Tiêm kích F-16 Israel thổi bay kho tên lửa Syria: Phòng không Nga "trơ mắt" đứng nhìn?

Thứ Hai, 22 Tháng Tư 20199:10 CH(Xem: 5969)
Tiêm kích F-16 Israel thổi bay kho tên lửa Syria: Phòng không Nga "trơ mắt" đứng nhìn?

Đòn không kích lạnh lùng của người Do Thái

Vào lúc 2:30 sáng sớm ngày 13/4/2019, khoảng hơn một chục quả tên lửa ồ ạt nã xuống xé toạc bầu trời đêm trên không phận tỉnh Hama, Syria. Chúng được phóng đi từ các máy bay chiến đấu F-16 trên không phận Lebanon.

Đáp trả, lực lượng phòng thủ Syria cũng đã kích hoạt các tổ hợp tên lửa đất đối không tầm ngắn, phóng thẳng vào các mục tiêu tấn công, để lại nhiều vệt khói trắng trên nền trời đêm. Một hoặc hai quả tên lửa đã phát nổ trên không, có thể chúng đã bắn trúng mục tiêu.

Tuy nhiên, cũng giống như hơn 200 lần không kích trước đây của Israel nhằm vào các mục tiêu ở Syria, hỏa lực bên phòng thủ tỏ ra không hiệu quả. Các tên lửa tấn công của Israel đã đánh trúng 3 mục tiêu trên lãnh thổ Syria.

Tiêm kích F-16 Israel thổi bay kho tên lửa Syria: Phòng không Nga trơ mắt đứng nhìn? - Ảnh 1.

F-16 Không quân Israel (IDF) phóng tên lửa và bom thông minh

Địa điểm đầu tiên bị phá hủy là một trại huấn luyện mang tên Academy ("Học viện"). Mục tiêu thứ hai được cho là một kho chứa cất giữ các bệ phóng tên lửa đất đối đất nằm gần Bệnh viện Quốc gia Masyaf. Sau đó, kênh truyền thông Al-Masdar News ủng hộ Tổng thống Syria Assad cho đăng tải hình ảnh một bệ phóng tên lửa đạn đạo M-600 Tishereen bị phá hủy.

M-600 chính là phiên bản của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110 do Iran chế tạo mà Syria được cấp phép sản xuất. Đây là loại mà Tehran đã từng sử dụng để thực hiện các vụ tấn công ở Syria, Iraq và Israel từ năm 2017.

Địa điểm thứ ba và cũng là mục tiêu kiên cố nhất bị trúng hỏa lực của Israel là nhà máy sản xuất tên lửa thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Khoa học Syria (SSSRC) có trụ sở gần Masyaf.

Tiêm kích F-16 Israel thổi bay kho tên lửa Syria: Phòng không Nga trơ mắt đứng nhìn? - Ảnh 2.

Tên lửa M-600 bị phá hủy trong vụ không kích của Israel ngày 13/4

Người Triều Tiên thiệt mạng?

Trang mạng Debkafile có tư tưởng diều hâu của Israel dẫn các nguồn tin tình báo phương Tây cáo buộc các chuyên gia kỹ thuật đến từ Iran, Bắc Triều Tiên và Belarus nằm trong số những người bị chết hoặc bị thương trong vụ không kích ngày 13/4 vừa qua.

Theo Debka, các chuyên gia Triều Tiên tại đây đang tham gia hỗ trợ sản xuất nhiên liệu rắn cho tên lửa còn các kỹ sư Belarus đang làm việc cho Belvneshpromservice, một hãng xuất khẩu vũ khí đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước Syria.

Tuy những cáo buộc mà Debka đưa ra chưa được chứng thực bởi các nguồn tin khác nhưng Syria đúng là đã có lịch sử hợp tác và trao đổi chuyên gia, công nghệ với Triều Tiên cũng như Iran.

Israel luôn luôn tìm mọi cách thức khác nhau, từ không kích cho tới ám sát trên xe ô tô để trừ khử các chuyên gia của Syria và Iran mà họ cáo buộc có liên quan tới chương trình tên lửa và vũ khí hóa học. Các nhân viên làm việc tại Masyaf cũng không phải ngoại lệ.

Máy bay chiến đấu Israel lần đầu tiên tấn công Masyaf là vào năm 2017. Đến tháng 8/2018, một chiếc xe bị gài bom được cho là do Cơ quan tình báo Israel Mossad dàn dựng đã giết chết Aziz Anbar, nhà khoa học cấp cao làm việc cho cơ sở nghiên cứu này.

Ông Anbar khi đó đang làm việc cho dự án có tên gọi "Sector 4" nhằm lắp đặt các hệ thống dẫn đường tiên tiến cho tên lửa đạn đạo M-600 của Syria.

Mặc dù vậy, nhà bình luận quân sự Syria Mohammed Saleh Alftayeh vẫn bày tỏ hoài nghi về tuyên bố của Debka. Theo ông, nhà máy của SSSRC đang chế tạo tên lửa Zelzal-2 ("Earthquake") do Iran thiết kế có tầm bắn 124 dặm, trong khi công nghệ của Triều Tiên được sử dụng cho các hệ thống có tầm tấn công xa hơn.

"Người Israel lo ngại nhiều hơn về tên lửa Fateh-110 của Iran mà theo chúng tôi biết thì Triều Tiên đang giúp đỡ họ phát triển. Hoạt động này nhiều khả năng diễn ra tại một địa điểm khác ở Masyaf (Wadi Jahannam) được đào sâu trong núi và là một căn cứ cũ".

"Cơ sở bị tấn công lần này là địa điểm còn tương đối mới (xây dựng năm 2014), ở gần các trung tâm huấn luyện và chỉ cách chúng có một bức tường. Điều này chưa thực sự nói lên được nhiều điều về một dự án nhạy cảm có sự tham gia của nước ngoài cần giữ bí mật và bảo vệ".

Tiêm kích F-16 Israel thổi bay kho tên lửa Syria: Phòng không Nga trơ mắt đứng nhìn? - Ảnh 3.

Ảnh vệ tinh ghi lại các mục tiêu ở Syria bị tấn công ngày 13/4

Phòng không Nga im hơi lặng tiếng, S-300 biến đi đâu?

Một khía cạnh khác trong vụ không kích của Israel rạng sáng ngày 13/4 khiến giới quan sát khó lý giải liên quan tới sự hiện diện của tổ hợp tên lửa đất đối không tiên tiến S-300PMU-2 triển khai gần Masyaf.

Năm 2018, sau vụ chiếc máy bay trinh sát IL-20 bị bắn hạ, Nga đã quyết định cung cấp cho Syria các hệ thống phòng không tiên tiến S-300. Về lý thuyết, S-300, hệ thống có thể được trang bị tên lửa 48N6 với tầm tấn công tối đa 120 dặm, sẽ bộc lộ mối đe dọa lớn với các máy bay Không quân Israel (IDF) thường xuyên tấn công Syria.

Tháng 2/2019, các hình ảnh vệ tinh được công ty ImageSat International (ISI) tiết lộ cho thấy, ít nhất 3 hệ thống S-300 ở Masyaf đã được đặt trong trạng thái hoạt động. Tuy nhiên, S-300 đã không khai hỏa đánh trả các tên lửa tấn công của Israel hôm 13/4.

Thay vào đó, hỏa lực phòng không được Syria sử dụng ngày 13/4 nhiều khả năng là các hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 hoặc Tor-M1. Các nguồn tin từ truyền thông nhà nước Syria tuyên bố, kíp trắc thủ S-300 của họ vẫn chưa hoàn thành quá trình huấn luyện.

Tiêm kích F-16 Israel thổi bay kho tên lửa Syria: Phòng không Nga trơ mắt đứng nhìn? - Ảnh 4.

Tháng 2/2019, ImageSat International (ISI) công bố ít nhất 3 trong số 4 bệ phóng của hệ thống S-300 đã được dựng lên

Mặc dầu vậy, sự yên lặng của S-300 có thể cho thấy giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đạt được một thỏa thuận mới. Israel rõ ràng đã đồng ý thông báo cho các lực lượng Nga 15 phút trước khi vụ tấn công diễn ra.

Trang web phân tích xung đột T-Intelligence cho rằng, việc các hệ thống SA-20B do Syria vận hành không hề khai hỏa trong vụ không kích của IAF cho thấy việc sử dụng các hệ thống SAM phải cần tới sự chấp thuận của Nga. Kremlin dường như đã không muốn để các hệ thống SAM này tấn công máy bay IAF.

Nhà bình luận quốc phòng Babak Taghvaee cho biết, các chiến đấu cơ IDF lần đầu tiên đã sử dụng loại tên lửa không đối đất chế tạo nội địa nặng 1.256 pound mang tên Rampage để tấn công Syria ngày 13/4.

Do Rampage có tầm tấn công xa hàng trăm km nên nó có thể được phóng từ ngoài vùng phòng không của các hệ thống S-300PM2. Alftayeh nhận thấy có một số nhân tố chính trị và quân sự khiến S-300 không được trang bị loại tên lửa đắt tiền 48N6.

"Do tính chất đặc biệt của hệ thống, và việc người Nga nhiều khả năng chỉ cung cấp một số ít tên lửa trang bị cho các bệ phóng, tôi không nghĩ rằng S-300 sẽ được sớm sử dụng. IAF đã triển khai chiến thuật "bão hòa" khu vực bị tấn công bằng nhiều loại tên lửa và bom. Xét về mặt kinh tế, sẽ là không hiệu quả nếu dùng S-300 để đối phó với một cuộc tấn công như vậy".

Alftayeh cũng nhấn mạnh, các máy bay phóng tên lửa rất có thể đã nằm ngoài tầm đánh trả hiệu quả của S-300, đặc biệt khi IDF sử dụng tới Rampage.

Những bí ẩn xung quanh vụ không kích của Israel vào Masyaf cho thấy sự đan xen giữa những nhân tố nội địa và quốc tế đã và đang tiếp tục làm phức tạp thêm tình hình ở Syria như thế nào.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn