Phúc Lai - Liệu có xảy ra chiến tranh Israel-Iran ?

Chủ Nhật, 14 Tháng Tư 20242:24 CH(Xem: 334)
Phúc Lai - Liệu có xảy ra chiến tranh Israel-Iran ?

pl_606

Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 14/04/2024

1. Sáng sớm nay, 3 giờ sáng theo giờ Hà Nội, Iran đã tấn công Israel bằng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay không người lái tự sát với số lượng lớn.

Kết quả của chiến dịch được cho là… không đáng kể, một phần do hệ thống phòng không của Israel hoạt động khá hữu hiệu. Mặt khác, người ta cho rằng Iran cố tình bắn theo kiểu vô hại để hạ nhiệt khả năng leo thang cuộc chiến.

Vậy có thể xảy ra chiến tranh Israel – Iran không? Một trận chiến như vậy sẽ xảy ra ở đâu?

Mời quý bạn đọc yêu quý của tôi, đầu tiên chúng ta xem xét lại tình hình mấy năm gần đây. Khoảng 5, 6 năm gì đó, là thời điểm những hoạt động quân sự liên quan đến quan hệ Israel – Iran đã bắt đầu leo thang.

Năm 2018, Israel thi hành một chiến dịch chống lại Iran ở Syria, hai bên đã tiến gần hơn đến điểm bùng phát chiến tranh trước đó chưa từng có. Tình hình ở Gaza từ đó cũng đã trở nên tồi tệ hơn, với các cuộc tuần hành và biểu tình rầm rộ được tổ chức tại hàng rào biên giới vào thứ Sáu hàng tuần diễn ra liên tục, bên cạnh cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở khu vực này.

Đó là vào khoảng tháng Tư năm 2018, cách đây tròn 6 năm. Ngày 18 tháng Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Nhà nước Do Thái Avigdor Liberman đã nói trong một cuộc họp Nội các rằng thực sự có khả năng chiến tranh sẽ nổ ra và nếu vậy, Israel sẽ phải đối phó với Iran, Syria, Hezbollah và quân đội Liban cũng như Hamas, các nhóm Hồi giáo Jihad của Palestine và các nhóm Salafist ở Gaza. Và đến thời điểm cuối năm 2023, đầu năm 2024, điều này đã xảy ra thật, mặc dù các đối thủ kia có thể góp chưa đủ mặt.

Đến thời điểm hiện tại, xung đột chủ yếu giữa Israel là với Hamas và Hezbollah.

Một bức ảnh được chụp từ Israel dọc biên giới với miền nam Liban được công bố cho thấy khói cuồn cuộn trong cuộc ném bom của Israel vào làng Khiam của Liban vào ngày 8 tháng Tư. Gần đây nhất, ngày 13/04 Hezbollah cho biết họ đã bắn “hàng chục quả tên lửa” vào các vị trí pháo binh của Israel để đáp trả các cuộc tấn công của quân đội Israel ở miền nam Liban, đây là một trong những cuộc tấn công lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Gaza. Nhóm vũ trang Liban liên kết với Iran xác nhận trong một tuyên bố vào cuối ngày thứ Sáu rằng họ đã phóng hàng chục tên lửa Katyusha vào “các vị trí pháo binh của đối phương” ở miền bắc Israel và Cao nguyên Golan bị chiếm đóng.

Như vậy từ sau khi xung đột Gaza bùng nổ giữa Hamas với Israel thì Hezbollah, một đồng minh của Hamas (của Palestine), đã tham gia. Các lực lượng này đã cùng Israel đấu súng gần như hàng ngày qua biên giới (kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu vào ngày 7 tháng 10.) Các nhóm này cho biết họ sẽ ngừng các cuộc tấn công vào Israel sau khi đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza.

Trong khi các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng phần lớn vẫn chỉ giới hạn ở các khu vực biên giới, tần suất và cường độ của chúng đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột rộng lớn hơn, đặc biệt là cú tấn công của Israel vào lãnh sự quán của Iran ở Damas.

Để đoán thử xem xung đột Israel – Iran có thể bùng nổ thành chiến tranh được hay không, mời quý vị xem bản đồ. Giữa Israel và Iran, là cả một vùng đệm lớn gồm các nước Liban, Syria, Iraq, Saudi Arabia, Jordan và thậm chí có thể tính luôn được cả Kuwait vào đó. Theo đường chim bay, từ Tel Aviv thủ đô của Israel đến Tehran thủ đô của Iran, đường chim bay là 1.574 ki-lô-mét và nhìn những “bộ mặt” trong vùng đệm nói trên, may ra chỉ có Liban và Syria là có khả năng trở thành đồng minh của Iran. Còn lại là những anh còn có thể trở thành kẻ thù tiềm tàng của Iran, ví dụ Iraq là nước đã từng có chiến tranh với Iran, hoặc Saudi Arabia.

Giữa Israel và Iran có thể có xung đột lực lượng lục quân chỉ khi Iran có thể đưa được binh lính tiếp cận biên giới Israel. Có như vậy thì Iran mới lập được ưu thế về quân số so với người Do Thái. Mà muốn như vậy, ít nhất Iran phải lôi kéo được Bashar Al-Assad vào cuộc chiến rồi từ đó lập cầu hàng không chuyển quân từ Iran sang. Tôi cho rằng có thể loại trừ vai trò của Liban trong trường hợp này vì diện tích của họ quá nhỏ để thực hiện nhiệm vụ đó. Tuy nhiên Liban vẫn sẽ tham gia vào xung đột với vai trò như hiện nay.

Đường cung cấp quá dài đã ngăn chặn lực lượng lục quân Iran tấn công Israel, và đó cũng là xuất phát điểm mà người Israel nắm thóp được Iran, dù lực lượng vũ trang nước này gấp 3 lần nước kia về quân số. Trong thời đại ngày nay, không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của hình ảnh vệ tinh và sức mạnh không quân. Nếu một Iran cố gắng vượt qua Iraq, Syria (hoặc Jordan) để đưa lực lượng của mình tới gần Israel dưới sự tấn công không ngừng của Không quân Israel thì khả năng lớn nhất là Iran phải rút lui trước khi lực lượng của họ bị tiêu diệt hoàn toàn.

Như vậy nếu hỏi liệu Iran có thể đưa đủ lực lượng đến biên giới Israel hay không, thì khó có thể tin rằng một lực lượng như vậy có thể đến nguyên vẹn và có khả năng chiến đấu. Trong khi đó, Bashar Al-Assad đang dần bị mất chống lưng của Putox, việc giữ được chính quyền còn khó đánh giá là chắc chắn hay không, khả năng xảy ra việc tham gia của Al-Assad trong trường hợp này không thực sự cao.

Chúng ta cũng cần nhìn lại việc tồn tại của Nhà nước Do Thái. Trừ cuộc chiến tranh Sáu ngày năm 1967 họ chiếm được bán đảo Sinai, sau chiến tranh Yom Kippur chính sách của nước này biến họ trở thành nước khó có tham vọng về lãnh thổ, vì nó quá dễ gây chiến tranh và trong mọi trường hợp đều dẫn đến khả năng diệt vong cho Nhà nước này. Vì thế, gần như chắc chắn Israel không có tham vọng tấn công hay chinh phục lãnh thổ Iran. Mục tiêu của họ là an ninh quốc gia, đó là lý do có vụ tấn công vào lãnh sự quán Iran ở Damascus hôm trước.

Vậy là, có thể cho rằng nếu bùng nổ xung đột lớn hơn giữa Israel và Iran, có thể cho rằng đó sẽ là cuộc chiến trên không – chủ yếu sẽ là bắn tên lửa vào nhau. Mà tôi nghĩ rằng Iran sẽ hăng hái trong chuyện này hơn vì lên lửa của họ mạnh hơn không quân. Còn với người Israel, sẽ là những trận không kích bằng không quân vào Iran. Không quân Israel chắc chắn là lực lượng không quân tốt nhất, tiên tiến nhất và có năng lực nhất trong khu vực.

Sự tự tin này của người Israel đã lộ rõ từ năm 2018, lực lượng vũ trang Iran đã việt vị vì phát hiện ra rằng, Israel có thể tiếp cận nước mình tận sâu trong nội địa. Sự kiện đáng xấu hổ xảy ra đã khiến Tư lệnh Lực lượng Không quân Iran, Chuẩn tướng Farzad Ismaili mất chức vì lý do đã không báo cáo về một thực tế rằng máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Không quân Israel (IAF) đã vi phạm không phận Iran. Tay này đã giữ bí mật tin tức để bảo vệ cái ghế của mình.

Không quân Israel đã thực hiện một chuyến bay khứ hồi gần 3.100 ki-lô-mét bằng những chiếc F-35 và hoàn thành mục tiêu xâm phạm không phận Iran, bay vòng trên cao phía trên Tehran, Karajrak, Isfahan, Shiraz và Bandar Abbas – và chụp ảnh hệ thống phòng không của Iran. Không phải là Iran không ý thức được khả năng xung đột trên không xảy ra giữa hai nước: Sau sự kiện này giữa Israel và Iran đã xảy ra những cuộc khẩu chiến.

Hossein Salami, phó chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đe dọa tiêu diệt Israel, tuyên bố rằng tất cả các căn cứ không quân của Israel sẽ bị phá hủy nếu cuộc đối đầu nổ ra. Trong khi đó Thủ tướng Benjamin Netanyahu đáp trả bằng những lời đe dọa gay gắt không kém. Sau đó ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đảm nhận vai trò “người lớn chịu trách nhiệm,” bác bỏ một “cuộc chiến tranh khu vực”. Tuy nhiên, ông cũng tuyên bố: “Nếu họ [Israel] tiếp tục vi phạm [sự] toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác thì sẽ phải gánh chịu hậu quả”.

Thời điểm đó, người ta tin rằng nếu Iran tấn công Israel, thì họ sẽ sử dụng chính cách tiếp cận của Israel: Tấn công căn cứ quân sự, gây tổn thất cho binh lính nhưng không nhắm vào dân thường. Người ta cũng tin rằng cuộc tấn công sẽ được thực hiện từ lãnh thổ Syria nhằm vào mục tiêu quân sự ở miền bắc Israel.

Vì vậy, nếu bùng nổ xung đột – mà hiện nay Iran đã cho Israel một cái cớ, thì F-35 sẽ lại bay tới đó và ném bom các cơ sở hạt nhân của Tehran. Như tôi viết trong một status ngắn trưa nay: Israel có thể nhân cơ hội này để xử lý một số vấn đề tồn tại dai dẳng và trở thành mối đe dọa cho không chỉ Nhà nước Do Thái, mà cả thế giới văn minh nữa. Đó là các nhà máy sản xuất máy bay không người lái tự sát. Đó là các nhà máy sản xuất tên lửa của Iran. Còn đến mức tập kích các cơ sở hạt nhân của Iran, thì xung đột đã là lớn rồi. Trong cuộc chiến trên không này, tôi nghĩ Iran không có cửa so với Israel.

IDF (Không quân Israel) đã chuẩn bị cho một kịch bản như vậy. Thời điểm 2018 đó, người ta không biết giới chính trị Israel sẽ làm gì nếu như Iran có hành động tấn công – và càng không hình dung ra được tình thế thế giới đã đẩy toàn nhân loại đến chỗ bi đát như thế này.

- Putox sau hơn 20 năm cầm quyền, mọi mâu thuẫn xã hội đặc biệt là méo mó về kinh tế dẫn đến suy vi và băng hoại văn hóa, đạo đức xã hội, hơn bao giờ hết cần một cuộc chiến tranh, nhưng chỉ là “chiến tranh dạo mát” thôi. Ai dè người Ukraine lại có ý chí độc lập, khát khao tự do quật cường đến như vậy.

- Hamas, một tổ chức vũ trang mang tính khủng bố của Palestin, nổi điên tấn công Israel làm xung đột bùng phát ở Gaza.

- Israel để “bảo vệ an ninh quốc gia” đã ném bom tiêu diệt hai tướng cầm đầu Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đang dùng lãnh sự quán nước này tại Damascus làm trụ sở hoạt động.

- Iran trả đũa bằng cách dùng tên lửa và máy bay không người lái không kích Israel.

- Và bây giờ chúng ta ngồi đoán xem giới lãnh đạo chính trị Israel sẽ làm gì. Tôi không phải là người hiếu chiến, mà theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng buộc phải đoán rằng lãnh đạo Israel sẽ không dừng lại ở đây. Xin hãy nhìn lại cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, họ là người “tiên hạ thủ vi cường.” Cuộc Chiến tranh Yom Kippur họ cũng đã chuẩn bị trước cho nó, nhưng do chủ quan vì đã chiến thắng khá dễ dàng trong trận trước, nên trở nên bị động. Từ đó đến nay, Israel luôn chủ động đi trước trong mọi chuyện.

Một ví dụ điển hình là Chiến dịch Opera hay còn được gọi là Chiến dịch Babylon, là một cuộc không kích bất ngờ do Không quân Israel tiến hành vào ngày 7 tháng    Sáu năm 1981, phá hủy một lò phản ứng hạt nhân chưa hoàn thành của Iraq nằm cách phía đông nam Baghdad 17 km.

Chúng ta chưa thể loại trừ được tình hình có thể leo thang, nhưng nếu có thì sẽ là việc Israel tìm cách tung toàn bộ lực lượng không quân của mình để tiêu diệt không quân Iran và phá hủy một số cơ sở công nghiệp quốc phòng của nước này và từ đó hai bên sẽ tìm cách xuống thang. Iran nếu bị thiệt hại nặng sẽ trở nên ngoan và hiền ít nhất được một thời gian vài năm.

pl_607

2. Quay lại với chiến trường Ukraine

Thằng Tuấn Sơn tức Bình chó, chuyên khen c*t Nga thơm, không rõ lần này là lần thứ bao nhiêu nó tuyên bố phòng thủ của Ukraine sụp đổ. Tất nhiên thằng này đánh răng bằng c*t chó nên khó ngửi lắm, quý vị đừng dại mà đọc.

Riêng cái hướng Avdiivka này nó cố tô hồng thế thôi, chứ nó là tình thế khốn nạn của quân Nga – không tiến tiếp thì không có chỗ trú chân vì toàn gạch vụn, mà đi tiếp thì cũng khổ, thiệt hại nhiều vô số kể. Mệt mỏi.

Về tin “Tại Avdiivka, Nga đang tiến về tuyến Yasnobrodovka - Umanskoye, mở rộng vùng kiểm soát thêm vài km. Ngoài ra, họ đã đẩy lùi lực lượng Ukraine ở vùng ngoại ô phía bắc Berdychi” mà thằng này nó tung tin, là nguồn bọn blogger Nga và ISW thì không xác minh được chuyện đó. Còn chúng ta thì thấy phòng tuyến của Ukraine sụp đổ hàng trăm lần chỉ trong vài tháng qua thông qua cái mồm của thằng Bình.

Báo cáo thiệt hại hôm qua (13/04), chúng tấn công kinh lắm:

Xe tăng +23

Xe chiến đấu bọc thép +47

Hệ thống pháo binh +32

MLRS +3

Tác chiến phòng không +1

Ô tô và xe bồn +57

Thiết bị đặc biệt +5

“Kiện hàng 200” +1030.

Hôm nay đỡ hơn rồi:

Xe tăng +5

Xe chiến đấu bọc thép +20

Hệ thống pháo binh +34

MLRS +1

Tác chiến phòng không +2

Ô tô và xe bồn +63

Thiết bị đặc biệt +12

“Kiện hàng 200” +890

Có một tin liên quan đến cả hai mục: Hạm đội Thái Bình Dương Nga dừng luân phiên tới Syria, toàn bộ nhân sự được gửi tới Ukraine.

Sau những tổn thất nặng nề ở Ukraine, Nga đã bắt đầu điều chuyển nhân sự từ Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và tập đoàn quân Phòng không và không quân số 11. Điều này cơ quan tình báo quân sự Ukraine (НUR) cho biết trong một bài đăng trên Telegram.

Theo quyết định của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Nga Viktor Liina, các chuyến luân chuyển tới Syria đã bị dừng hoàn toàn và tất cả nhân viên sẽ được cử đến vùng chiến sự trên lãnh thổ Ukraine, tình báo Ukraine cho biết. Cụ thể, khoảng 2.000 quân nhân Nga từ Lãnh thổ Primorsky và Kamchatka của Liên bang Nga theo kế hoạch sẽ được đi Syria nghỉ mát bên bờ Địa Trung Hải, nhưng bây giờ thì khốn nạn thân các cháu, nhiều cháu sẽ được chuyển hệ thành phân bón hướng dương.

Ngoài ra, khoảng 400 binh sĩ thuộc các đơn vị quân đội của Tập đoàn quân Phòng không và Không quân số 11 từ khu vực Khabarovsk cũng sẽ được điều động tới Ukraine.

Được biết, đợt điều động này là để bổ sung cho các Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 155 và 40 của Nga đang thiếu nhân lực do tổn thất nặng nề, HUR cho biết.

Ngoài ra, những nhóm du kích Ukraine từ Trung tâm Kháng chiến Quốc gia còn báo cáo rằng ngày càng nhiều lính Nga cố tình tự làm mình bị thương để về nhà.

Bình loạn : Hôm trước nghe tin này, tôi nói với mấy bác: Lực lượng thủy quân lục chiến của Hạm đội này chủ yếu có 2 lữ đoàn thôi mà, lại chẳng chết mấy vòng rồi í.

Lữ đoàn thủy quân lục chiến độc lập số 40, trụ sở Petropavlovsk – Kamchatsky

Lữ đoàn thủy quân lục chiến cận vệ độc lập số 155, Vladivostok

Tháng 1/2022, các đơn vị của Lữ đoàn 155 đã triển khai tới và tích cực tham gia vào cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào năm 2022. Khoảng tháng Tư năm 2022, Lữ đoàn 40 khi đổ bộ từ Crimea sang Kherson đã bị pháo kích mất cả tiểu đoàn (600 người thương vong khi qua phà). Còn năm ngoái Lữ đoàn 155 với lũ lính mới đã đóng góp cho cuộc chiến một trận đánh kinh điển của người Ukraine ở Vuhledar, với cỡ 30 xe tăng, xe bọc thép bị đốt. Đến nay cả hai Lữ đoàn được cho là đã mất nhiều quân đến mức có thể coi như bây giờ là đội hình mới. Tin 2.000 quân được bổ sung cho 2 lữ đoàn này, thực sự là tin tốt chứ không phải tin xấu. Điều đó có nghĩa chúng đã què cụt gần hết rồi.

Thú thực với quý vị là cho đến nay, tôi không thể hiểu được cái “tiến trình sụp đổ” của người Ukraine nó theo kiểu gì. Nếu tính từ hôm nay, chỉ còn 3 ngày nữa là tròn 2 tháng từ khi Nga chiếm được Avdiivka, rõ ràng có một chuyện mà chúng ta phải chia buồn với bọn Dư Luận Viên “shit Putox thơm” rằng, bất chấp bọn Nguyên soái Ván ép và cả chúng nó tô hồng kiểu gì chăng nữa, sự sụp đổ theo kiểu “hiệu ứng domino” với Avdiivka là quân bài đầu tiên, đã không xảy ra.

Đương nhiên với chúng ta, những người đã đồng hành cùng nhau được hơn 2 năm, chúng ta hiểu rất rõ một điều rằng, Nga không có mục tiêu chiến lược, tức là chiếm hết làng này đến thị trấn kia, có nhiều đến mấy chăng nữa, đều không làm thay đổi cục diện chiến trường.

Avdiivka giống y Bakhmut năm ngoái. Khi đó tôi viết khoảng 2 đến 3 lần câu: “Chiếm Bakhmut xong chúng nó đi đâu được nữa?” – và lúc này đã “hai (nhân) năm rõ mười” rằng chúng đã loanh quanh suốt cả năm, bây giờ mới mon men đến… Chasiv Yar. Hồi đó tôi phân tích với quý vị rồi: xung quanh Bakhmut là những điểm cao tạo thành lòng chảo, và người Ukraine có các hệ thống chiến hào phòng ngự trên các triền đồi cao đó.

Đến The battle of Avdiivka cũng vậy, tôi cũng cùng quý vị nghiên cứu ra hệ thống các điểm cao xung quanh nó, và cho rằng để Nga chiếm được nó cũng còn khướt. Điều này không hề sai – chẳng qua là Nga chuyển sang sử dụng bom lượn cỡ lớn với số lượng lớn, và biến việc cố phòng thủ thị trấn thành vô nghĩa.

Chuyện này như bạn KP viết: Không liên quan gì đến đủ đạn hay thiếu đạn cả.

Đồng thời việc giã nát thị trấn ra như vậy, nó cũng biến việc chiếm được nó thành vô nghĩa: Không công trình, không hạ tầng, không cư dân và không có cả chỗ trú ẩn cho những kẻ chiếm đóng. Ngược lại nó tạo điều kiện cho đối phương của những kẻ chiếm đóng dễ dàng hơn để chiếm lại khi có điều kiện và khi cần thiết. Việc giã nát nó, bọn chiếm đóng đã làm hộ rồi.

Cả hai trận đánh chiếm The battle of BakhmutThe battle of Avdiivka đều cho thấy những điểm nghiêm trọng của quân đội Nga:

- Không có học thuyết quân sự thực sự tiên tiến về chất, do đó lại quay lại với chiến thuật ngu ngốc là “làn sóng người” – thậm chí còn thua “biển người” của Trung Quốc thời chiến tranh Triều Tiên. Chuyện này tôi đã viết trong bài trước, Nga không đầu tư vào độ chính xác của vũ khí, và cũng không đủ trình độ công nghệ để đầu tư. Vì vậy chiến thuật của quân Nga thực sự là bế tắc và đầy điểm yếu chết người. Ông Biden lẩm cẩm chứ cứ ATACMS mà đưa, thì Nga chạy rẽ đất từ lâu rồi.

- Ở Bakhmut là điểm khởi đầu và Avdiivka là điểm thể hiện rõ nhất của quá trình pháo binh Nga từ dần dần lao dốc đến điểm thua đứt cả về số lượng, và đặc biệt về chất lượng. Xin quý vị đánh dấu hộ tôi điểm này.

- Vì dần dần không thiết lập được ưu thế về pháo binh, Nga trở nên bế tắc. Đồng thời cả năm qua là thời gian người Ukraine rất chăm chỉ ngoài phản pháo, còn truy lùng các hệ thống phòng không của Nga. Khiến nước này càng ngày càng thiếu phòng không, càng kéo ra mặt trận thì trong nội địa càng rỗng. Việc các máy bay Nga phải đến gần tiền tuyến để ném bom lượn và bị bắn rơi nhiều đột biến hồi tháng Hai, cho thấy tính chất bế tắc của việc sử dụng bom lượn, chứ không phải là ghê gớm gì. Tất nhiên, nó là đáng sợ, nhưng là cái đáng sợ của kẻ mọi rợ.

Bây giờ xin quay lại với cái gạch đầu dòng thứ hai ngay trên đây: Chỗ này có một điểm rất “khó hiểu” – tại sao từ hồi cỡ tháng 11 đến Tết Dương lịch chúng ta còn nghe rằng người Ukraine lập được ưu thế về pháo binh. Nhưng đến khoảng 15, 20 ngày sang năm mới đến đầu tháng Hai, bắt đầu quá trình “thiếu đạn pháo” và đến 17/02 thì bỏ luôn Avdiivka. Giai đoạn này trùng với điểm thứ nhất, là Nga tăng cường ném bom lượn. Điểm thứ hai, là vấn đề gói viện trợ 61 tỉ nổi lên.

Trong suốt thời gian đó, tôi tin rằng lực lượng chủ yếu của hai bên được sử dụng để giữ phòng tuyến,và Nga thì chủ động tấn công còn Ukraine thì chủ động nhường thế trận này cho Nga. Vậy chúng tấn công ở những đâu? Kupyansk, Lyman, Bakhmut, Avdiivka, Marinka, Staromayorske và Krynky. Nhìn chung là… chấm hết. Trên mỗi hướng đó, hàng ngày chúng tấn công 10, 15 đợt, đem lại tổng cộng mỗi ngày khoảng 70 đợt với các cuộc tấn công cấp vài trung đội đổ lại. Điều đó cho phép chúng ta hình dung ra những trận đánh cấp làng xã, nhưng với chiến thuật làn sóng người sử dụng nhiều lần trong ngày.

Tất nhiên, để bảo vệ lực lượng con người của mình, thì Ukraine cũng là tiêu tốn đạn pháo. Nhưng không thể tiêu tốn đến mức chỉ trong vài tuần hết sạch như vậy được – trong khi năm ngoái Hoa Kỳ còn giao 4 triệu quả đạn chùm. Có tháo ra lấy ruột làm bom chùm lắp trên UAV thì cũng không thể hết được.

Rõ ràng là có một quá trình gì đó mà chúng ta không biết. Logic của mạch này là, có rất nhiều cách để đi vào tình trạng thiếu đạn dược, mà thắt lưng buộc bụng là một cách điển hình. Song song với việc viện trợ của Hoa Kỳ dừng từ năm ngoái cho đến… không biết bao giờ, thì chắc chắn là phải thắt lưng buộc bụng. Không hét lên “Hết đạn đến nơi rồi!” thì bà con hàng xóm chẳng ai hay biết.

Trong khi đó Nga thắng như chẻ tre, thì lại phải dùng bom lượn và chỉ thiết lập được ưu thế pháo binh gấp 5 lần và chỉ ở… vài làng. Nào, quý vị đã thấy cái logic này nó thú vị chưa ạ?

Gần đây nhất, báo Tây phân tích rằng, các tướng Ukraine cho biết Nga đang chuẩn bị tấn công lớn ở vùng Kharkiv. Các cơ quan ngôn luận đồng thanh đi theo hướng Ukraine đang rất yếu, sụp đổ đến nơi. Đến hôm qua ông Tổng tư lệnh Ukraine cũng cho biết tình hình xấu đi nhanh chóng.

Có vẻ như đang có một sự “chờ đợi lớn” cho chiến dịch tấn công mới sắp tới của Nga. Chưa hết, RFI còn dẫn tờ báo giấy nào của Pháp bình luận rằng (1) Nga không đủ năng lực để tổ chức tấn công lớn theo hướng Kharkiv và (2) Nếu chiến dịch này nổ ra, Nga mà thua thì Putox hết đời. Một dạng khích bác không hề nhẹ. Ai cũng biết Putox không xem internet, mà chỉ đọc báo cáo, ngay cả báo chí nước ngoài cũng phải có báo cáo tóm tắt những tin chính và những tin như vậy buộc phải báo cáo lên cho hắn ta.

Có tin quân Nga được yêu cầu chiếm bằng được Chasiv Yar trước lễ chiến thắng 09/05 – hợp lý rồi, 3 tuần là đủ với cái làng bé tí đó. Sau đó sẽ phải là một chiến dịch mùa hè lớn để kết thúc chiến tranh. Putox không thể kéo dài thêm được nữa.

Trong một diễn biến khác, Moscow Times có bài: Nga không thể tìm được một giếng dầu nào mới để khai thác tốt. Cả năm qua chỉ có duy nhất một giếng là có thể đi vào sản xuất được.

“… mặc dù số lượng mỏ mới tăng 9 mỏ so với năm ngoái nhưng chỉ có một trong số đó rơi vào loại lớn – mỏ dầu khí ngưng tụ mang tên R.U. Maganov trên thềm Biển Caspian với trữ lượng 136,2 tỉ mét khối khí.

Không có mỏ dầu lớn nào theo dữ liệu của Rosnedra. Hầu như tất cả chúng đều là loại “nhỏ” (dự trữ lên tới 5 triệu tấn) hoặc “rất nhỏ” (dưới 1 triệu tấn). Lĩnh vực giàu có nhất về số lượng thùng hóa ra là Burskoye ở vùng Irkutsk. Tuy nhiên, kích thước của nó – 8,7 triệu tấn – tương ứng với khối lượng mà ngành công nghiệp dầu mỏ bơm ra khỏi lòng đất trong 6 ngày với tốc độ hiện tại.

Cũng nằm trong top 3 còn có mỏ V.P. Orlov (7,5 triệu tấn, tương đương 5 ngày sản xuất của Nga) và Taltymskoye ở Khu tự trị Khanty – Mansi (6,1 triệu tấn, 4 ngày sản xuất).

Năm ngoái, tại Yugra – và đây là vùng khai thác dầu hàng đầu của Nga – chỉ có hai mỏ được đưa vào hoạt động và cả hai đều rất nhỏ, chuyên gia Krutikhin chỉ ra: “Đây là mỏ Yukkun – Yoganskoye do Lukoil công bố và mỏ Vostochno-Rogozhnikovskoye của Surgutneftegaz.”

Chuyên gia này cho biết: “Gần đây, tại một cuộc họp ngành ở Khanty-Mansiysk, một con số đã được công bố: còn 9 đến 17 năm nữa trước khi cạn kiệt hoàn toàn nguồn dự trữ dầu có lợi nhuận ở Nga”. “Sau này, loại dầu duy nhất còn lại sẽ là loại dầu giá thành sản xuất đắt hơn giá bán.”

Các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá lạc quan rằng từ đầu năm 2024, Nga sẽ cầm cự với các lệnh cấm vận được khoảng 2 năm – nghĩa là đến hết 2025. Tuy nhiên họ không tính được vụ các nhà máy lọc dầu bị hỏng. Đầu tiên do cấm vận, sau đó do tấn công – và tham vọng chiến thắng thực sự của Putox, dẫn đến chi phí chiến tranh ngày càng tăng. Do vậy, thời hạn nói trên có thể giảm nửa năm và tốc độ suy giảm tiếp tục tăng.

Cá nhân tôi cho rằng, Ukraine sẽ “cai” được cái gói viện trợ 61 tỉ kia, tự chủ trong đạn dược, vũ khí… nhưng vấn đề chính là tiền. Vì vậy gói 61 tỉ, bọn Hạ viện với MAGA gì đó sẽ không trì hoãn được mãi, vì vậy sẽ có nhưng nghiêng sang hướng cho vay và sử dụng tiền đóng băng của Nga. Như thế cũng đã quá tốt rồi. Xong chuyện này thì mọi thứ hanh thông hết.

PHÚC LAI 14.04.2024

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn