akihito-da-bat-dau-nghi-thuc-thoai-vi-20190430133216297

  • Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Ngày cuối cùng bận rộn của triều đại Heisei - Ảnh 1.

    Nhật hoàng Akihito tham gia nghi lễ "Taiirei-Tojitsu-Kashikodokoro-Omae-no-gi" tại Cung điện Hoàng gia vào sáng ngày 30/4/2019. Ảnh: Manichi

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Ngày cuối cùng bận rộn của triều đại Heisei - Ảnh 2.

    Ảnh: Manichi

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Ngày cuối cùng bận rộn của triều đại Heisei - Ảnh 3.

    Ảnh: Manichi

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Ngày cuối cùng bận rộn của triều đại Heisei - Ảnh 4.

    Ảnh: Manichi

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Ngày cuối cùng bận rộn của triều đại Heisei - Ảnh 5.

    Ảnh: Manichi

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Ngày cuối cùng bận rộn của triều đại Heisei - Ảnh 6.

    Thái tử Naruhito, người đảm nhận vai trò Hoàng đế từ ngày 1/5, vào Cung điện Hoàng gia bằng ô tô từ cổng Hanzomon lúc 9:22 sáng ngày 30/4/2019. Ảnh: Manichi

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Ngày cuối cùng bận rộn của triều đại Heisei - Ảnh 7.

    Hoàng tử Akishino, con trai thứ hai của Nhật hoàng Akihito và vợ ông là Công chúa Kiko vào Cung điện Hoàng gia qua cổng Hanzomon bằng ô tô lúc 9:42 sáng cùng ngày. Ảnh: Manichi

    reader?url=http%3A%2F%2Fsoha.vn%2Fbig-story%2Fnhat-ban-dem-nguoc-su-kien-200-nam-co-mot-nhat-hoang-akihito-da-bat-dau-nghi-thuc-thoai-vi-20190430133216297

  • Nhật hoàng Akihito sẽ là hoàng đế đầu tiên thoái vị ngai vàng trong lịch sử Nhật Bản hiện đại. Trước đây, ngôi vị chỉ được truyền lại khi Nhật Hoàng qua đời. Vì vậy, thay vì chào đón kỷ nguyên mới giữa bầu không khí trầm buồn như trước đây, kỷ nguyên Reiwa đối với người Nhật Bản sẽ là một bữa tiệc. 

    Sáng thứ Tư, ngày đầu tiên của triều đại Reiwa, sẽ trở thành một ngày bận rộn cho các cửa hàng bách hóa của Tokyo. 

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Ngày cuối cùng bận rộn của triều đại Heisei - Ảnh 1.

    Menu bánh đặc biệt mừng dịp Nhật Bản có niên hiệu mới Reiwa

    Matsuya Ginza đã mời một số nghệ sĩ kèn để biểu diễn khi khách vào cửa hàng. Cửa hàng bách hóa cũng sẽ khắc tên niên hiệu mới Reiwa lên đồng hồ và nhẫn. Mặt hàng đặc trưng là monaka, bánh quế có hình hoa cúc nhân mứt đậu. Hoa cúc, kiku trong tiếng Nhật, là biểu tượng của sự trường thọ, trường sinh bất lão và mang dấu ấn của Hoàng gia. 

    Trong khi đó, khách sạn Ritz-Carlton ở Osaka đang chào bán một loại cocktail lấy cảm hứng từ thời đại Reiwa trên quầy bar ở tầng 5. Đồ uống có tên gọi Kaoru-Reiwa, được nhà pha chế Mihoko Sato sáng tạo ra. Cái tên Kaoru được trích dẫn trong Manyoshu, tuyển tập lâu đời nhất của thơ ca Nhật Bản. Niên hiệu Reiwa cũng được lấy từ tác phẩm này. 

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Ngày cuối cùng bận rộn của triều đại Heisei - Ảnh 2.

    Một loại cocktail lấy cảm hứng từ thời đại Reiwa.

    Món Cocktail này được kết hợp từ rượu sake của Kyoto và vodka, trộn với si-rô làm từ hỗn hợp dâu tây, cà chua và cam quýt chín. "Có đơn đặt hàng mỗi ngày kể từ khi chúng tôi bắt đầu bán loại cocktail này," Sato nói. "Nó đã được cả nam giới và phụ nữ yêu thích và tôi đã nhận được những lời khen ngợi vì hương vị thơm ngon, mới mẻ".

    reader?url=http%3A%2F%2Fsoha.vn%2Fbig-story%2Fnhat-ban-dem-nguoc-su-kien-200-nam-co-mot-nhat-hoang-akihito-da-bat-dau-nghi-thuc-thoai-vi-20190430133216297

  • Sau khi chính thức rời ngôi vào thứ Ba, Nhật hoàng Akihito sẽ trở thành vị vua đầu tiên của Nhật Bản sau 200 năm thoái vị. Thái tử Naruhito, trở thành tân vương mới của xứ sở mặt trời mọc.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 1.

    Nhật hoàng Akihito (Tsugunomiya Akihito) được sinh vào tháng 12/1933, là con trai trưởng và người con thứ năm của Hoàng đế Hirohito và Hoàng hậu Nagako. Theo truyền thuyết Nhật Bản, ông là hậu duệ trực tiếp của hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản Jimmu, khoảng năm 660 trước Công nguyên. Tên ông - Akihito có nghĩa là "đỉnh cao của đức hạnh" và Tsugunomiya có nghĩa là "hoàng tử của sự kế thừa quyền uy và lòng nhân từ giác ngộ".

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 2.

    Nhật hoàng Akihito, 14 tuổi, sử dụng kính lúp tại trường học ở Tokyo. Theo phong tục của Nhật Bản thời điểm đó, khoảng 5 tuổi, ông đã bị tách khỏi cha mẹ, và được nuôi dạy bởi những người quản gia và gia sư.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 3.

    Nhật hoàng Akihito và cha mình, Hoàng đế Hirohito.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 4.

    Nhật hoàng Akihito mặc trang phục truyền thống tại một buổi lễ thừa kế ngai vàng.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 5.

    Ông đã gặp người vợ tương lai của mình, [Hoàng hậu] Michiko Shoda, tại một giải đấu quần vợt. Ông là Hoàng đế Nhật Bản đầu tiên kết hôn với một người phụ nữ không thuộc tầng lớp quý tộc.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 6.

    Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko trong trang phục cưới truyền thống trước lễ kết hôn vào tháng 4 năm 1959.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 7.

    Các thành viên của hoàng tộc Nhật Bản chụp ảnh vào năm 1961. Nhật hoàng Akihito đứng thứ hai từ trái sang, nhìn vợ và con trai đầu của họ, Thái tử Naruhito.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 8.

    Nhật hoàng chơi đùa cùng Thái tử Naruhito. Ông bà còn có người con trai khác là hoàng tử Fumihito (sinh năm 1965) và công chúa Sayako (sinh năm 1969).

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 9.

    Nhật hoàng và hoàng hậu tham gia các sự kiện quốc tế. Hình ảnh Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko được đón tiếp tại Nhà Trắng bởi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và đệ nhất phu nhân Nancy Reagan năm 1987.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 10.

    Nhật hoàng Akihito chính thức lên ngôi vào buổi lễ năm 1990, trở thành hoàng đế thứ 125 của Nhật Bản.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 11.

    Nhật hoàng Akihito đã nhiều lần bày tỏ sự hối hận về hành động của Nhật Bản trước và trong Thế chiến II. Ông đã đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Tưởng niệm Quốc gia Thái Bình Dương, Honolulu, Hawaii, Mỹ.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 12.

    Nhật hoàng và hoàng hậu cúi đầu trước những ngôi nhà bị sập sau trận động đất và sóng thần vào năm 2011. Sau thảm họa, ông đã đưa ra hành động chưa từng có - lần đầu tiên nói chuyện với công chúng trên truyền hình. "Tôi thực sự hy vọng các nạn nhân của thảm họa không bao giờ từ bỏ hy vọng, hãy chăm sóc bản thân và sống mạnh mẽ cho ngày mai",.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 13.

    Nhật hoàng Akihito quỳ gối và nói chuyện với người dân tại một nơi trú ẩn ở Minamisanriku.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 14.

    Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko vẫy tay chào người dân từ ban công Cung điện Hoàng gia vào tháng 1 năm 2018. Chỉ một tháng trước đó, có thông báo rằng ông sẽ thoái vị vào tháng 4 năm 2019.

    reader?url=http%3A%2F%2Fsoha.vn%2Fbig-story%2Fnhat-ban-dem-nguoc-su-kien-200-nam-co-mot-nhat-hoang-akihito-da-bat-dau-nghi-thuc-thoai-vi-20190430133216297

  • Vài giờ trước lễ thoái vị, người dân Nhật Bản đã tập trung đông đúc bên ngoài khu cung điện bất chấp tiết trời ẩm ướt và giá lạnh.

    "Chúng tôi đến đây vì hôm nay là ngày cuối cùng của thời đại Heisei và chúng tôi cảm thấy luyến tiếc vì điều này",  bà Akemi Yamauchi, 55 tuổi, đứng bên ngoài cung điện cùng chồng.

    "Chúng tôi rất yêu mến Nhật hoàng. Ngài đã làm việc chăm chỉ vì nhân dân, Ngài cũng rất chu đáo và quan tâm đến mọi người", cặp đôi đến từ Kyoto, cố đô của Nhật Bản nơi các hoàng đế sống cho đến khoảng 150 năm trước chia sẻ.

    "Tôi nghĩ Nhật hoàng Akihito rất được dân chúng yêu mến. Ngài đã gửi đi nhiều điều đáng khích lệ đối với người dân, chẳng hạn như hình ảnh gần gũi với người dân sau thảm họa [sóng thần]", Morio Miyamoto, một cư dân Tokyo cho biết. "Tôi hy vọng hoàng đế tiếp theo sẽ giống như hoàng đế Heisei, gần gũi với mọi người theo cách tương tự".

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 1.

    Người dân Nhật Bản tập trung đông trước cung điện chờ đón lễ thoái vị của Nhật hoàng Akihito. Ảnh: Reuters

    Vào sáng nay, cảnh sát đã tăng cường an ninh gần cung điện hoàng gia. Vài ngàn sĩ quan cảnh sát đã được huy động đảm bảo an ninh cho lễ thoái vị của Nhật hoàng Akihito cũng như buổi lễ riêng của Thái tử Naruhito vào thứ Tư. 

    Được biết, các chương trình trên truyền hình Nhật Bản đã bắt đầu đếm ngược đến nửa đêm và tất cả đều bị chi phối bởi sự kiện thoái vị của Nhật hoàng Akihito.

    Nhật hoàng Akihito lên ngôi năm 1989, từng gây ấn tượng khi phá vỡ thông lệ hoàng gia để kết hôn với một phụ nữ thường dân. Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đã để lại hình ảnh đẹp đi vào lòng công chúng với cách tiếp cận gần gũi với người nhân.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 2.

    Ảnh: EPA

    Những nỗ lực của Nhật hoàng Akihito đã giành được sự tôn trọng rộng rãi và các cuộc điều tra truyền thông gần đây đã cho thấy sự ủng hộ của công chúng đối với gia đình hoàng gia ở mức 80%, cao nhất từ ​​trước đến nay đối với hoàng gia Nhật.

    Sau khi thoái vị, Nhật hoàng Akihito sẽ được gọi là Thượng hoàng, ông thậm chí sẽ không tham dự các nghi lễ liên quan đến kế vị của Thái tử Naruhito nhằm đảm bảo việc không can thiệp vào công việc của hoàng đế mới.

    Dự kiến sau khi thoái vị, Nhật hoàng Akihito ​​sẽ đi đến các viện bảo tàng, tham gia các buổi hòa nhạc, hoặc dành thời gian cho nghiên cứu sinh vật tại một biệt thự bên bờ biển.

    reader?url=http%3A%2F%2Fsoha.vn%2Fbig-story%2Fnhat-ban-dem-nguoc-su-kien-200-nam-co-mot-nhat-hoang-akihito-da-bat-dau-nghi-thuc-thoai-vi-20190430133216297

  • Vào sáng nay 30/4, Nhật hoàng Akihito bắt đầu các nghi thức thoái vị tại một đền thờ Thần đạo, chấm dứt ba thập niên trị vì, kể từ năm 1989.

    Hình ảnh trên truyền hình cho thấy Nhật hoàng Akihito, 85 tuổi, khoác lên mình chiếc áo choàng truyền thống có tên là Korozen no Goho, bước vào Đền thờ chính Kashikodokoro để báo cáo lễ thoái vị với các vị thần. Thái tử Naruhito, mặc trang phục đặc biệt gọi là "Oni no ho", cũng tham dự buổi lễ.

    Lễ thoái vị chính thức sẽ diễn ra vào lúc 17h chiều nay (giờ địa phương, tức 15h giờ Việt Nam). Tại cung điện, Nhật hoàng sẽ có bài phát biểu cuối cùng trước công chúng. Trước đó, Thủ tướng Shinzo Abe, đại diện cho công chúng, sẽ đứng ra phát biểu, thể hiện sự biết ơn đối với thời gian trị vì của Nhật hoàng. Sau đó, Nhật hoàng sẽ tuyên bố thoái vị trước các thành viên khác của hoàng gia và các quan chức hàng đầu chính phủ.

    Nhật Bản đếm ngược sự kiện 200 năm có một: Nhật hoàng Akihito đã bắt đầu nghi thức thoái vị - Ảnh 1.

    Nhật hoàng Akihito xuất hiện ở Đền thờ chính Kashikodokoro để báo cáo lễ thoái vị với các vị thần. Ảnh: AP

    Triều đại của Nhật hoàng Akihito sẽ kéo dài đến nửa đêm nay. Thái tử Naruhito sẽ chính thức trở thành tân Nhật hoàng với niên hiệu mới có tên Reiwa, có nghĩa là "may mắn" và "hòa bình, hòa hợp". Triều đại mới của Nhật sẽ bắt đầu vào ngày 1/5/2019.

    Thái tử Naruhito sẽ lên ngôi Hoa cúc vào thứ Tư. Trong buổi lễ riêng, ông sẽ kế thừa tam chủng thần khí gồm thanh gươm, chiếc gương và viên ngọc quý và trở thành hoàng đế thứ 126 của quốc gia có chế độ quân chủ truyền thừa lâu đời nhất thế giới, bắt đầu từ năm 660.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn