Câu chuyện chủ nhật: Cứt là đời

Chủ Nhật, 23 Tháng Chín 201810:00 SA(Xem: 8399)
Câu chuyện chủ nhật: Cứt là đời

 (Hoạ theo Nguyễn Hoàng Đức)

Lê Tự

Những hóa kiếp từ cứt

Những hóa kiếp từ cứt

1. Cứt là gì nhỉ, đọc lịch sự một chút thì là “cư tờ”, thế thôi. Cứt là một trong bốn tứ khoái của con người mà các cụ đã khẳng định. Chuyện rằng, một đôi nan nữ yêu nhau, ôm nhau ở gốc cây dứa ông, chàng nói với nàng “anh không lấy được em thì anh chết”. Bên cạnh đó có một ông bị táo bón ngồi ỉa, dặn mãi không ra, liền thốt lên “ông mà không cho ra được bãi cứt này thì ông cũng chết”. Thế mới thấy tầm quan trọng của cứt như thế nào?

Cứt là quy trình cuối cùng của chuối tiêu hoá, nói nôm na là đầu ra. Đầu ra quan trọng lắm, các doanh nghiệp bây giờ bí nhất đầu ra, không có đầu ra thì sản xuất chỉ có chết. Tất cả mọi thứ trên đời này đều phải có đầu ra, trong đó cứt là quan trọng nhất vì đó là đầu ra của sự tồn tại. Con người có thể nhịn ăn nhiều ngày nhưng không thể nhịn được quy trình sa thải sản phẩm của đầu vào. Cứt quan trọng nhất đấy.

“Em như bãi cứt trôi sông/ Anh như con chó ngồi trông trên bờ”.

Tình yêu tuyệt đẹp, không còn gì đẹp hơn mà người ta vẫn phải lấy cứt ra để so sánh, quan trọng chưa?.

Hôm qua tôi mơ dẫm phải cứt các cụ ạ. Đấy là giấc mơ tuyệt vời nhất rồi, thể nào ông cũng gặp may. Qua 4.000 năm lịch sử, các cụ nước ta đã đúc rút ra các loại giấc mơ, nếu mơ dẫm phải cứt thì kiểu gì cũng may mắn, thi đỗ đại học, đánh đề sẽ trúng, đi buôn thì lãi to, đi cưa gái thì được ngay…

2.Cứt đã đi vào văn học, từ ca dao hò vè cho tới văn chương hiện đại một cách tích cực. Nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống.

Đấy thấy không, cứt được cho là quan trọng thứ nhì trong quy trình sản xuất.

Tố Hữu từng viết thế này:

“Dọn tí phân rơi/ Nhặt từng ngọn lá/ Mỗi hòn than mẩu sắt cân ngô/ Ta nâng niu gom góp cơ đồ”.

Trong bài thơ này tác giả coi cứt là quan trọng nhất trong tiến trình xây dựng cơ đồ non sông. Quan trọng chưa! Nhà thơ Bút Tre có câu:

“Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh/ Anh về phân bắc phân xanh đầy chuồng”.

Nếu không có phân bắc phân xanh thì lúa chết hết, cứt đấy chứ đâu. Làm lãnh đạo như ông Nguyễn Chí Thanh mới là thực tế, không hoa mỹ, không nói những câu sáo rỗng.

Cứt đã đi vào ca nhạc nữa đấy các cụ ạ. Trong “Bài ca 5 tấn” có câu:

“Ta lo phân phải lo cho đầu lợn ấy/ Muốn bông lúa to phải lo chọn giống gì…”

Đấy thấy chưa, phân lại được nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cho vào bài hát với vai trò thứ nhất, trên cả chọn giống. Đây là bài hát rất hay, được ca sĩ Thu Hiền trình bầy, nhờ bài hát này mà phong trào sản xuất lên như diều, góp phần thẳng Mỹ xâm lược. Phân gio mà cũng cho được vào bài hát trữ tình như thế thì tài quá. Hoan hô nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng đã từng viết:

“Anh bước đi đầu không ngoái lại/ Sau lưng anh cứt đái văng đầy”.

Còn vua Lê Thanh Tông từng ban cho làng hót cứt 2 câu đối thế này: “Khoác áo long bào giang tay gánh vác thiên hạ/ Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian”.

Cũng là từ cứt mà ra

Cũng là từ cứt mà ra

3. Trong văn học hiện đại thì người thể hiện cứt thành công nhất chính là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Trong truyện ngắn “Trương tri” cứt được ông dùng nhiều lần, lắp đi lặp lại một cách tài tình và tuyệt hay.

Ông viết:

“Trương Tri đứng ở đầu mũi thuyền. Chàng trật quần đái vọt xuống dòg sông. Phía xa kia là chân trời rực hồng ráng đỏ. Nhà nàng ở phía ấy… Chàng thò ngón tay xuống dòng nước chảy xiết. Dòng nước miên man khiến chàng dễ chịu. Chàng duỗi chân, ngả người vào lòng thuyền. Chàng nói: Cứt!…Giờ đây gặp Mỵ Nương rồi, chàng hiểu chắc chắn rằng cuộc đời của chàng thật là cứt, là cứt chó, không sao ngửi được. Không phải chỉ riêng chàng mà cả bầy. Tất cả đều thối hoắc. Cứt!…” Trong truyện ngắn Phẩm tiết ông viết: “Vua Quang Trung quát Ngô Khải: “Ta cho mày ăn cứt, xem có chê lợn được không…”.

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn dùng Cứt tài tình nhất trong tác phẩm của mình. Cái hay cái dở của Cứt được sử dụng đúng nơi đúng chỗ khiến người đọc thấy hay.

Trong tục ngữ có câu:

“đào Nhật Tân, Phân Cổ nhuế”,

chuyện về làng Cổ Nhuế chúng tôi sẽ trình bầy sau đây.

4. Trong cuộc sống nhiều năm thời bao cấp, cứt là một mặt hàng vô cùng quan trọng, không có Cứt là không có gì hết. Cứt làm cho lúa ngô khoai sắn, rau xanh mơn mởn, ngọt ngào. Rau cải mà không có cứt bón vào gốc thì chả ra rau nữa. Làng Cổ Nhuế thuộc địa phận Hà Nội là một làng buôn cứt nổi tiếng trên thiên hạ.

“Thanh niên Cổ nhuế xin thề/ Không đầy hai sọt không về quê hương”,

đó là định hướng công tác của thành niên trong làng.

Cả làng đi lấy cứt trong thành phố. Những hố xí lộ thiên trên thành phố đều được ai đó quản lý một cách bí mật. Có những hôm mới 3 giờ sáng mà đội hình đi gom cứt đã tranh nhau, họ giơ gầu hót lên phang nhau sứt trán, thế mà không hề bị nhiễm trùng. Dân lấy cứt đã tự kháng được tất cả mọi loại vi trùng có trong tất cả các loại cứt. Ở Cổ Nhuế còn có một cái chợ cứt nổi tiếng trong thiên hạ. Có ban quản lý chợ và ban thẩm định cứt. Chung quy cũng chỉ vì có một bọn làm cứt giả nên mới phải thành lập ban bệ lằng nhằng như vậy. Chúng cho đất sét vào ống nứa đùn ra trông giống như cục cứt, sau đó trộn vào cứt thật bán giá cao.

Trong công cuộc chống hàng giả thì việc phòng chống cứt giả là khó khăn nhất, bởi cứt gì cũng thối như cứt thật, rất khó phân biệt. Đội chống cứt giả phải có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành cứt thì mới hoàn thành được nhiệm vụ trên giao.

Chuyện kể, hồi đó có người quát 4 triệu một ngánh cứt. Người mua thấy đắt phàn nàn thì anh ta bảo đây là cứt ngoại, cứt lấy ở hố xí đại sứ quán. Chuyện thật mà như bịa.

5. Cứt là một trong những thứ vũ khí khủng bố trong đời sống hành ngày. Mới đây một bà chống đối cảnh sát giao thông đã hắt cả một xô cứt vào các chiến sĩ đang thi hành công vụ trên mặt được. Bà này bị quy tội xúc phạm danh dự nhân phẩm cán bộ, chống người thi hành công vụ. Hồi còn bé chúng tôi cũng hay ném cứt vào nhà cán bộ HTX vì không cho trẻ con đi mót thóc lúa rơi. Nhiều ông cán bộ ăn ở bất nhân bất nghĩa cũng bị nhân dân hắt cứt vào nhà, nhục nhã với bàn dân thiên hạ.

Cứt chính hiệu

Cứt chính hiệu

Đời là cứt! Thế thôi. Hiện nay tính theo văn phòng buôn dưa lê thì mỗi người dân nước ta trung bình mỗi ngày thải ra 1 kg cứt. Cả nước có 80 triệu người thì thải ra 80 triệu (80.000.000) kg cứt mỗi ngày, tương đương 80 ngàn tấn cứt, kinh chưa?

Lê Tự

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn