Berlin những ngày cuối tháng 11 trời trở lạnh và mưa nhiều. Chị hẹn gặp tôi tại một nhà hàng cổ của Đức ngay đường Alt-Moabit, nơi nhìn sang bên kia đường là khu nhà tù lớn Moabit, nằm ngay gần nhà ga trung tâm Berlin với các ô cửa sổ nhỏ được chắn lại bằng những thanh sắt to bản, bao quanh là bức tường cao 10 m được xây bằng loại gạch đỏ rắn chắc từ những năm 1877 với nhiều vòng dây thép gai lạnh lẽo.
Chị mở lời tâm sự và cho biết ´´ Sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xẩy ra ở Berlin, cảnh sát điều tra đã thẩm vấn nhiều người Việt Nam đang định cư tại Đức, có lẽ vì họ có những mối liên hệ qua điện thoại với nhiều người trong Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, nơi đang bị Tổng Công tố Liên bang Đức cho rằng đã dính líu đến đường dây tổ chức bắt cóc ông Thanh tại Đức. Đến thời điểm này, tổng số người Việt đang định cư tại đây bị cảnh sát mời lên làm việc là 8 người, tôi là một trong số đó ´´.
Chị cũng nói thêm ´´ nhiều khi các cuộc điện thoại đó chỉ là những lời mời gọi cùng đi ăn tối hoặc trao đổi thông thường khác, nhưng không hiểu sao họ lại để ý kỹ như vậy, có lẽ báo chí phải lên tiếng để minh oan cho chúng tôi ´´.
Trong một diễn biến khác. Việt Nam vẫn tỏ ra chưa hợp tác một cách trung thực với phía Đức để giải quyết khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước do vụ bắt cóc này gây ra, không những thế, khi Hội nghị APEC tại Đà Nẵng sắp kết thúc phía Việt Nam còn thể hiện thêm sự bất cần khi cố tình dịch sai và cắt xén bản tin của tờ Spiegel để tiếp đăng trên báo của Bộ Thông tin & Truyền thông nước này hôm 11.11, với ý miệt thị Đức và Pháp´´ Tổng thống Mỹ thích hợp với những người cầm quyền chuyên chế hơn là với các nhà lãnh đạo quốc gia như Merkel hoặc Macron.´´ và ´´ tại Việt Nam chắc chắn người ta bàn về hiện tại và tương lai thì châu Âu lại nói về quá khứ ´´.
Đe dọa tiếp theo từ Việt Nam đối với Đức khi gần 1 năm nay, phía Chính phủ nước này vẫn giam trên 600 xe của hãng BMW tại cảng VICT ở Thành phố Hồ Chí Minh, làm đình đốn việc kinh doanh của hãng xe này, gây thiệt hại lớn cho họ và đem đến hình ảnh xấu về môi trường đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ Đức và châu Âu vào Việt Nam.
Một doanh nghiệp của người Việt tại Đức cũng phản ánh ´´ tình trạng bảo lãnh đối tác từ Việt Nam sang Đức để làm việc trong thời gian này rất khó khăn. Khi xin Visa, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội chỉ đưa ra lý do chờ xem xét mà không hẹn ngày có kết quả như những lần trước đây, doanh nghiệp này mỗi năm vẫn sang Đức nhiều lần, giờ thì chưa biết khi nào đi được´´.
Cho tới thời điểm này phía Việt Nam vẫn chưa đáp ứng những yêu cầu của phía Đức đưa ra, trong đó việc tiên quyết là xin lỗi nước Đức về hành động cử mật vụ xâm nhập châu Âu để bắt cóc công dân của mình.
Cũng trong buổi chiều hôm 19.11, một nguồn tin đáng tin cậy từ phía Đức cho biết ´´ sắp tới phía Đức sẽ có thêm những hành động mới, lần này họ sẽ „trảm tướng“ chứ không chỉ trục xuất 2 nhân viên trong Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin như lần trước´´.
Như vậy, không biết Hà Nội có kịp thực hiện đề xuất của bà Alicia Garcia-Herrero, người tham vấn cho các quan chức châu Âu về Hiệp định Thương mại EU - Việt Nam: Hiệp định sẽ vẫn được tiếp tục, miễn là chính quyền Hà Nội tìm được "một con dê tế thần" để chịu trách nhiệm, ví dụ như vị đại sứ Việt Nam tại Đức chẳng hạn.
Trụ sở cảnh sát chuyên án bắt cóc giết người số 1 ( LKA1) tại Berlin, nơi đang điều tra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Lê Anh – Thoibao.de
Bài viết của Dirk Kurbjuweit, Phó tổng biên tập báo Spiegel (Đức), đăng trên báo Spiegel điện tử:
APEC và góc nhìn từ châu Âu (đăng kèm nội dung bản dịch sai, cắt xén của báo Spiegel):
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/apec-2017/apec-2017-va-goc-nhin-tu-chau-au-410286.html
Chưa có hướng xử lý đối với lô xe hơn 600 chiếc của Tập đoàn BMW tại cảng VICT, quận 7, TP.HCM:
Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng có thể bị chọn làm "dê tế thần" để chịu trách nhiệm: