Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc, vì sao thôn thôn đổ máu?

Thứ Năm, 11 Tháng Mười 20189:00 CH(Xem: 6537)
Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc, vì sao thôn thôn đổ máu?

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện Cải cách Ruộng đất, bắt đầu từ năm 1946 khi vẫn còn trong thời gian Quốc Cộng nội chiến cho đến tận năm 1952, tức là sau khi giành được chính quyền. ĐCSTQ tuyên truyền rằng Cải cách Ruộng đất là “để thích ứng với yêu cầu của quảng đại quần chúng nông dân, tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, thực hiện người cày có ruộng”, nhưng mục đích thật sự đằng sau là gì?

Đấu tố trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc
Đấu tố trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc

Nếu nhìn kỹ vào từng hành động mà ĐCSTQ thực hiện trong Cải cách Ruộng đất có thể thấy thực hiện Cải cách Ruộng đất không phải chỉ là để “tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến“, mà còn là để bức ép giai cấp nông dân vốn chiếm số lượng đông đảo nhất trong dân số Trung Quốc tham gia vào cỗ máy chiến tranh, vì ĐCSTQ mà đổ máu hy sinh giành lấy giang sơn.

Ép nông dân ủng hộ ĐCSTQ trong cuộc nội chiến

Ngày 4/5/1946, Trung ương ĐCSTQ đồng loạt thông qua “chỉ thị về vấn đề thanh toán giảm tô và ruộng đất”, gọi tắt là “chỉ thị về vấn đề ruộng đất“, đem chính sách “giảm tô giảm tức” trong thời kỳ kháng chiến cải biến thành tiêu diệt phong kiến, thực hành chính sách “người cày có ruộng“. Đây là văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên đối với việc thực hiện Cải cách Ruộng đất do ông Lưu Thiếu Kỳ chủ trì biên soạn.

Để đạt được sự ủng hộ của quảng đại quần chúng nông dân, để họ dũng cảm tham quân chi viện cho tiền tuyến, củng cố các khu chiếm lĩnh của ĐCSTQ, tích cực phối hợp tiến công quân của chính phủ Quốc Dân, ông Lưu Thiếu Kỳ đã đề xuất trước tiên phải thực hiện “phản gian”, “thanh toán”, tức là thực hiện đếm số “tội ác” của địa chủ và phú nông để đấu tố và trực tiếp yêu cầu những người này phải giao lại đất, tiêu hủy khế ước đất đai.

Để thực hiện Cải cách Ruộng đất, ông Lưu Thiếu Kỳ đã hiệu triệu nông dân tổ chức và thành lập nông hội, cho phép nông dân có quyền quyết định lớn nhất. Nông hội có toàn quyền quyết định trong cách thức thực hiện đấu tố và xử lý địa chủ. Ông Lưu Thiếu Kỳ thậm chí còn nói, muốn “hiệu triệu nhân dân đứng lên, không cần nghe theo lệnh của cán bộ quần chúng, tự mình nắm lấy vận mệnh của mình đặt vào tay mình“.

Lưu Thiếu Kỳ khi tuần hành các tỉnh Sơn Đông, Tấn Sát Kí (nay thuộc khu vực Sơn Tây, Sát Cáp Nhĩ, Hà Bắc) và Tấn Tuy (nay thuộc khu vực Sơn Tây) đã vô cùng tức giận với các lãnh đạo Tấn Tuy thực hiện Cải cách Ruộng đất theo đường lối tương đối bảo thủ ôn hòa, đã mắng nhiếc và yêu cầu các khu vực này thực hiện “đấu tố kịch liệt hơn nữa”.

Cai cach ruong dat Trung Quoc
Đấu tố địa chủ phú nông trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc.
Cai cach ruong dat Trung Quoc
Đấu tố địa chủ phú nông trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc.

Năm 1947, để thực hiện chiêu binh rầm rộ, chi viện cho ĐCSTQ tham gia nội chiến, ông Lưu Thiếu Kỳ đã đến phân khu trung ương ở Tấn Sát Kí công khai yêu cầu phải có “người chết“, để gia tăng căng thẳng giữa địa chủ và nông dân, cố ý làm tăng trách nhiệm cho nông dân. Ông này còn yêu cầu thực hiện Cải cách Ruộng đất nhất định phải “lấy việc tra xét lại làm trung tâm, động viên toàn lực lượng quân– dân– chính đảng làm cho triệt để. Làm triệt để nhất định sẽ có một số người phải chết, nhất định sẽ có người phải chịu trách nhiệm nặng nề hơn, nhưng nếu nông dân cam tâm làm, chiêu binh nhất định càng dễ dàng”.

Cải cách Ruộng đất ở Đông Bắc, máu tanh tàn bạo làm người lạnh gáy

ĐCSTQ thực hiện Cải cách Ruộng đất đã làm cho “hộ hộ đấu tố, thôn thôn máu đổ”, tàn bạo khủng bố khắp mọi nơi. Đặc biệt trong các khu Tấn Tuy và Đông Bắc trước khi giành được chính quyền thì mức độ bạo lực lại càng nghiêm trọng.

Tháng 7/1946, Đảng bộ Đông Bắc đã mở hội nghị tại Cáp Nhĩ Tân, thống nhất phương châm Đông Bắc, thể hiện quyết tâm dùng toàn lực xây dựng củng cố căn cứ địa Đông Bắc. Dưới sự chủ trì của Đào Chu, Đảng bộ Đông Bắc và các cấp cơ quan Đảng và Chính quyền đều thực hiện đại tinh giản, đưa 2 phần 3 số cán bộ, ước khoảng 12.000 người thực hiện thâm nhập vào nông thôn ở Đông Bắc, đẩy mạnh việc thành lập chính quyền, thanh toán và thực hiện Cải cách Ruộng đất.

Đấu tố trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc
Đấu tố trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc
Đấu tố trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc
Đấu tố trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc
Đấu tố trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc
Đấu tố trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc

Trong cuốn “Tuyết trắng máu hồng” do Nhà xuất bản Giải Phóng Quân xuất bản, tác giả Trương Chính Long đã kể lại như sau: “Trong số các cán bộ của các nông hội khởi xướng cách mạng thời kỳ đầu tiên ở Đông Bắc, có rất nhiều người không phải là nông dân thuần chính, mà là lưu manh vô sản. Những người kiểu này dám nghĩ dám làm, cái gì cũng dám nghĩ dám làm. Trong tâm trí của những người này, “cộng sản cộng thê” quả thật đúng là khẩu hiệu và lý tưởng tuyệt vời nhất trên thế giới này. Có thể dễ dàng đoạt lấy tiền tài và thê thiếp của địa chủ đem đi chiếm lấy, điều đó không phải là việc đáng để dốc hết sức mình sao?”

Thực hiện Cải cách Ruộng đất ở Đông Bắc không chỉ đã xâm phạm vào lợi ích của trung nông mà còn lạm sát vô số người vốn không cần phải chết. Nhiều người già kể lại, đúng là nhổ cỏ tận gốc, đem cả nhà lớn nhỏ đều giết hết, đứa trẻ còn đang bú sữa thì bị xé làm đôi. Thực hiện Cải cách Ruộng đất ở Tấn Tuy, rất nhiều địa chủ bị “ban thạch đầu”, tức là bị người dân trong thôn ném đá đến chết. Một đội viên công tác Cải cách Ruộng đất ở Đông Bắc, tự mắt nhìn thấy có địa chủ bị thôn dân dùng cối giã gạo giã chết.

Nông dân không có đường lùi

Tần Huy trong cuốn “Văn Sử Tham Khảo” xuất bản năm 2012 tiết lộ, có một thôn làng có 4.075 người, trong đấu tố đã làm chết 25 người, trong số đó chỉ có 2 người là địa chủ, 4 người là phú nông, 10 người là ác bá trung nông, 9 người là ác bá bần nông. Toàn thôn số hộ đấu tố lên đến 332 hộ, người bị đấu tố lên đến 1.201 người, các phần tử tích cực đấu tố là 862 người, vô cùng tích cực là 271 người. Sau khi đấu tố lượt đầu làm chết 5 mạng người, những người đấu tố giả bộ tích cực, nửa tích cực đều bị ghi tên. Những người này về sau đều không có cách nào khác phải tích cực hẳn lên. Làm cho người ta ném đá người khác đến chết chính là làm cho họ không có đường lùi, buộc họ ghi tên vào danh sách để về sau phát động chiêu quân.

Cải cách Ruộng đất đổ máu là để nông dân không có đường lùi mà phải theo ĐCSTQ. Theo thống kê, chỉ trong năm 1947, có đến 400.000 nông dân tham gia vào Liên quân Dân chủ của Lâm Bưu ở Đông Bắc. Đến năm 1948, lúc thực hiện cuộc Đại phản công, số lượng quân giải phóng ở Đông Bắc đã lên đến hơn 1 triệu người.

Một học giả nổi tiếng tên Ông Hàn Tùng từng nhận định về Cải cách Ruộng đất: “Dùng khẩu hiện chính trị thực hiện tự do dân chủ, thông qua bạo lực đổ máu thực hiện Cải cách Ruộng đất, đem tài sản ruộng đất của địa chủ phân cho nông dân, chính là cách thức tổ chức động viên từ tầng đáy để chi viện cho chiến tranh. Cách này đã bức ép giai cấp nông dân, chiếm số lượng đông đảo nhất trong dân số Trung Quốc, tham gia vào cỗ máy chiến tranh, bất chấp đạo đức luân lý xã hội. Sau cùng, lại không tính toán đến chiến lược mà dùng chiến thuật “biển người” dã man tàn khốc nhất để dành lấy thắng lợi trong cuộc nội chiến”.

Tự Minh

Xem thêm:

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn