Hiểu thế nào cho đúng về Bắc Triều Tiên?

Chủ Nhật, 03 Tháng Ba 20196:52 CH(Xem: 6678)
Hiểu thế nào cho đúng về Bắc Triều Tiên?

FB Dương Quốc Chính

Kể từ hôm “lãnh tụ vĩ đại sang thăm 1 quốc gia xa xôi” (theo như 1 số người dân Bắc Triều Tiên trả lời phỏng vấn báo chí) thì ở chính quốc gia xa xôi đó người dân lại rộ lên việc “xét lại” hình ảnh đất nước Bắc Triều Tiên.

Người ta đua nhau post clip, hình ảnh về đất nước tươi đẹp, hòa bình, ổn định…Bắc Triều Tiên và đặt câu hỏi “Hóa ra lâu nay chúng ta bị truyền thông phương Tây nhồi sọ? Bắc Triều Tiên thực ra thế này cơ mà?”

Mình cho là có chiến dịch của anh em DLV, rồi bò đỏ hùa theo bầy, dẫn đến 1 số anh em thuộc thể loại “không quan tâm đến chính trị, mọi việc đã có đảng và nhà nước lo” tự dưng chao đảo về nhận thức, bán tín bán nghi. Nhẽ nào chế độ CS nguyên thủy ưu việt thật, chẳng qua Bắc Triều Tiên bị Mỹ cấm vận nên mới bị thế thôi, chứ nếu dỡ bỏ cấm vận là họ sẽ giàu ngay, vì họ từng giàu có như thế cơ mà?

Mình thấy chiến dịch này, nếu có, là một sự thất bại của Ban Tuyên giáo Trung ương. Bởi vì tuyên truyền kiểu đó thì vô hình chung đã quay trim đái vào thành quả của công cuộc đổi mới mấy chục năm nay. Nói nôm na cho nó vuông, là tuyên truyền ngu. Ngu thế nào?

Anh em bò đỏ chửi mình là “Mày chưa sang Bắc Triều Tiên mà cứ chửi họ như biết rõ về họ”. Xin lỗi anh em, mình chưa đến mặt trời lần nào nhưng vẫn biết trên đó có gì!

Điều nguy hiểm nhất ở dân trí của người Việt là tuy ở một quốc gia CS với 5 triệu đảng viên, nhưng đa phần người dân lại không hiểu bản chất chế độ CS là gì. Nếu trường Chính trị Quốc gia ra đề thi là “Hãy phân tích những sai lầm của chế độ CS” thì 99,99% đảng viên, thậm chí cả Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương cũng không làm được. Vì họ đâu được học đầy đủ về điều đó. Họ chỉ được học về tính ưu việt của đảng mà thôi.

Chính vì thế nên nhiều người dân của “quốc gia xa xôi” kia vẫn còn mơ hồ khi đánh giá về Bắc Triều Tiên. Thực ra chỉ cần hiểu bản chất về cách vận hành bộ máy chế độ CS là sẽ hình dung ra được bộ mặt kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước đó. Vì hệ tư tưởng, học thuyết kinh tế, chính trị mà họ áp dụng chính là khuôn mẫu đúc nên bộ mặt kinh tế, xã hội và cả đô thị.

Chính vì thế nên chúng ta mới thấy từ cách ăn mặc, cách nói chuyện, cách người dân nói về lãnh tụ… của TQ, VN thời bao cấp và Bắc Triều Tiên là giống hệt nhau. Ngay cả bộ mặt kiến trúc, đô thị cũng nhang nhác, thô thô, theo phong cách Xô viết. Thế mới nói, chế độ CS có khả năng đúc khuôn, “nhân bản vô tính” cả con người. Với hệ tư tưởng đó, với cách vận hành nên kinh tế như thế, thì kết quả đương nhiên phải giống nhau. Nếu có sự khác biệt, thì đó chỉ là THIỂU SỐ.

Chế độ CS có khả năng tập trung nguồn lực để thực hiện ý chí lãnh tụ. Ví dụ, lãnh tụ muốn xây một tòa nhà 100 tầng để có một hình ảnh hào nhoáng cho chế độ. OK, sẽ xây được tòa nhà đó, chấp nhận 1 triệu người chết đói để dồn nguồn lực vào tòa nhà đó. Nhưng nếu nhìn vào đó để đánh giá sự phồn vinh của chế độ là một sai lầm nghiêm trọng. Bắc Triều Tiên từng có một khách sạn như vậy, sau mấy chục năm mới có thể hoàn thiện mặt ngoài, bên trong vẫn bỏ không, vì không đủ tiền.

Tóm lại, nếu người dân ở quốc gia xa xôi kia không thể đánh giá được sự sai lầm của chế độ cũ (CS nguyên bản), thì cũng không nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi, vẫn ngang nhiên u mê và khuếch trương cái sự u mê của mình ra ngoài xã hội như trong tranh luận mà mình đính kèm dưới đây.

H2-16

Bạn kia sinh năm 78, tức là có nhận thức về thời bao cấp nếu ở VN, nhưng vẫn ngang nhiên so sánh giá vé metro ở Bắc Triều Tiên (một quốc gia phong kiến vận hành nền kinh tế theo kiểu CS nguyên thủy) với giá vé metro ở Đức (một nước giãy chết!) và khen vé metro ở Bắc Triều Tiên rẻ, nhà nước “chịu lỗ”!

H3-5
Thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh trên mạng
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn