Bắc Hàn: Tập dượt sáu tháng, duyệt binh 10 phút ( Bà Mẹ: Nuôi con gái mười mấy năm, bác Hồ phá nát trong vài phút )

Chủ Nhật, 09 Tháng Chín 20183:12 SA(Xem: 11945)
Bắc Hàn: Tập dượt sáu tháng, duyệt binh 10 phút ( Bà Mẹ: Nuôi con gái mười mấy năm, bác Hồ phá nát trong vài phút )
bbc.com
Laura Bicker BBC News, Seoul

North Korean soldiers marching during a parade in April 2017 Bản quyền hình ảnh EPA

Chủ nhật này, sẽ có buổi lễ diễu binh hoành tráng kỷ niệm quốc khánh Bắc Hàn. Những màn trình diễn có tính kỷ luật cao và đầy nhiệt huyết được trông đợi sẽ diễn ra trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Hàng chục ngàn người Bắc Hàn sẽ tham gia lễ duyệt binh đã được tập dượt công phu. Trong lễ duyệt binh chắc chắn sẽ có ít nhất một số vũ khí của quân đội Bắc Hàn. Ngay cả các đoàn quay phim nước ngoài cũng được phép vào đất nước vốn nổi tiếng bí mật này.

Các camera gần như chắc chắn sẽ được chỉ đạo nhắm vào đâu để quay. Nhưng cái mà họ không quay được là hàng tháng, thập chí hàng năm tập dượt khổ luyện của những người tham gia duyệt binh.


Rockets displayed at a military parade in 2017 Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Những người xem ở Bình Nhưỡng sẽ quan sát kỹ các loại vũ khí được đưa ra diễu binh.

"Những lễ duyệt binh này là tượng trưng cho 'nhà nước sân khấu' của Bình Nhưỡng, với hàng chục ngàn người được huy động trong các màn trình diễn không có tính cá nhân, thể hiện lòng yêu nước, ngưỡng mộ lãnh tụ và các khẩu hiệu về lý tưởng xưa cũ," ông Sokeel Park từ tổ chức Tự do ở Bắc Hàn, một tổ chức phi chính phủ quốc tế làm việc với những người Bắc Hàn đào tẩu, cho biết.

"Người Bắc Hàn phải có hình nhưng không có tiếng. Nhưng mỗi khuôn mặt trong đám đông diễu hành trên Quảng trường Kim Nhật Thành đại diện cho một cá nhân có thể có những ý kiến khác nhau, nếu họ có cơ hội được nói."

'Áo chúng tôi bị cháy'

Kim Ji-young giờ đây đã có cơ hội. Người phụ nữ 36 tuổi đào tẩu sang Nam Hàn cách đây sáu năm. Cô từng là một sinh viên ở Bình Nhưỡng và tham gia duyệt binh với tư cách người cầm đuốc. Mục đích là để tái tạo lại các trận đánh ban đêm của vị Lãnh tụ Tối cao Kim Nhật Thành, người được cho là đã đấu tranh giải phóng dân tộc từ ách cai trị của Nhật.

"Đó kiểu như là một lễ hội pháo hoa với các ngọn đuốc xếp thành hình chữ cái. Chắc là từ trên cao nhìn xuống, các dòng chữ bằng đuốc rực cháy khi những sinh viên trẻ duyệt binh thì khá là tuyệt. Nhưng thỉnh thoảng áo chúng tôi lại bị cháy."

"Chúng tôi tập dượt sáu tháng liền, và chỉ có mỗi chuyện cầm đuốc và duyệt binh thôi. Người chỉ huy đội duyệt binh hô "Hoan hô Đồng chí Kim Nhật Thành vị lãnh tụ vĩ đại!" và chúng tôi phải hô to ba lần "Hoan hô, hoan hô, hoan hô.'"


Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Duyệt binh đều tăm tắp cần được tập luyện nhiều.

"Mắt chúng tôi phải nhìn lên lễ đài khi duyệt binh và cầm đuốc theo hàng thẳng và bước theo nhịp đều tuyệt đối."

Nhưng để có được bước đi đều như máy như vậy không phải là chuyện dễ, bà Kim cho biết.

"Bạn phải nhấc chân sau lên cùng lúc chân trước chạm xuống mặt đất. Điều này rất khó. Nếu luyện tập trong sáu tháng, mọi người sụt chừng 5 kg."

Các cán bộ tổ chức duyệt binh luôn muốn sự hoàn hảo. Những ai làm tốt sẽ được huy chương. Những người khác, tôi được biết, bị khiển trách nặng nề nếu họ làm sai.

'Mọi người đều khổ vì nó'

Noh Hee-Chang là thư ký Đảng Lao động, một quan chức cao cấp. Ông đào tẩu từ Bắc Hàn bốn năm trước vì lý do chính trị. Ông từng là người chọn những người trung thành nhất để tham gia duyệt binh.

"Giờ nhìn lại, thực sự là một điều đau đớn. Người dân khổ mà cả các quan chức của Đảng cũng khổ vì chúng tôi phải đảm bảo buổi lễ thành công từ đầu đến cuối."

Những người duyệt binh thường đến từ các học viện quân sự hay các đơn vị quân đội tinh tú. Các ca sỹ, nghệ sỹ múa và vận động viên thể dục tài năng cũng được chọn. Tất cả được chọn vì lòng trung thành của họ đối với dòng họ Kim.

Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Những người tham gia duyệt binh được xét duyệt cẩn thận về lòng trung thành.

"Tôi phải kiểm tra từng người một," ông Noh kể. "Điều quan trọng nhất là lý lịch gia đình. Họ phải có một lý lịch sạch sẽ, trung thành với nhà nước, kể từ đời họ hàng xa trở đi."

Những người đào tẩu nói với tôi họ phải tập luyện tới 10 tiếng một ngày trong vài tháng liền. Có người bị ốm hay bị thương và họ phải tìm người thay thế. Ông Noh nói việc cung cấp đồ ăn cho tất cả những người tham gia, nhất là trong những năm có nạn đói, là một thách thức không nhỏ.

Hiệp định hòa bình vẫn chưa có

Vậy điều này có liên quan gì tới nhà lãnh đạo người từng hứa sẽ cải thiện đời sống của người dân Bắc Hàn? Kim Jong-un tuyên bố Bắc Hàn giờ đây là một quốc gia hạt nhân và đất nước sẽ tập trung vào phát triển kinh tế. Truyền thông nhà nước cũng gọi ngày lễ này là "dịp kỷ niệm người chiến thắng và tiếp tục mở rộng thành quả của bước tiến lớn về phát triển kinh tế".

Nhưng có tin nói người ta kỳ vọng ông Kim sẽ đưa ra những tuyên bố to tát hơn, mạnh mẽ hơn trong dịp lễ kỷ niệm long trọng này. Nhiều nhà phân tích tin rằng ông Kim muốn đạt được điều mà cha ông và ông nội ông chưa bao giờ làm được - tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.

Cuộc chiến giữa hai miền kết thúc năm 1953 với thỏa thuận ngừng chiến. Nhưng chưa bao giờ có một hiệp định hòa bình.


Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Ông Kim Jong-un và TT Mỹ Donald Trump có một thượng đỉnh lịch sử hồi tháng Sáu nhưng từ đó có rất ít tiến triển.

Khi các cuộc đàm phán với Mỹ đã bị trì hoãn, ông Kim đón tiếp nồng hậu một đoàn đại biểu Hàn Quốc trong tuần này và khẳng định lại mong muốn "phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên" của ông. Theo các quan chức từ Seoul, ông cảm thấy nản là ông đang có những bươc đi để giải trừ quân bị nhưng thế giới lại không tin ông.

Tin cho hay ông Kim nói ông ước gì có thể xóa bỏ 70 năm lịch sử thù địch với nước Mỹ, cải thiện quan hệ Bắc Hàn - Mỹ và thực hiện phi hạt nhân hóa trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump.

Ít ra, đó là các mốc thời gian chính và có vẻ như ông Kim rất mong có thỏa thuận với tổng thống Mỹ, người đã trả lời bằng một dòng tweet là họ sẽ "cùng nhau làm việc đó".

Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề lớn. Kim Jong-un có vẻ như là một vị lãnh đạo Bắc Hàn cởi mở hơn nhưng ông dường như vẫn không muốn cho thế giới được nhìn thấy những gì ông không muốn họ thấy.

Và trong dịp này, ông chỉ muốn cho họ thấy buổi lễ diễu binh.

Những gì camera không được quay

Liên Hiệp Quốc ước tính rằng khoảng 40% dân số Bắc Hàn, hay hơn 10 ngàn người, cần trợ giúp nhân đạo và khoảng 20% trẻ em nước này bị suy dinh dưỡng.

Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Những năm đói ở thập niên 1990 khiến hàng trăm người chết. Và nhiều người nay vẫn đói.

Năm nay là năm nóng nhất từ khi có thu thập số liệu trên bán đảo Triều Tiên. Truyền thông Bắc Hàn mô tả đợt nắng nóng năm nay là "thiên tai chưa từng có". Liên đoàn Chữ thập đỏ Quốc tế cảnh báo rằng lúa, ngô và các giống cây khác đang khô héo trên đồng, "với hậu quả có thể gây thảm họa," khiến đất nước này có rủi ro của "một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực sâu rộng."

Vài trận lũ lụt hồi cuối tháng Tám do bão cũng làm 76 người chết, với số người tương tự bị thương và hàng ngàn người bị mất nhà cửa.

Ít có khả năng các hãng truyền thông được mời vào Bắc Hàn lần này sẽ được xem những cảnh tượng bị tàn phá. Khả năng tiếp cận của báo chí vẫn được kiểm duyệt rất nghiêm ngặt mặc dù ông Kim Jong-un đã có những cuộc gặp thượng đỉnh với các vị tổng thống Mỹ và Hàn Quốc.

Ông Noh Hee-Chang nhớ lại những ngày ông đứng ra tổ chức các cuộc diễu binh trong cái nắng đổ lửa với rất ít thức ăn.

"Cái đói. Điều tôi nhớ nhất là thấy đói. Nhất là trong thời kỳ ông Kim Jong-il lãnh đạo, chúng tôi không đủ ăn. Tất cả 100.000 con người phải làm việc từ sáng tới đêm và khó khăn lớn nhất của họ là ăn không đủ no."

Nhưng khi tôi hỏi ông rằng với tư cách là sếp của họ, ông có thấy thương những người đi duyệt binh không, ông trả lời dứt khoát là không.

Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Sự sùng bái các lãnh tụ Bắc Hàn ăn sâu trong dân chúng

"Ở Bắc Hàn, chúng tôi được giáo dục rằng nếu một bức tường lung lay, cả quả núi cũng phải lung lay. Ý nghĩa của câu nói đó là, nếu ông Kim Il-sung hay Kim Jong-il nói 'a', thì kể cả những người dân thấp hèn nhất cũng phải nói 'a' và nhận mệnh lệnh. Chúng tôi chỉ biết nói 'vâng thưa ngài'. Và toàn bộ hệ thống được xây dựng như thế."

Vấn đề sống còn

Màn thể hiện lòng trung thành và tự hào được coi là trọng tâm cho thành công của các cuộc diễu binh và của cả dân tộc. Bà Kim Ji-young nhớ lại những tiếng hô "Muôn năm" của bạn bè trong quân đội khi họ diễu qua lễ đài nơi vị lãnh tụ đứng.

"Họ hô to đến nỗi họ mất giọng sau cuộc diễu hành 100 mét này. Chúng tôi cố nói chuyện với họ nhưng họ không nói được vì đã mất giọng hoàn toàn."

Ngoài chuyện được có mặt trong buổi lễ hoành tráng, bà kim Nói tham gia diễu binh còn là vấn đề sống còn.

"Chúng tôi đều là con của các cán bộ trung và cao cấp của Đảng. Nên nếu có kêu ca phàn nàn và bị phát hiện, thì chúng tôi có thể biến mất. Vì thế không ai dám kêu ca.

"Người nước ngoài chắc hẳn thấy rất thú vị. Nhưng tôi muốn nói với họ, những người này đã luyện tập rất vất vả suốt sáu tháng mà không được ăn no. Họ đổ mồ hôi và rèn luyện trong sáu tháng trời vì cái gì- 10 phút duyệt binh? Thật là đau đớn. Tôi ước gì mọi người được thấy những gì ẩn giấu đằng sau, nhất là các phóng viên".

Tuy vậy, lòng tự hòa dân tộc vẫn còn.

Ông Noh chẳng hạn, sẽ quay lại Bắc Hàn ngay lập tức nếu ông được phép.

"Tôi sẽ trở lại 100%. Tôi muốn khóc khi nghĩ đến thành phố quê hương tôi. Tất nhiên tôi muốn quay lại. Tôi luôn luôn muốn trở lại Bình Nhưỡng. Có ai mà không muốn về thành phố quê hương mình?"

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn