Mèo trắng gắn đuôi mèo đen té ra Kinh tế Thị trường theo Định hướng xã nghĩa - Nguyễn Nhơn

Thứ Ba, 20 Tháng Mười Một 20188:10 CH(Xem: 5460)
Mèo trắng gắn đuôi mèo đen té ra Kinh tế Thị trường theo Định hướng xã nghĩa - Nguyễn Nhơn

                               
7916Mèo trắng gắn đuôi mèo đen té ra

                     Kinh tế Thị trường theo Định hướng xã nghĩa

Hôm Thứ Ba vừa rồi, có nhà kinh tế gây rắc rối cho ông Tập Cận Bình. Ông ta đặt câu hỏi: Nếu đảng Cộng Sản Trung Quốc còn tin ở chủ nghĩa Mác xít thì phải tìm ra một cách giải thích tại sao họ đang dung chứa kinh tế tư nhân?

Ông Cổ Khang (贾康, Jia Kang) từng làm việc trong Bộ Tài Chính, nhắc lại bản Tuyên Ngôn Cộng Sản năm 1848 của Karl Marx và Frederick Engels nói rằng phải xóa bỏ quyền tư hữu các phương tiện sản xuất. Trung Cộng đang làm ngược lại chủ trương đó. Kinh tế tư nhân là động cơ chính giúp nước Tàu tăng trưởng trong gần 40 năm. Hiện nay tư doanh đóng góp 60% vào Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP), và cung cấp việc làm cho 80% giới lao động.

... Nhưng Cộng Sản Trung Quốc vẫn còn ghiền con mèo đen của kinh tế chỉ huy. Một giáo sư triết lý Mác Xít mới viết trên mạng của bộ thông tin tuyên truyền, nhắc nhở đảng Cộng Sản phải xóa bỏ kinh tế tư nhân! Ông Chu Hân Thành (Zhou Xincheng, 周欣诚 ), dạy môn Triết Học Mác xít ở Đại Học Nhân Dân, nhấn mạnh: Lý thuyết Cộng Sản có thể tóm tắt trong một câu: Xóa bỏ quyền tư hữu!

Một nhân viên ngân hàng trẻ tuổi, Ngô Tiểu Bình (Wu Xiaoping, 吴小平) cũng viết trên mạng một bài lý luận nói rằng kinh tế tư nhân đã “làm xong sứ mạng lịch sử” giúp kinh tế nhà nước tiến bước; bây giờ có thể xóa đi dần dần. Các lời hai người này trích dẫn từ bản Tuyên Ngôn Cộng Sản khiến giới kinh doanh nghe mà lạnh xương sống.

Nhưng kinh tế tư nhân thời nay khác với thời cải cách ruộng đất và đánh tư sản ở bên Tàu hồi thập niên 1950. Con mèo trắng tư bản đã lớn khôn, lớn và khôn, khó lòng giết nó được, dù giết từ từ bằng thuốc độc! Nếu giết con mèo trắng, kinh tế nước Tàu sẽ chết theo!

                    ( Con mèo đen của Tập Cận Bình - Ngô Nhân Dụng )

 

Sách việt - tàu cọng có 16 chữ vàng :

Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan”

Vì tên nô tài việt cọng ngu hèn, đem vận mạng Tổ Quốc gắn liền với chệt cọng nên chủ chệt làm ăn ra sao, tớ việt cọng bào hao làm vậy.

Nay tác giả Ngô Nhân Dụng nói chuyện chủ chệt Tập còn nghiền mèo đen " kinh tế xã nghĩa ". ta nói chiện nô tài việt cọng " kinh tế thị trường theo định hướng xã nghĩa " chút chơi.

                      Tản mạn muộn màng về Chủ nghĩa cọng sản

 

Tôi nghĩ rằng điều sai lầm LỚN NHẤT và CĂN BẢN của chủ nghĩa Marx Lenine là từ bỏ QUYỀN TƯ HỮU khi chủ trương "Làm theo khả năng, Hưởng theo nhu cầu". Chỉ khi nào Người có ý thức siêu việt và vật dụng đáp ứng nhu cầu thừa thãi thì may ra. Đạt tới đỉnh đó có thể vài nghìn năm nữa và vài chục triệu thi hài để thực hiện. Thiên hạ đều thuộc lòng cách ngôn "Một trong tay còn hơn hai sẽ có"

              ( 'Thomas D. Tran - Bàn về " Chất đất sét của đá tảng Macxit 2  )*

 

Bây giờ, hơn một phần tư thế kỷ sau ngày Liên sô và khối cọng sản Đông Âu sụp đổ mà chúng ta vẫn còn " thảo luận " về cái gọi là chủ nghĩa mác lê thì xem ra có bề " lạc hậu!" Ngặt vì, Đất nước chúng ta hiện vẫn do đảng cọng sản cai trị trên nền tảng mác lê " vô sản toàn trị chuyên chính " chẳng đặng đừng mà vẫn phải ì xèo về những nhận thức về chủ nghĩa cọng sản thu nhận từ hơn nửa thế kỷ về trước.

Giới có học thức Miền Nam, từ Tùng Phong Ngô Đình Nhu chí tới thế hệ con em đều nhận thức sự nguy hại của chủ nghĩa cọng sản cho Đất nước và Dân tộc đến mức mà Tùng Phong Ngô Đình Nhu khẳng khái viết:

" Chủ nghĩa cọng sản là NỌC ĐỘC. Thế hệ chúng ta có bổn phận giải trừ nọc độc cọng sản cho nước Việt Nam ".

 

Mấy năm trước, tôi cũng có lần có đôi dòng nghị luận về sự tàn phá Đất nước và tinh thần Dân tộc của chủ nghĩa thực hành mác lê.

 

                                     Vì sao đất nước tang thương?

 

Chỉ vì cái “ Quyền sở hữu “ Tàn “ dân!”

Đêm hè Hoàng Liên Sơn nóng bỏng. Tù dật dờ học tập. “ Vì sao phải củng cố “ Quan hệ sản xuất ” trên Miền Bắc và cải tạo quan hệ sản xuất ở Miền Nam? “. Tù đội trưởng cầm tài liệu đọc. Đọc dài nhằng dài cuội chẳng ra giống gì. Đực làng Bưng Cầu phát nực, chứng nào tật nấy, ở tù vẫn nói ngang: Khoan, anh đọc hoài không ai hiểu cái gì. Yêu cầu nói dùm “quan hệ sản xuất” là gì cái đã. Đội trưởng ta ngắc ngứ gạt phắc: Quan hệ sản xuất là quan hệ sản xuất, có gì mà hỏi.

Nhác nhìn thấy thấp thoáng bên ngoài song sắt. Tên cán quản giáo thập thò ngó nghiêng. Đực ta tỉnh tuồng phang tiếp: Muốn nói quan hệ sản xuất, trước tiên nói về sản xuất. Nói sản xuất, trước hết là nguyên, vật liệu. Kế đến là máy móc, dụng cụ. Sau hết là phải có người làm.

Sản xuất công nghiêp, nguyên liệu là sắt, thép, hóa chất... Sản xuất nông nghiệp là phân bón, giống má. Trong nông nghiệp, thay cho máy móc là đất đai.

Nói về quan hệ sản xuất là nói về tương quan giữa các yếu tố sản xuất kể trên: Ai làm chủ nguyên liệu, máy móc, đất đai? Ai quyết định việc phân chia thành quả sản xuất?

Trong chế độ tư bản với “quyền tư hữu,” tư nhân chủ xí nghiệp quyết định lương bổng cho công nhân. Địa chủ quyết định tô tức cho nông dân.

Trong chế độ XHCN với “Quyền sở hữu toàn dân,” đảng , nhà nước thay tàn dân hành xử quyền làm chủ. Đảng phân phối cho công nhân, nông dân bao nhiêu, được bấy nhiêu, mặc dầu trên lý thuyết là: Làm theo khả năng, hưởng theo kết quả lao động.

Hiện tại trên miền Bắc, quan hệ sản xuất đặt trên nền tảng “sở hữu tập thể” với hình thức Hợp tác xã. Cho nên cần củng cố để tiến lên trình độ sở hữu toàn dân với qui mô quốc doanh: Nông trường quốc doanh thay cho HTX nông nghiệp...

Ở Miền Nam còn đang làm ăn cá thể, phải “cải tạo” thành tập đoàn sản xuất trên nền tảng “sở hữu tập thể!”

Thằng Đực vừa múa lèo giỡn mặt cán quản giáo. Bởi vì cả ngày lao động khổ sai, mệt tắt thở mà hổng cho ngủ, còn bắt học tập những điều cán ngố chưa thông, trong khi tù Miền Nam thuộc nằm lòng mà còn bắt học!

Thuật lại câu chuyện kể trên để cho thấy rằng: Giới trẻ có học Miền Nam biết rõ cọng sản là sai lầm, tai họa. Cho nên mới liều chết chiến đấu. Giữ được Tự do, no ấm cho đồng bào Miền Nam được 21 năm.

Bây giờ để cho thấy cái sai lầm, tai họa chết người của cái “sở hữu tàn dân” vô trách nhiệm, thử đối chiếu với xã hội Miền Nam sanh hoạt trên nền tảng tư hữu, kinh tế thị trường Tự do.

Miền Nam: Tư hữu – Kinh tế thị trường tự do

Ngày Miền Nam mới thu hồi Độc lập, dựng lên nền Đệ nhất Cộng hòa, giới làm việc điều hành guồng máy quản trị công quyền, nhận thức theo kinh nghiệm Âu châu, hệ thống công quản ( Régie nationale ) thường chậm chạp, yếu kém nên chỉ giữ lại 4 bộ phận Điện, nước, xe bus và hỏa xa để bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của người dân. Ngoại giả là tư nhân kinh doanh theo kinh tế thị trường tự do.

Ngay khi nhận thấy công quản xe bus lỗ lã, không kiến hiệu, chánh phủ đã mau lẹ giải tán.

Hơn thế nữa, chánh phủ chủ trương sở hữu hóa người dân để họ có phương tiện độc lập, phát triển đời sống. Tiêu biểu là chương trình “ sở hữu hóa “ tài xế taxi. Chánh phủ nhập cảng xe taxi bán trả góp cho tài xế lái xe taxi thuê. Thêm một chi tiết ở đây cho thấy sự ích lợi của chương trình nầy: Chủ xe cho thuê là loại xe cở nhỏ hiệu Renault, trong khi chương trình sở hữu hóa của chánh phủ là loại xe Dauphine tiện nghi và sang trọng hơn!

Chương trình “tư hữu hóa nông dân” còn vĩ đại hơn. Thời Đệ nhất Cộng hòa còn dè dặt, chỉ mua lại ruộng đất của chủ điền và bán lại cho nông dân trả góp. Qua Đệ nhị Cộng hòa thấy làm như vậy vừa chậm lại thêm nông dân dụ dự, không hăng hái hưởng ứng nên đi một bước dứt khoát: Truất hữu điền chủ có trên 100 mẫu ruộng và trả bằng công khố phiếu, rồi cấp phát miễn phí cho mỗi gia đình nông dân 3 mẫu đất theo chương trình “ Luật Người cày có ruộng.”

Chưa hết, chương trình tư hữu hóa nông dân còn tiếp tục. Sau hiệp định Paris 1973, khi tiếng súng giảm bớt, chánh phủ đẩy mạnh chương trình “khẩn hoang, lập ấp.” Sơ khởi, chánh phủ tổ chức di dân từ những khu vực nghèo miền Trung đưa vào các khu vực còn hoang dã, dựng cho mỗi gia đình một căn nhà vách ván lợp tôn, cung cấp lương thực cho một năm để chờ tới mùa thu hoạch.

Mỗi gia đình được cấp nửa mẫu đất sơ khởi do nhà nước ủi quang. Phần còn lại, người dân tự khai phá.

Tóm tắt lại là: Trong khi cọng sản miền Bắc bần cùng hóa nhân dân, tịch thâu sản nghiệp tập trung vào tay của đảng thì Miền Nam làm trái lại: Nỗ lực tư hữu hóa người dân bằng mọi cách thế có thể thi hành được.

Cho nên Miền Nam thời ấy phát triển không kém gì Đài Loan, Đại Hàn mặc dầu quốc gia đang lâm chiến.

Sở dĩ được như vậy là bởi vì quốc dân Việt Nam long trọng tuyên ngôn trên Hiến Pháp Đệ nhị VNCH 1967:

ĐIỀU 19
1- Quốc Gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu
2- Quốc Gia chủ trương hữu sản hóa nhân dân “

Bây giờ nhìn lại, vì sao mà đất nước tang thương, dân tình khốn khó như ngày nay?

CHXHCN: Sở hữu toàn dân – Kinh tế thị trường theo định hướng xhcn

Sở dỉ nền kinh tế xã nghĩa nó nhập nhằng nửa nạc, nửa mở, chẳng xác định được phương hướng là do cái điều 15 Hiến pháp 1992 nầy đây:

Điều 15
Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.

Cái điều luật hiế(p) pháp nầy nó cũng giống như câu thần chú phù thủy: Tay trái cho đi, tay mặt léo lại. Khi mà cơ chế thị trường cho đi thì cái định hướng xã nghĩa rút lại. Cũng dzậy, khi cái sở hữu tư nhân đưa ra thì cái sơ hữu “tàn” dân rút dzô!

Rốt cuộc lại là: Xã nghĩa tàn dân léo qua léo lại vẫn u như kỷ. Cốt khỉ hườn cốt khỉ.

Nói rằng cái sở hữu tàn dân là vô trách nhiệm, bởi vì cha chung không ai khóc. Tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách nên không ma nào chịu trách nhiệm, bởi vì như ba Dê nói: Đảng sai đâu, đánh đó. Nên hư gì thì đảng chịu chớ nó hổng trách nhiệm gì hết trơn. Nhưng mà đảng là ai? Khi nào giành phần ăn thì ta là đảng. Khi nào hư bại thì đảng là nhân dân, nhân dân là đảng, ai cũng có trách nhiệm nên không biết ai chịu trách nhiệm như cái “Hội đại” TW6 vừa rồi, ai cũng có lỗi, vậy người nầy vái người kia xin lỗi rồi huề.

Cái chế độ mà ai cũng chỉ huy mà không ai trách nhiệm như vậy không thể nào tồn tại được, bởi vì mạnh ai nấy cướp giựt, giựt riết một hồi dân chỉ còn cái khố lấy gì giựt tiếp? Như gia đình anh Đoàn Văn Vươn đó! Mười mấy năm trời gian khổ, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, một con , một cháu nhỏ đều vùi thây nơi cống Rộc, dời đê, lấp biển tạo nên hồ đầm nuôi thủy sản làm sinh kế. Công cuộc vừa thành khoảnh, cường quyề lang sói, nhân danh “quyền sở hữu tàn dân” ào vào cướp giựt. Nhà cửa chúng giựt sập. Người chúng bắt bỏ tù. Chồng cha tù trong khốn nạn. Vợ con nheo nhóc tù ngoài! Thảm cảnh người dân thấp cổ, bé họng là như vậy!

Cho nên khi thằng Đực Bưng Cầu thấy có ông bà trí thức cầu cao giở giọng đạo đức bà lang trọc bảo: Đất nước trải qua chiến tranh, đổ máu đã nhiều rồi! Thôi, cứ tranh đấu từ từ, từng bước, 10, 20 năm nửa cũng có tự do, dân chủ chắc ăn hơn, Đực ta chửi thầm trong bụng, giở giọng trả treo: Quí ông, bà ngồi trên cao ngó xuống mà coi. Mới hôm kia, 4 người đàn ông nhà Đoàn Văn Vươn bị mafia xã nghĩa cướp đầm, phá nhà mà lại bị tù tổng cọng 15 năm. Hôm qua, côn an Hải Phòng đi bắt sòng bài, rượt dân chạy một hồi thì thấy cái chú xã viên Quệ, 47 tuổi, mạnh cùi cuội như vậy mà nằm chết ngoẻo bên vệ đường, tay bị còng. Gia đình, chòm xóm ức lòng chở cái xác tội nghiệp vô “Quỉ ban xã “ khiếu nại.

Vậy đó, việc côn an “nhăn răng” giết hại dân hầu như hàng ngày như vậy làm sao người dân chịu được ngày nầy qua tháng khác, chờ cho tới 10 năm, 20 năm để quí vị trí thức ngồi cao thuyết phục trùm đảng ban ơn bố đức cho có tự do, dân chủ cho được?

Đôi lời thưa thỉnh

Quân Dân Cán Chính Miền Nam biết rõ ràng: Chiến tranh là chết chóc, đau thương, xương trắng máu đào. Hai trăm năm mươi ngàn tử sĩ đã nằm xuống. Mấy trăm ngàn đồng bào vô tội phơi thây. Vậy mà phải cắn răng, chằng con mắt, cầm súng đánh cọng sản. Để làm gì? Chỉ là để gìn giữ lại nửa mảnh dư đồ của tổ tiên trước làn sóng xâm lăng của cọng sản Nga Tàu do tay sai Bắc Việt ào vào cướp phá. Để giữ Tự do, no ấm cho 17 triệu rưởi dân lành Miền Nam.

Thua trận, đi tù cs, xương trắng tù Miền Nam rải rác khắp núi rừng Việt Bắc!

Cái giá của cuộc chiến bảo vệ Tự do, Dân chủ thê thảm là như vậy đó!

Còn như ngày nay, bọn VGCS phao truyền: Quân Dân Cán Chính Miền Nam vì thù hận, chống cọng quá khích, từ sáng tới chiều. Một huynh trưởng QGHC nghe thấy, bảo: Chẳng những chống tới chiều mà còn tới tối. Khi cọng sản sụp đổ rồi vẫn còn chống, bởi vì nếu lơ là, tàn dư cọng sản ngóc đầu dậy như cs Putin bên Nga.

Thật ra, lời huynh trưởng là nhắc lại truyền thống chống cọng của Việt Nam Cộng Hòa, long trọng tuyên bố trên Hiến Pháp Đệ nhị Cộng Hòa 1967:

ĐIỀU 4
1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức
2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ

Đó là lý do vì sao mà chúng tôi chống lại mọi mưu toan thỏa hiệp với cọng sản để gọi là từng bước dân chủ hóa Đất nước.

Câu nói nầy có thể chỉ những người chưa từng cầm súng chiến đấu chống cọng sản mới thản nhiên nói như vậy được.

Những ai có kinh nghiệm với cọng sản đều biết: Mỗi khi bắt tay thỏa hiệp với cọng sản thì...từ bị thương tới chết.

Những thành phần Quốc gia tham dự cái gọi là Chánh phủ Liên Hiệp Đoàn Kết Quốc Gia 1946 bị bè lũ già hồ giết hại là một.

Chánh phủ Quốc gia Việt Nam tham dự Hội nghị Genève 1954 bị mất đi nửa nước về tay cọng sản là hai!

Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng bức tham dự Hội nghị Paris 1973, Miền Nam bị cọng sản nuốt trọn là ba.

Những vụ lật lọng, giết hại cá nhơn người Quốc gia lu bù không kể.

Cho nên xin làm ơn, đừng nói với người Quốc gia chúng tôi về cái trò Hòa hợp Hòa giải, “đấu tranh chánh trị với cọng sản” mần chi.

Trước khi TT Nga Yeltsin nói câu bất hủ “ Cọng sản là bất trị. Phải loại trừ tận gốc” thì từ non nửa thế kỷ trước, Hiến pháp VNCH đã xác quyết trong điều 4 kể trên.

Trong hiện tại, nếu như “ sĩ khí rụt rè, gà phải cáo” thì xin làm ơn đứng ra một bên để cho những anh thư hào kiệt Việt Nam rộng đường tiến lên tiêu diệt loài sói lang cọng sản.

Để kết thúc, xin đọc Bình Ngô Đại Cáo cho các bạn trẻ nghe:

“ Việc Nhân Nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo

Như nước Việt ta từ trước vốn xưng văn hiến đã lâu

…..........................................................

Dẫu cường nhược có lúc khác nhau song hào kiệt đời nào cũng có

…...............................................................

Đem Đại Nghĩa để thắng hung tàn, lấy Chí Nhân mà thay cường bạo

….....................................................................

Nhật nguyệt hối mà lại minh, kiền khôn bỉ mà lại thái

Nền vạn thế xây nên chắc chắn, thẹn nghìn thu rửa sạch làu làu ”

 

                                             Nguyễn Nhơn

                                  ( Viết lại Mùa Thu 17/11/2018 )

 

(*) Chất đất sét của đá tảng Macxit


Bài 2: Vật chất và ý thức


Nguyễn Đình Cống


Chủ nghĩa Mac Lênin (CNML) cho rằng vật chất và ý thức là 2 phạm trù cơ bản của triết học duy vật. Vật chất có trước và ý thức là phản ảnh năng động, sáng tạo của vật chất vào bộ não con người. Nhưng Mác, Ăngghen và cả Lênin đều đã phạm thiếu sót và nhầm. Những người theo CNML đã vận dụng điều trên vào thực tế, mang lại nhiều tác hại.


Trong bài 1 (Bản chất con người) tôi có viết về quan điểm Nhân sinh tiểu vũ trụ. Cả Vũ trụ và Con người được cấu tạo từ Vật chất và Tâm linh. Bản chất con người hình thành từ Tiên thiên và Hậu thiên. Với con người, vật chất tạo thành cơ thể. Hoạt động (HĐ) của cơ thể có 2 dạng: hữu thức và vô thức. HĐ hữu thức do chỉ huy của não, chúng quyết định sự khôn dại/thảnh bại của con người. HĐ vô thức không chịu sự chi phối của não, đó là hoạt động của nội tạng và các hệ sinh học, nó quyết định sức khỏe và sinh mệnh. Giữa hai dạng HĐ ấy có cầu nối là hô hấp. Thở là HĐ cả ở vô thức và hữu thức. Có thể dùng hữu thức để tập thở nhằm điều hòa một số HĐ vô thức, từ đó nâng cao sức khỏe, chữa bệnh tật.


Phần tâm linh của con người, nó được cấu tạo và hoạt động như thế nào còn khá bí ẩn, kể cả với khoa học hiện đại. Nhưng cũng đã có nhiều người cảm nhận được, nó gồm năng lượng và thông tin. Theo sách Bàn tay ánh sáng thì thông tin và năng lượng đó được chứa trong 7 tầng hào quang, bao bọc xung quanh và thâm nhập vào cơ thể. (Sách Bàn tay ánh sáng – Hand of ligth – do Lê Trọng Bổng dịch, NXB Văn hóa Thông tin phát hành năm 1996, tác giả là Barbara, một nhà khoa học người Mỹ, làm việc tại cơ quan nghiên cứu vũ trụ NASA).


Toàn bộ thông tin của con người, tạm gọi là Tâm Thức, gồm 2 phần: Ý thức và Tiềm thức. Ý thức thuộc hoạt động của não với sự tiếp nhận thông tin của 5 giác quan. Tiềm thức thuộc tâm linh, một phần có được từ tiên thiên, phần khác được tiếp nhận thông qua các trường hào quang. Duy thức luận của Phật giáo cho rằng tiềm thức được lưu giữ trong bộ phận gọi là Tàng thức. Giữa hoạt động của não và tiềm thức có sự trao đổi thông tin qua lại, trong đó sự chuyển từ não vào tiềm thức là chủ động, còn sự chuyển từ tiềm thức vào não là tự động (sự chuyển này tạo ra linh tính). Nhiều người nghiên cứu về Tâm thức cho rằng, nó như tảng băng trôi mà ý thức là phần nổi trên mặt nước, chỉ chiếm phần rất nhỏ bé, còn tiềm thức là phần chìm trong nước, gồm phần lớn của tảng băng. Tôi nghĩ rằng ý thức, ngoài các chức năng thông thường đã được biết thì còn làm cầu nối giữa thể xác và tâm linh, giống như hô hấp là cầu nối giữa HĐ hữu thức và vô thức. Duy thức luận cho rằng não chủ yếu là cơ quan điều hành, còn phần lớn những quyết định quan trọng của con người được hình thảnh từ Tâm thức.


Thiếu sót của CNML là dựa vào thành tựu của khoa học tự nhiên ở thế kỷ 19 nên chỉ mới biết ý thức có được từ 2 nguồn : tự nhiên và xã hội mà chưa biết đến tiềm thức của con người. Như thế là mới chỉ biết phần nổi của tảng băng, trong khi đó đã bỏ qua phần chìm rất lớn. Chỉ vì mới thấy được Ý thức, nó là một phần nhỏ của Tâm thức, là phần rất nhỏ của Tâm linh, rồi kết luận “Bản chất của thế giới là vật chất” là vội vàng. Khi xem xét vũ trụ cũng như con người được cấu thành từ vật chất và tâm linh thì không cần đặt câu hỏi cái nào có trước.


Từ kết luận vật chất có trước và quyết định ý thức dẫn tới nhiều sai lầm trong hành động. Đành rằng Lênin cho vật chất nói ở đây là phạm trù triết học, khác với vật chất thông thường, nhưng trong thực tế ít người để ý đến việc đó. Trong đấu tranh giai cấp điều người ta quan tâm trước tiên là quyền lợi vật chất. Trong phát triển xã hội người ta chú ý trước tiên đến lợi ích vật chất trước mắt. Người ta tôn sùng vật chất và bài bác tôn giáo, phủ nhận tâm linh, điều này gián tiếp làm đạo đức xuống cấp. Khi đạo đức xuống cấp thì xã hội bị hư hỏng từ gốc rễ. Đúng là CNML mang đến cho nhân loại lợi ít, hại nhiều.


N.Đ.C.


Tác giả gửi BVN
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn