Ngày 2/9 Quốc khánh, sinh nhật nước Xã hội Chủ Nghĩa, húy nhật Hồ Chí Minh (HCM) lại đến một lần nữa, song bẽ bàng. Hiện nay nhân dân Việt Nam có nhận định rõ ràng về chân diện của HCM cũng như về ý nghĩa của ngày 2/9 mang hai sự kiện sinh, tử trái nghịch đó.
I) Hồ Chí Minh Trước Ngày 2/9.
Hô Chí Minh (HCM) sinh năm 1890 tại Nghệ An, lúc nhỏ cha mẹ đặt tên Nguyễn Sinh Cung, một tên bình thường, khiêm tốn. Cha tên Nguyễn Sinh Sắc, năm 1910 làm đến chức tri huyện ở Bình Khê, Bình Định song bị cách chức vì say rượu, cho lính đánh chết dân.
Cung phải bỏ dở việc học, vào Sài Gòn, tự ý đổi tên là Nguyễn Tất Thành, có nghĩa “Nguyễn Bất Bại”, để rồi xin được một chân làm bồi trên một chuyến tàu buôn sang Pháp, năm 1911.
Tại Pháp, thất bại trong việc xin vào học trường Thuộc Địa đào tạo các quan lại nhà nước, và trong việc gửi đơn xin Pháp cho cha là Nguyễn Sinh Sắc được phục chức, Tất Thành vứt tên cũ, lấy tên mới là Ái Quốc, là Yêu Nước, nghe rất thấm tình, vẫn giữ họ Nguyễn.
Thất chí lâu ngày ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc năm 30 tuổi (1920), đọc Luận cương Lenin, gia nhập bang Liên Xô, được ăn lương, học võ nghệ Mác Lê, các chiêu xách động khủng bố, khởi nghĩa vũ trang, cướp chính quyền, là điều kiện tiên quyết để xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội.
Năm 1930, theo chỉ thị của Quốc tế Cọng sản, Nguyễn Ái Quốc là đại diện, họp tại Hồng Kông, thống nhất 3 tổ chức cộng sản tại Đông Dương thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Ch'o), Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hồng Kông bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương.
Tờ L'Humanité (Nhân đạo, của đảng cọng sản Pháp) số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông, đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương.[56], (Wikipedia). Bài viết nhiệt liệt ca ngợi tinh thần cọng sản của người quá cố.
Sở hữu nhiều bí danh, song ngày 13/8/1942 Nguyễn Ái Quốc (?) thay tên, đổi họ lần cuối, xưng là Hồ Chí Minh (lẽ ra nên xưng Nguyễn Chí Minh, giữ dòng họ Nguyễn) sau khi được tin hải quân Nhật chịu tổn thất nặng nề ở mặt trận Thái Bình Dương trong tháng 6/1942, khiến chiều hướng chiến cuộc thay đổi bất lợi cho họ.
II) Hồ Chí Minh và Ngày 2/9.
Ngày 02 tháng 9 năm 1945, cướp được chính quyền,“đại công cáo thành”, HCM bước lên bục tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường) đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa, theo đường hướng chủ thuyết cọng sản Mác Lê.
Hồ Chí Minh trên bục, áo kaki bảnh bao, vểnh râu dê duyên dáng, chuẩn bị đọc bản tuyên ngôn 2/9.
Từ nay “đầy nhà vang tiếng ruồi xanh” khắp nơi xưng tụng ơn đức thánh đế rồi rào:
“Công Hồ như núi Thái Sơn. Nghĩa Bác như nước trong nguồn chảy ra.”
HCM, lãnh tụ anh minh, cha già dân tộc, vĩ nhân thế giới, ĐCSVN quang vinh muôn năm!
Cứ thế cho đến ngày lãnh tụ kính yêu bị các trang mạng xã hội lột mặt nạ bộc lộ hoàn toàn là một kẻ bịp bợm, gian hùng, tàn nhẫn, là thuộc tính của một bác cọng sản thập thành.
Các bằng chứng nằm ngay trong nội dung bản tuyên ngôn bịp bợm độc lập cùa HCM.
Nội dung bản này gồm 4 phần: 1) viện dẫn nhân quyền, bình đẳng. 2) lên án tội ác thực dân Pháp. 3) kể lể công lao giành chính quyền. 4) tuyên bố quyết tâm giữ tự do, độc lập.
1)Phần 1: Hiện các tổ chức nhân quyền trên thế giới nhiều lần lên tiếng tố cáo csVN vi phạm nghiêm trọng các quyền này. Điều trái khoáy là thế lực thù địch của nước XHCNVN lại thuộc giới công nông và các giới hữu sản vể học vấn, trí tuệ, vô sản về của cải.
Các nước văn minh trên thế giới thì đâu có tù nhân lương tâm, thế lực thù địch trong nước!
2)Phần 2: HCM kể tội Pháp tàn ác.
Nay sự cai trị của CSVN còn hà khắc gấp bội thời Pháp thuộc.
3)Phần 3: HCM khoe công lao giành độc lập (?).
Bản tuyên ngôn viết: “Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...”
HCM dùng từ ngữ nổi dậy “giành chính quyền”, vô hình trung thừa nhận đối tượng là một chính phủ đương nhiệm, người trong nước. (1).
Với ngoại bang thì không giành chính quyền mà là nổi dậy “giành lại chủ quyền, độc lập”.
Các năm 1940 – 1945, trong nước, ngoài Pháp lại có thêm Nhật, mật vụ, mật thám đầy rẫy nên các đảng phái lo tránh né, chẳng dám chường mặt.
Ấy vậy HCM bịp bợm đọc tuyên ngôn độc lập: “...dân ta lấy lại nước VN từ tay Nhật.”
4)Phần 4: Quyết tâm giữ vững độc lập, tự do.
Thì nay CSVN đang đánh mất độc lập về tay ông Tàu cọng.
III) Hồ Chí Minh Sau Ngày 2/9.
Mạng Internet vạch trần các tội ác của HCM cai trị dân.
HCM là đồ tể ”Cải Cách Ruộng Đất” tại miền Bắc năm 1954-1956, là “dâm quỷ” trong chuyến Hồ sang thăm Indonesia vào tháng 3/1959 và nhiều nữa. Ngoài ác và dâm HCM lại kiến thức hạn hẹp, đáng khinh, gần như ngu, song nhờ đó người ta để Hồ sống lâu để dùng, “ngu si hưởng thái bình”. Nay chúng ta chỉ xét thêm về khía cạnh này.
“Nói có sách, mách có chứng”, tổ tiên phù hộ chúng ta có đoạn phim quý báu sau:
Vào năm 1966, ông bà xui khiến, HCM nhận trả lời phỏng vấn của ông Suzuki Toshiichi, phóng viên thông tin hãng thông tấn truyền hình Nhật Bản Nihon Denpa News (NDN)
Cuộc phỏng vấn này nội dung không có gì lạ song hóa ra rất quan trọng là vì thời đó được hãng NDN ghi hình trên phim tài liệu màu. Gần đây đoạn phim được hãng phim truyền hình TP Hồ Chí Minh, www.tfs.vn (HCM City Television Film Studios) trực thuộc đài truyền hình TP HCM, sử dụng bản quyền của hãng NDN, cho phát hình lại (kênh HTV9) vào một dịp lễ kỷ niệm lớn, để đến nay chúng ta có trong tay tư liệu hiếm và quý báu đánh giá được trung thực con người thật của HCM. https://www.youtube.com/watch?v=nCPdpYMrhzI
Cuộc phỏng vấn kéo dài 11 phút, trong đó ông Suzuki dùng tổng cọng 1 phút để nêu 4 câu hỏi, được dịch ra tiếng Việt. Suzuki hỏi xong 1 câu thì HCM nhìn vào giấy đọc câu trả lời.
Suzuki nghe xong, hỏi câu tiếp. HCM lại nhìn giấy đọc tiếp, cứ thế cho đến hết 4 câu, giọng đọc ngắc ngứ nhát gừng nên đọc 10 phút mà tính ra chỉ kể 5 phút nếu nói với tốc độ bình thường.
1)HCM tiếp phóng viên Suzuki Toshiichi của hãng thông tấn Nhật Bản NDN (1966).
2) HCM trả lời phỏng vấn bằng cách đọc trên tập giấy cầm tay.
Hồ Chí Minh đọc tiếng Việt khá sõi cho phỏng vấn của hãng truyền hình Nhật Bản, 1966.
Bốn câu hỏi của phóng viên Nhật Bản có nội dung chung chung, hỏi và dịch đều rất nhanh:
1)Câu 1: Kính mong ngài chủ tịch cho biết hoặc giải thích thêm đặc biệt của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và những chuyển biến gần đây.
2)Câu 2: Gần đây tôi có nghe được chính quyền Mỹ và chính quyền VNCH có tổ chức một cuộc hội đàm ở Honolulu. Kính mong ngài chủ tịch cho biết quan điểm về sự kiện này.
3)Câu 3: Một bộ phận trong giới cầm quyền Mỹ đã tuyên bố sẽ đưa quân đội Mỹ vào Việt Nam để mở rộng cuộc chiến và có ý định tấn công miền Trung của nước Lào, đồng thời Mỹ cũng dùng quân đội của miền Nam VN cùng quân đội Thái Lan tiến sâu vào lãnh thổ Campuchia, ngài chủ tịch nghĩ như thế nào về vấn đề này?
4)Câu 4: Tôi được biết ngày 24 tháng tư vừa rồi ngài đã gửi thư cho các nguyên thủ quốc gia trên thế giới và đã nhận được sự quan tâm cũng như đón đọc rộng rãi trên thế giới. Ngài chủ tịch có thể cho biết ý nghĩa của lá thư này?
Trích một vài đoạn HCM đọc trên giấy cầm tay, trả lời phỏng vấn:
1)Câu 1: Ở miền Bắc... tính đến mồng 8 tháng 3 năm nay thì quân và dân miền Nam đã bắn rơi hơn 900 chiếc máy bay Mỹ...Trên mặt trận quốc tế thì cuộc chiến tranh hòa bình của Mỹ cũng thất bại. Chúng không lừa bịp được ai mà ngày càng làm cho Mỹ thêm cô lập...
2)Câu 2: Cuộc hội nghị ấy là bàn đẩy mạnh chiến tranh thật và hòa bình giả ở VN. Đó là sự thử thách hết sức nghiêm trọng đối với nhân dân VN, đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình...
3)Câu 3: Đế quốc Mỹ muốn biến các nước Đông Dương thành một chiến trường thì nhân dân Đông Dương nhất định lại càng đoàn kết chặt chẽ kiên quyết đánh thắng chúng.
4)Câu 4:Trong bức thư gửi... thì tôi đã vạch rõ sự thật đó nói lên quyết tâm của VN chống đối đế quốc Mỹ xâm lược để làm tròn nghĩa vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế của mình...
HCM kết thúc ứng khẩu lời cám ơn: “...Đó là một cái, cái, cái cái tình thương yêu rất là quý báu. Mà như thế là nhân dân Nhật đã thấy cái tương lai của nước Nhật và tương lai của Việt Nam là nó khăng khít với nhau và cái sức đoàn kết của chúng ta thì nhất định sẽ thắng lợi.
Nhờ các đồng chí chuyển cái lời biết ơn của nhân dân Việt Nam đến nhân dân Nhật.
Arigato. Sayonara (?)” (Xin cám ơn. Chào tạm biệt). Ha ha ha (cười). Bắt tay.
1)Phỏng vấn kết thúc. HCM nói: “Arigato , Sayonara”. Ha ha ha (cười). Bắt tay.
2)Bộ quần áo kaki huyền thoại vải ngoại, kiểu lãnh tụ HCM mặc trong lễ lạc và tiếp khách nước ngoài.
3)Tư liệu thuộc bản quyền của Đài Truyền hình TPHồ Chí Minh (hàng chữ nền xanh).
IV) Nhận Xét Về Cuộc Phỏng Vấn.
1)Kiến thức của HCM. Một số người Việt không chấp nhận đường lối chính trị của HCM song vẫn kính trọng Hồ thông thái tài ba do tin lời cọng sản. Nay thấy tận mắt HCM cầm giấy đọc trả lời từng câu phỏng vấn, để lộ chân tướng kẻ đần độn, thì thất vọng, khinh thường Hồ.
Đừng nói đến các vị nguyên thủ quốc gia cao xa làm gì, được phỏng vấn thì trả lời, hay dở mặc lòng, hoặc từ chối, song chẳng ai cầm giấy đọc vì là mất tư cách, là hiện tượng quái dị.
HCM bộc lộ trình độ nông cạn và sự tự trọng quá thấp kém, vậy cọng sản giữ ông ta làm chủ tịch nước, làm lãnh tụ kính yêu để làm gì?
Để dạy tư tưởng, đạo đức, phong cách cho nhân dân ư? hay để HCM bêu riếu quốc thể?
HCM chỉ là chú lừa đội lốt sư tử, cuối cùng để thò tai lừa ra ngoài nên bị lộ tẩy (ngụ ngôn Pháp). Đúng hơn nữa HCM nhìn giấy, phát thoại bebe trả lời phỏng vấn nên người ta nhận diện được, biết đó là một con lừa.
Người nào việc đó, “dụng nhân như dụng mộc”, có lẽ tài nghề của HCM là ở chỗ mặt lạnh giết dân như ngóe. HCM kém cỏi mà tưởng dạy đời, do nói lếu láo, kêu bebe cũng được cọng sản thổi kèn khen hay, lời vàng ý ngọc, chữ nghĩa thánh hiền, tụng hô lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại, danh nhân văn hóa...
2)Sử dụng tiếng Việt của HCM. Khi đọc trên giấy thì HCM mỗi lần thường chỉ đọc một, hai chữ rồi dừng, không đọc luôn được một mạch 4, 5 tiếng trở lên. Có nơi Hồ đọc lắp bắp rất khó nghe, đột nhiên lạc giọng, cầm giấy mà đọc ngúc ngắc, vấp váp.
Ứng khẩu nói lời cám ơn thì HCM vất vả, ngập ngừng, tìm chữ, nói trùng ý. HCM nói: “nhờ các đồng chí chuyển cáilời biết ơn...” thì nghe như một ông Tàu nói tiếng Việt (?).
3)Lý luận của HCM. Không có giấy thì HCM ứng khẩu là nói nhằng: “Nhân dân Nhật đã thấy cái tương lai của nước Nhật và tương lai của Việt Nam là nó khăng khít với nhau...” Có chuyện này ư? Thời đó Bắc Việt đang tố cáo chính phủ Nhật câu kết với đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ở VN, cho Mỹ dùng đất Nhật làm một cǎn cứ quan trọng để tiến hành cuộc chiến tranh đó.
Toàn bộ lời HCM ứng khẩu là dài dòng nói đi nói lại mất thì giờ.
4)Sự tự kiêu, mù quáng, xa thực tế của HCM. Nếu xét mình bất kham thì cứ như những lần trước, gửi trả lời phỏng vấn trên giấy chứ phát âm bebe để chúng quay phim làm gì! Sao không đưa xấp giấy luôn cho phóng viên, khỏi phải nói gì cả?
Lý do Hồ thật không ngờ chúng dám cho phát hình lại cuộc phỏng vấn. Quân phản phúc!
Chẳng biết cuốn băng này của Nhật Bản là để lột mặt nạ lãnh tụ của chúng ư? Đồ ngu!
5)Sự trung thực của đoạn phim. Cuộc phỏng vấn được trực tiếp nghe và ghi lại như trên. https://www.youtube.com/watch?v=e-Ly8I7zzDQ. Nó có khác đối chiếu với văn bản đăng trên báo Nhân dân (số 4389 ngày 12-4-1966, cpv.org.vn), trong đó các câu hỏi của phỏng vấn viên được rút ngắn và sửa đổi cấu trúc. Câu hỏi số 1 ở cuối câu có thay đổi ngôn từ: “và những chuyển biến gần đây” được đổi ra là “và triển vọng của nó như thế nào?”
Cọng sản có thói tường thuật sửa đổi lời phát biểu của các nhân vật người nước ngoài, vd. của Tổng thống Hoa Kỳ, ông Obama, viếng thăm Hà Nội tháng 5/2016. Như thế là xấu.
Cũng quan trọng là HCM do lẫn lộn, đọc sai bậy trên giấy. Điển hình ở câu trả lời đầu tiên, HCM đọc: “Ở miền Bắc... tính đến mồng 8 tháng 3 năm nay thì quân và dân miền Nam đã bắn rơi hơn 900 chiếc máy bay Mỹ”. Tờ Nhân dân thì viết: “... quân và dân miền Bắc đã bắn rơi...”
Trong giấy, phần kết thúc trả lời phỏng vấn ngắn gọn là: “Sau cùng, tôi tỏ lòng chân thành cảm ơn nhân dân Nhật Bản đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam chúng tôi.” (Nhân dân số 4389).
HCM vứt bỏ, không đọc đoạn này mà ứng khẩu đoạn dài cũng đến 300 chữ, quên khuấy đang kéo dài thì giờ, nói lui tới lời ca ngợi và cám ơn trí thức và nhân dân lao động Nhật ủng hộ VN chống Mỹ xâm lược. HCM không đả động gì đến chính phủ Nhật Bản, song chính phủ Nhật không là cọng sản thì chắc nhân dân Nhật không làm khác.
Báo Nhân dân không đăng đoạn HCM ứng khẩu dài dòng này và cũng không gọi ông Suzuki Toshiichi và nhân viên quay phim là “các đồng chí”.__
Cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành có giấc mộng lớn nhất là xin vào học trường Thuộc địa đào tạo viên chức ra làm việc quan ở các thuộc địa của Pháp, gồm cả Việt Nam. (2).
“Người tính không bằng trời tính”, cha bị mất việc, Nguyễn Tất Thành lưu lạc tha phương cầu thực và định mệnh đưa đẩy trở thành một ma đầu trong Bang Cọng Sản Quốc Tế mà bang chủ là Liên Xô và Tàu cọng.
Hồ được dạy cướp chính quyền và ngày 2 tháng 9/1945, tuyên ngôn độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa, rơi vào vòng lệ thuộc của chủ Tàu, khổng lố sát nách, để rồi rước họa mất nước diệt tộc cho Tàu.
Đó là ý nghĩa của ngày 2/9:
Là ngày Quốc khánh Việt Cọng, của lũ cướp nước để toàn quyền rã nước, bán nước.
Là ngày húy nhật thiên tài cầm giấy đọc để trả lời phỏng vấn.
Là ngày “Ngày Quốc Nạn” của Đất Nước. Ngày toàn dân đứng lên đạp đổ lũ quỷ đỏ cọng nô.
Cho hay giữa thiện và ác, giữa phúc và họa, ranh giới lắm khi chỉ là một đường vạch kẻ nhỏ.
Lê Bá Vận. (HNPD)
Chú Thích:
(1) +Vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 11-3-1945.
“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia...”
Sau đó, nhà Vua đã giao cho Trần Trọng Kim thành lập nội các.
+Vua Norodom của Kampuchea cũng tuyên bố độc lập vào ngày 13-3-1945.
+Vua Sisavang Vong của Lào cũng tuyên bố độc lập vào ngày 8-4-1945.
+ Le Commandant en Chef de l’ Armée Japonaise. Proclamation N°10. Le 12 Mars 1945.
L’Armée Japonaise ne ménagera aucun effort pour satisfaire le désir ardent de l’Indépendance si cher à tous les peuples en Indochine.(Journal officiel de l’ Indochine, Samedi 2 Juin 1945)
Dịch từ tiếng Pháp: Tổng tư lệnh Quân Đội Nhật Bản. Tuyên cáo số 10. Ngày 12-3-1945
Quân đội Nhật Bản sẽ không giới hạn bất cứ một nỗ lực nào để thỏa mãn ước vọng nhiệt thành độc lập được tất cả các dân tộc ở Đông Dương trân quí. (Công báo Thứ bảy 2-6-1945)
(Nhận xét: Nhật Bản thành thật, vào đầu năm 1945 đang sắp bại trận nên không đèo bòng)
+ Ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào ngày 11/3/1945.
(2) LBV “Các Cụ Phan, Huỳnh Và Nguyễn Sinh Sắc”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhà báo Suzuki Toshiichi, Nhật Bản, phỏng vấn, 1966
-------
Hãng thông tấn Nhật Bản Nihon Denpa News (NDN) phỏng vấn Hồ Chí Minh -19