Làm sao 'nâng tầm nhạc Bolero' ở Việt Nam?

Chủ Nhật, 16 Tháng Chín 20187:00 SA(Xem: 5550)
Làm sao 'nâng tầm nhạc Bolero' ở Việt Nam?
bbc.com
Trần Thị Vĩnh Tường Viết từ California, Hoa Kỳ

Nhạc Bolero
Image caption Nhạc Bolero ngày càng được yêu chuộng ở Việt Nam

Ở vào 70 tuổi, Bolero miền Nam vẫn trẻ nhưng khi cứ mỗi 15 phút thế giới lại vang lên một bản Bolero thì mới là điều đáng hoan nghênh.

Cùng một bài nhưng mỗi giọng hát soi rọi giùm ngõ ngách bị lãng quên là điều hạnh phúc.

Thí dụ 'O sole mio kinh điển của thành Naples trở thành It's Now or Never, Elvis Presey nâng tầm hát rất...sến ở Mỹ năm 1960 là điều dễ nhớ nhất.


Thật tiếc, tôi không rõ hiện nay ở Việt Nam nâng tầm và làm mới Bolero thế nào. Hòa âm - Nhạc khí mới? Cách trình diễn - Đề tài mới? Ca sĩ - Nhạc sĩ mới? Nên đành nói chung chung theo kiểu trùng tu di sản: ghi nhớ, biết ơn, thưởng thức, lắng nghe, giữ gìn và làm mới lạ phẩm chất của tâm trí và tâm hồn.

Viễn ảnh trùng tu Bolero xui tôi nói lên đôi điều căn bản của Bolero miền Nam được nghe khi ngồi trường nữ trung học Trưng Vương, Sài Gòn, thập niên 1960.

Xavier Cugat Bản quyền hình ảnh Ron Galella/Getty Images
Image caption Nhạc sỹ Xavier Cugat (phải), người Mỹ gốc Tây Ban Nha, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa dòng nhạc Nam Mỹ trở thành phổ biến ở Hoa Kỳ.

Miền Nam nhập vào Bolero thế giới

Năm 1950, người Việt lần đầu biết tới nhạc Nam Mỹ có thể qua ban nhạc Xavier Cugat, người Mỹ gốc Tây Ban Nha lớn lên ở Cuba, chơi violon trưởng ban nhạc cho hãng phim GMC.

Bolero chính là điệu Rumba chậm có lẽ hợp với người Việt. "Bohemian" tiếng Pháp chỉ người Rom lần đầu tiên xuất hiện trong bài Con Đường Vui, nhạc Lê Vy, lời Phạm Duy.

Người Miền Nam tính khí hồn nhiên vui vẻ, thích hợp với nhạc Nam Mỹ rộn ràng, có trống-chũm chọe-đùi gà maracas-gỗ Guiro... cộng với chất êm đềm của dân ca Nam Bộ. Người Nam hát Bolero với nhịp trong tim, nhạc trong đầu thêm hơi hướng vọng cổ của "văn minh Miệt Vườn."

Với Hoàng Thi Thơ, Bolero có âm hưởng ngũ cung. Với Lê Trọng Nguyễn, Phạm Đình Chương, Mạnh Phát, Trúc Phương... Bolero vượt khỏi nhịp điệu 2/4, 4/4 thành "con bạn ngọc" kể lể từ chuyện quê hương đến đời thường, lừa dối, đợi chờ, nhung nhớ.

Tác giả Bolero "chính hiệu con nai vàng" giá trị vì họ là nhạc sĩ, nghệ sĩ cao đẳng. Họ không nhờ Bolero mà chính họ làm cho Bolero trở thành giá trị.

Rumba dancers in Havana Cuba Bản quyền hình ảnh VW Pics/Getty Images
Image caption 'Người Miền Nam tính khí hồn nhiên vui vẻ, thích hợp với nhạc Nam Mỹ rộn ràng'. Trong hình là một ban nhạc Rumba biểu diễn ở Havana, Cuba.

Trình bày Bolero có dễ không?

Dễ vì êm đềm, không gào thét, phẫn uất như Flamenco, chỉ cần đơn sơ một cây đờn bầu đờn nhị đờn sến hay cây phím lõm.

Dễ vì chỉ cần luyến láy giọng Nam ngọt ngào chè chuối nước dừa, chỉ cần dòng sông, áo bà ba, cái xuồng và tình yêu quê. Càng bộ cánh lộng lẫy, nhạc thính phòng đồ sộ, sân khấu xịt khói, đèn chớp lia chia, càng xa rời Bolero ban đầu.

Khó, nếu giọng tenor, soprano cao vút trong dàn nhạc lộng sẽ như Hungarian Rhapsodies của F Liszt, Gypsy Songs của J Brahms hay Bolero của M Ravel, quí tộc viết cho quí tộc, không phải "từ Rom, cho Rom, vì Rom."

Khó, vì càng có học càng khó hát, bắt chước cũng không xong.

Khó, vì phải biết thời gian/tâm tình/bối cảnh của bản nhạc mới hát hay được.

Khó, vì một dàn nhạc vĩ đại mà hay thì dễ, nhưng đơn giản mà vẫn đi vào lòng người mới khó.

Cái khó nhất là ăn thua... người nghe chứ không phải do nhạc sĩ ca sĩ. Làm mới mà hổng ai nghe cũng huề tiền.

Tóm tắt ngắn gọn kiểu người Nam "chèng đeéch ui, muốn biết hay dở thì dẹp hết ba cái thứ rườm rà, hát mộc với cây đàn thùng là biết ai giỏi ai dở liền hà."

Woman and rowing boats on Mekong river Bản quyền hình ảnh VW Pics/Getty Images
Image caption "Người Nam hát Bolero với nhịp trong tim, nhạc trong đầu thêm hơi hướng vọng cổ của "văn minh Miệt Vườn."

Muốn nâng tầm Bolero phải làm sao?

Theo một người bạn tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn trước 1975, hiện ở Texas, Hoa Kỳ "muốn nâng tầm Bolero, cách hay nhứt là kể chuyện hay, mới lạ, ý tưởng sâu sắc. Nhưng làm được điều này vô cùng khó".

Đôi bài nhắc chuyện huy hoàng nhất là Hòn Vọng Phu của Lê Thương, Hội Trùng Dương của Phạm Đình Chương, Con Đường Cái Quan của Phạm Duy.

Thế giới chắc ít bài nào chỉ với 20 chữ, kể lại câu chuyện cả dân tộc vạn lý trường chính đánh giặc:

"Hỡi người chính phu, anh hùng non sông

Trao người con quý cho người trông nom

Thiếp xin lỗi thề"

Thứ đến là Cô Hàng Cà Phê của Canh Thân, Nương Chiều của Phạm Duy, Chiều Mưa Biên Giới của Nguyễn Văn Đông, Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, Dzũng Chinh... Nhưng so với nhạc... lan man dễ dãi thì số lượng "nhạc kể chuyện" còn thấp.

Thế giới có truyền thống người hát dạo Troubadour hay nhóm Griot kể chuyện bằng thơ nhạc.

Được thời gian sàng lọc, cái gì hay tự nó sẽ ở lại.

Thí dụ gần nhất là bài "Danny Boy" ông John McCain chọn cho đám tang của mình, ca sĩ opera là Renee Fleming hát. Các "sư tổ" kể chuyện bằng nhạc là Paul McCartney, Penny Lane, Bob Dylan, Leonard Cohen, Willie Nelson...

Cô gái quê duyên dáng miền Tây nói giọng miền Tây giờ sửa mặt sửa mũi, bắt chước diễn viên Hàn thì không là mới.

Nếu chỉ lấy nhạc Bolero cũ xào lại, làm âm thanh tốt hơn, màu mè hơn, mà không có bản nhạc mới ý mới e rằng chưa thể gọi là "mới".

Âm nhạc muốn đi vào lòng người phải chân thật, phải có hồn. Hồn ấy từ đáy lòng.

Bolero không ngoại lệ.

Bolero! Chỉ một chữ nhưng chứa cả thế giới. "Nâng tầm -Làm mới" là vinh dự của nghệ sĩ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn