Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 28 -03 -2024

Thứ Năm, 28 Tháng Ba 20245:28 SA(Xem: 457)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 28 -03 -2024


HoaLuc 5

**********

Nga : Dường như Kremlin không ngần ngại tra tấn các nghi phạm trong vụ khủng bố nhà hát

Phan Minh

Những hình ảnh và video gây sốc cho thấy các nghi phạm trong vụ tấn công khủng bố ở Matxcơva bị bạo hành đã lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội ở Nga từ mấy ngày qua. Đây là cách mà chính quyền Nga muốn tự thể hiện như một quốc gia “mạnh mẽ” với việc phớt lờ những chỉ trích lên án việc sử dụng hình thức tra tấn.

Muhammadsobir Fayzov ngồi xe lăn và mắt nhắm đến phòng xử án ở Matxcơva hôm Chủ nhật ngày 24/03/2024. Saidakrami Rachabalizoda xuất hiện với một miếng băng lớn che tai. Người thứ ba, Dalerjon Mirzoyev, xuất hiện trước các thẩm phán với một chiếc túi nhựa cuốn quanh cổ cùng với những vết cắt trên mặt.

Ba người này cùng với nghi phạm thứ tư đều có khuôn mặt sưng tấy như nhau, đều bị cáo buộc tham gia vào vụ tấn công khủng bố ngày 22/03, khiến nước Nga rơi vào tình trạng tang tóc. Ít nhất 139 người thiệt mạng trong vụ tấn công nhắm vào phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở Matxcơva. Đây là cuộc tấn công đẫm máu, chết chóc nhất trên lãnh thổ châu Âu, mà tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm, đã gây chấn động trên cả nước và cộng đồng quốc tế.

Tòa án cho biết hai trong số bốn nghi phạm đã nhận tội sau phiên điều trần được tổ chức kín. Sau đó, tất cả họ đều bị tạm giam ít nhất 2 tháng, tương ứng với thời hạn pháp lý.

Nhà nước không phản đối bạo lực

Việc phát tán rộng rãi khuôn mặt sưng tấy của các nghi phạm trên truyền hình đã khởi động cho những tranh cãi xung quanh việc sử dụng các hình thức tra tấn, bởi các video rõ nét đã lan truyền trên những kênh Telegram được cho là thân cận với các cơ quan tình báo Nga. Một trong những video nói trên dường như cho thấy một trong những nghi phạm bị cắt một phần tai, sau đó bị nhét vào miệng miếng tai này. Một bức ảnh khác cho thấy bị cáo thứ hai bị nối dây điện vào bộ phận sinh dục.

Tatiana Moskalkova, quan chức phụ trách vấn đề nhân quyền của tổng thống Nga, một người vốn rất thân Putin”, tuyên bố : Việc sử dụng các hình thức tra tấn đối với các nghi phạm là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Phát biểu của bà Moskalkova lặp lại lời tố cáo của một số tổ chức phi chính phủ cho rằng nhà chức trách đã dùng vụ lực để ép cung. Khi được kênh CNN của Mỹ hỏi, điện Kremlin đã bác bỏ những cáo buộc liên quan đến tra tấn. Dmitri Medvedev, cựu thủ tướng Nga, người đã trở thành một trong những nhà tuyên truyền khốc liệt nhất của điện Kremlin, hoan hỉ về “số phận” của các nghi phạm này, thậm chí còn cam đoan rằng “tất cả bọn họ sẽ bị trừ khử.

Việc các phương tiện truyền thông đưa tin rầm rộ về những nghi phạm khủng bố bị bạo hành cũng là điều đáng chú ý. Stephen Hall, chuyên gia về Nga tại đại học Bath, Anh Quốc, khẳng định : Việc phát tán hình ảnh về những hành động giống như tra tấn tù nhân này là điều chưa từng xảy ra Nga.

Mặc dù các cơ quan an ninh Nga vốn nổi tiếng trong việc sử dụng bạo lực khi tiến hành thẩm vấn, nhưng “cho đến nay, chính quyền đã tìm cách che giấu khía cạnh này nhiều nhất có thể”, theo Jeff Hawn, chuyên gia về Nga tại Trường Kinh tế Luân Đôn, Anh Quốc. Jeff Hawn nhắc lại rằng vào năm 2021, các video quay cảnh hành động tra tấn tù nhân do tổ chức phi chính phủ nhân quyền Gulagu.ru công bố, đã chỉ nhận được “sự im lặng đáng hổ thẹn của chính quyền Nga”.

Về cái chết của nhà đối lập nổi tiếng Alexeï Navalny, được công bố ngày 16/02/2024, nhà chức trách cũng đã chần chừ trong việc bàn giao thi thể cho gia đình ông. Một trong những lý do được những người ủng hộ ông đưa ra vào thời điểm đó để giải thích cho sự chậm chạp này là mong muốn che giấu càng lâu càng tốt những dấu vết tra tấn mà Navalny có trên người trước khi chết.

Một sự kiềm chế mà dường như điện Kremlin đã gạt sang một bên khi xử lý hồ sơ Crocus City Hall. Một trong những lý do giải thích cho việc này là “dư luận Nga có sự khoan dung rất cao đối với việc sử dụng hình thức tra tấn trong ba trường hợp : khủng bố, tội ác chống lại trẻ em và các vụ giết người hàng loạt”, Olga Sadovskaya, thành viên của tổ chức phi chính phủ Équipe phản đối tra tấn, giải thích với nhật báo độc lập của Nga The Moscow Times.

Hình ảnh một chính quyền đứng vững sau những lời chỉ trích

Do vậy, rủi ro chính quyền bị người dân Nga chỉ trích quá mạnh mẽ không cao, mặc dù việc sử dụng các hình thức tra tấn là bất hợp pháp theo bộ luật hình sự của nước này.

Các chuyên gia được France 24 phỏng vấn cho biết việc đưa tin rầm rộ về sự tàn bạo của những cơ quan an ninh trên các phương tiện truyền thông cũng đóng vai trò như một tín hiệu kép. Thứ nhất, “đó là một hình thức ngăn cản những kẻ khủng bố tiềm ng khác manh động, theo Stephen Hall. Sau đó, chính phủ cũng tìm cách lợi dụng cuộc tấn công khủng bố này và nhập vai ‘những thành phần cứng rắn’, không ngại đưa ra những quyết định và hành động quyết liệt để bảo vệ người dân”, theo Jeff Hawn.

Việc Matxcơva thể hiện quyết tâm cao độ càng trở nên cấp thiết hơn khi lực lượng an ninh ban đầu bị chỉ trích nặng nề. Chuyên gia về Nga Jérémy Morris đánh giá trong một bài báo đăng trên tờ Moscow Times ngày 25/03 : “Vụ tấn công khủng bố đã làm nổi bật sự ‘giả tạo’ của hệ thống an ninh Nga.

Đối với điện Kremlin, cuộc tấn công này cũng là cơ hội để loại bỏ “những dấu hiệu cuối cùng của sự tôn trọng nhân quyền”, theo Stephen Hall. Jeff Hawn nhận định : Chính quyền Nga từ lâu luôn tìm kiếm sự xác nhận của phương Tây để cùng tồn tại tốt hơn, đặc biệt bằng cách chính thức thể hiện sự gắn bó với việc bảo vệ nhân quyền. Nhưng kể từ tháng 02/2022, Matxcơva không còn phải cố gắng như vậy, vì phương Tây đã trở thành kẻ thù. Do vậy, bạo lực cũng được tầm thường hóa.

Stephen Hall cho rằng việc dường như áp dụng hình thức tra tấn đối với các nghi phạm trong vụ tấn công Crocus City Hall cũng chứng tỏ rằng “xác định sự thật không phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Nga”. Những lời thú tội bằng cách sốc điện vào bộ phận sinh dục hoặc bằng các hình thức tàn bạo khác có rất ít giá trị pháp lý, theo luật pháp quốc tế hay luật pháp Nga.

Sự thật có thực sự quan trọng ?

Trang tin độc lập Meduza của Nga nhận định những bức ảnh của các nghi phạm tại tòa hoặc các video lan truyền trên mạng xã hội có thể trở thành những manh mối hết sức hữu ích dành cho các luật sư bào chữa. Nhưng dường như không có dấu hiệu nào cho thấy các luật sư do tòa án chỉ định đề cập đến điều này trong phiên điều trần.

Jeff Hawn tóm tắt : Từ vẻ bề ngoài cho đến cốt lõi câu chuyện – một Nhà nước mạnh mẽ đã biết cách ứng phó với thảm kịch quan trọng hơn chính sự thật. Đối với chuyên gia Hawn, việc sử dụng hình thức tra tấn cũng bảo đảm rằng các nghi phạm sẽ không muốn, hoặc sẽ không còn khả năng bác bỏ “phiên bản chính thức đang được tạo ra của vụ tấn công.

Như Vladimir Putin đã nói, cuộc tấn công chắc chắn được thực hiện bởi thành phần Hồi giáo cực đoan”, nhưng theo lệnh của những kẻ chủ mưu. Cố vấn chính của chủ nhân điện Kremlin về các vấn đề an ninh, Nikolai Patrushev, đã không ngần ngại chỉ đích danh thủ phạm khi nói với kênh độc lập Belsat của Belarus rằng Ukraina phải chịu trách nhiệm”.

Nguồn : France 24


***********

Lãnh đạo tình báo Nga công du Bắc Triều Tiên

Thanh Hà

Hãng tin chính thức Bắc Triều Tiên KCNA cho biết, lãnh đạo Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga, Sergei Naryshkin, vừa kết thúc chuyến công tác tại Bình Nhưỡng từ ngày 25 đến 27/03/2024, nhằm tăng cường hợp tác trong việc ngăn chặn « các hoạt động do thám và âm mưu từ các lực lượng thù địch ngày càng gia tăng ».

Đăng ngày:

2 phút

Ảnh tư liệu : Lãnh đạo Cơ quan Tình báo Đối ngoại NgaSergei Naryshkin phát biểu tại Diễn đàn Quân sự Quốc tế Army-2023 tại công viên Patriot, Matxcơva, Nga, ngày 15/08/2023.
Ảnh tư liệu : Lãnh đạo Cơ quan Tình báo Đối ngoại NgaSergei Naryshkin phát biểu tại Diễn đàn Quân sự Quốc tế Army-2023 tại công viên Patriot, Matxcơva, Nga, ngày 15/08/2023. AP - Alexander Zemlianichenko

Trong ba ngày làm việc tại Bình Nhưỡng, lãnh đạo Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga đã hội đàm với bộ trưởng An Ninh Bắc Triều Tiên Ri Chang Dae. « Nhiều cuộc trao đổi giữa các giới chức hai nước về tình hình quốc tế và trong khu vực liên quan đến Bắc Triều Tiên và Nga ».

Bản tin của KCNA không cung cấp chi tiết nội dung cuộc hội đàm. Theo giới phân tích được hãng tin Hàn Quốc Yonhap trích dẫn, Sergei Naryshkin và các quan chức ở Bình Nhưỡng đã trao đổi thông tin tình báo liên quan đến chiến tranh Ukraina, tình hình bán đảo Triều Tiên. Yonhap lưu ý, thông thường các chuyến công tác của giới chức tình báo rất ít khi được công bố, nhưng việc lần này, cả hai nước rầm rộ đưa tin về chuyến đi cho thấy, Bình Nhưỡng và Matxcơva muốn « phô trương quan hệ sâu sắc » giữa hai nước.

Matxcơva – Bình Nhưỡng thắt chặt thêm quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực kể từ sau chuyến công du nước Nga trong nhiều ngày của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, hồi tháng 09/2023. Từ mùa thu năm ngoái, Mỹ và Hàn Quốc báo động Bắc Triều Tiên cung cấp đạn dược và tiếp tay cho Nga trong cuộc chiến chống Ukraina. Đầu tuần, báo tài chính Anh Financial Times ghi nhận Nga cung cấp dầu hỏa cho Bắc Triều Tiên, bất chấp lệnh cấm vận quốc tế.

Trang mạng truyền thông Mỹ nknews.org chuyên đưa tin về Bắc Triều Tiên, nhấn mạnh, Sergei Naryshkin đứng đầu Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga từ 2016, là thành viên thường trực Hội Đồng An Ninh Nga và nổi tiếng là một cố vấn thân cận với tổng thống Vladimir Putin. Chris Monday, chuyên về Liên Bang Nga giảng dậy tại đại học Dongseo – Hàn Quốc cho rằng, điện Kremlin gửi một quan chức có tầm cỡ như Naryshkin sang Bình Nhưỡng là « dấu hiệu rõ ràng báo trước Vladimir Putin dự kiến công du Bắc Triều Tiên ».


**********

Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt mới nhắm vào nguồn tài chính quân sự của Triều Tiên

Reuters

Hôm thứ Tư 27/3, Hoa Kỳ công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và 2 tổ chức có trụ sở tại Nga, Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, với cáo buộc rằng họ giúp chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.

Hàn Quốc, một đồng minh của Hoa Kỳ, cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 4 trong số 6 cá nhân và 2 pháp nhân đó.

Một tuyên bố của Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói rằng hành động này được hai nước phối hợp thực hiện.

Tuyên bố nêu tên 6 cá nhân là Yu Pu Ung, Ri Tong Hyok, Han Chol Man, O In Chun, Jong Song Ho và Jon Yon Gun.

Những pháp nhân bị trừng phạt là Alis LLC, có trụ sở tại Vladivostok, Nga, và Pioneer Bencont Star Real Estate có trụ sở ở Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất.

Tuyên bố cho hay cả hai công ty đều trực thuộc Công ty Hợp tác Công nghệ Thông tin Chinyong, một pháp nhân gắn với lực lượng vũ trang Triều Tiên.

Bộ Ngoại giao của Hàn Quốc nói rằng các biện pháp trừng phạt không chỉ nhắm vào các cá nhân liên quan trực tiếp mà còn cả những người hỗ trợ các hoạt động tài chính bất hợp pháp của Triều Tiên, đặc biệt là những người kiếm ngoại tệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở nước ngoài.

Yu Pu Ung, người rửa tiền và cung cấp các tài liệu nhạy cảm dùng để phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, chịu trách nhiệm quản lý các ngân khoản này, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố.

Bộ Tài chính Mỹ nói rằng Chinyong, bị Mỹ trừng phạt vào tháng 5/2023, sử dụng mạng lưới các công ty và các vị đại diện để quản lý các đoàn nhân viên công nghệ thông tin Triều Tiên hoạt động tại Nga và Lào.

Thông báo này được đưa ra sau khi Hoa Kỳ và Hàn Quốc trong tuần này thành lập một lực lượng đặc nhiệm mới nhằm ngăn chặn Triều Tiên mua dầu bất hợp pháp, do sự bế tắc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc làm dấy lên nghi ngờ về tương lai của các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng.

Nhiều năm thực thi các biện pháp trừng phạt quốc tế do Hoa Kỳ đứng đầu đã không thể ngăn chặn các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, và nhiều nhà quan sát về Triều Tiên cũng như các chuyên gia về lệnh trừng phạt cho rằng các biện pháp chế tài của LHQ xem như đang hấp hối, nếu không muốn nói là đã chết.


************

Nga: Thật khó tin là Nhà nước Hồi giáo có thể gây ra cuộc tấn công ở Moscow

Reuters

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói hôm thứ Tư 27/3 rằng "cực kỳ khó tin" là nhóm Nhà nước Hồi giáo có khả năng tiến hành một cuộc tấn công vào phòng hòa nhạc ở Moscow hôm 22/3 tuần trước khiến ít nhất 143 người thiệt mạng.

Bà Zakharova lặp lại cáo buộc của Moscow, tuy Nga vẫn chưa đưa ra bằng chứng, cho rằng Ukraine đứng sau vụ tấn công vào Tòa thị chính Crocus, là vụ tấn công đẫm máu nhất mà nước Nga phải hứng chịu trong 20 năm qua.

Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga công bố danh sách tên của 143 người đã thiệt mạng trong vụ xả súng hôm 22/3. Thống kê chính thức trước đó nói rằng số người chết là 139.

Nhà nước Hồi giáo đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ thảm sát và các quan chức Mỹ cho hay họ có thông tin tình báo cho thấy vụ này là do chân rết của Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan thực hiện, đó là nhóm Nhà nước Hồi giáo Khorasan. Ukraine đã nhiều lần phủ nhận chuyện họ có liên quan đến vụ tấn công.

Nhưng bà Zakharova cho rằng phương Tây đã vội vã đổ trách nhiệm cho Nhà nước Hồi giáo (ISIS) như là một cách để xua đi lời quy trách nhiệm nhằm vào Ukraine và các chính phủ phương Tây ủng hộ Kyiv.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng vụ tấn công là do các phần tử Hồi giáo hiếu chiến thực hiện nhưng ông ngụ ý rằng nó có lợi cho Ukraine và Kyiv có thể có vai trò trong vụ này.

Ngoại trưởng Anh David Cameron đáp trả trên mạng xã hội X rằng: "Những tuyên bố của Nga về phương Tây và Ukraine liên quan đến vụ tấn công Tòa thị chính Crocus là hoàn toàn nhảm nhí".

Người đứng đầu Tổng cục Tình báo Ukraine, Kyrylo Budanov, phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Kyiv rằng ông tin là chính quyền Nga đã biết về những hoạt động chuẩn bị cho một vụ tấn công lớn ít nhất là từ giữa tháng 2.

Ông Budanov, người được các phương tiện truyền thông Ukraine dẫn lại các phát biểu, nói rằng chính quyền Nga có hai cách phản ứng, một là không nói gì vì họ đã đánh giá không đúng mức về quy mô của cuộc tấn công, hai là đổ lỗi cho Ukraine và ra tay sa thải các quan chức.

Sau vụ nổ súng kể trên, một quan chức Mỹ cho biết Washington đã cảnh báo Moscow trong những tuần gần đây về khả năng xảy ra một cuộc tấn công.


************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

4 phút

(AFP) - Thái Lan công nhận hôn nhân đồng giới. Sau khi được đa số Hạ Viện chấp nhận ngày 27/03/2024, Thái Lan trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên thông qua biện pháp này. Văn bản đánh dấu một bước tiến quan trọng nhưng vẫn còn phải chờ được bỏ phiếu ở Thượng Viện và sẽ còn kéo dài vài tuần thậm chí là vài tháng. Cộng đồng LGBT+, rất đông đảo ở Thái Lan, vẫn chịu những dị nghị và phân biệt do vẫn còn nhiều đạo luật bị coi là bảo thủ.

(AFP) - Chủ tịch Trung Quốc tiếp nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ tại Bắc Kinh. Trong nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài, ông Tập Cận Bình hôm 27/03/2024 đã tiếp nhiều lãnh đạo các tập đoàn Mỹ. Truyền thông Bắc Kinh đặc biệt chú ý đến sự hiện diện chủ tịch tổng giám đốc tập đoàn Qualcomm, một cột trụ thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, trong bối cảnh Trung Quốc và Hoa Kỳ đang lao vào một cuộc chạy đua công nghệ. Tiếp các doanh nhân Mỹ ông Tập nhấn mạnh « nhân dân (hai nước) cần trao đổi và hợp tác với nhau nhiều hơn » cho dù có những « khác biệt ».

(Reuters) - Ấn Độ dự trù ngân sách 3,7 tỷ đô la để xây tường ở đường biên giới với Miến Điện. Một nguồn tin thông thạo của New Delhi hôm 27/03/2024 cho biết cần tăng cường an ninh tại đường biên giới dài hơn 1.600 cây số giữa Ấn Độ với Miến Điện. Đây là một dự án dài hơi, kéo dài cả chục năm. Trước mắt Naypyidaw chưa bình luận về tin trên. Sau cuộc đảo chính tại Miến Điện hồi 2021, hàng ngàn người đã vượt biên sang Ấn Độ.

(AFP) - Bruxelles xem xét dự án giới hạn nông phẩm Ukraina nhập khẩu vào Liên Hiệp Châu Âu. Trên nguyên tắc đại sứ 27 thành viên sẽ họp lại trong ngày 27/03/2024 và đưa ra quyết định sau cùng vào cuối ngày. Bất đồng liên quan đến việc có nên hạn chế nhập khẩu lúa mì của Ukraina vào thị trường chung châu Âu hay không. Pháp, một cường quốc nông nghiệp của châu Âu, đòi mở rộng thêm các điều khoản, hạn chế nông phẩm rẻ của Ukraina cạnh tranh bất bình đẳng, gây thiệt hại cho nông dân của khối Liên Hiệp Châu Âu.

(Le Monde) - Tình báo Ukraina bắt quả tang hai điệp viên Nga tại Kiev và Odessa. Thông cáo hôm 27/03/2024 của cơ quan an ninh Ukraina SBU cho biết hai người bị cho là điệp viên Nga đã bị « bắt quả tang trong lúc đang do thám những mục tiêu có thể bị tấn công » tại các khu vực ở thủ đô Kiev và thành phố cảng Odessa. Hai nghi can có thể bị lãnh án chung thân. 

(Ouest-France) - Bóng đá : Huấn luyên Pháp Philippe Troussier bị sa thải. Liên đoàn bóng đá Việt Nam cho biết tin này vào đêm qua 26/03 rạng sáng nay 27/03/2024. Quyết định được đưa ra sau khi đội tuyển Việt Nam thất bại 0-3 trước Indonesia trên sân Mỹ Đình trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2026, đi kèm với những kết quả đáng thất vọng trước đó. Tại AFC Asian Cup 2023, đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của ông Troussier đã bị loại ngay ở vòng bảng với thành tích ba trận toàn bại. 

(AFP) - Đài lửa Olympic được đặt trong vườn Tuileries, phía trước bảo tàng Louvre, trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội Paris 2024. Một nguồn tin ẩn danh cho AFP biết tin này hôm nay 27/03/2024. Vườn Tuileries được lựa chọn để cho công chúng dễ tiếp cận, cũng như thuận tiện cho việc bảo đảm an ninh. 

(AFP) - Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận lời mời đến thăm Việt Nam. Chính quyền Hà Nội thông báo như trên vào hôm qua 26/03/2024. Chủ nhân điện Kremlin đã từng nhận lời tới thăm Việt Nam vào tháng 10/2023 khi gặp chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng tại Trung Quốc. Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm qua đã nhắc lại lời mời với ông Putin trong cuộc điện đàm với tổng thống Nga để thảo luận về một loạt "các nội dung chính nhằm tăng cường hợp tác song phương"


***********

Truyền thông Nga: 95 người đang mất tích sau vụ khủng bố tại Matxcơva

NGHI VŨ

Theo Hãng thông tấn Baza (Nga), khoảng 95 người vẫn đang mất tích sau vụ xả súng khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22-3.

Một người dân xúc động tại điểm tưởng niệm các nạn nhân gần Nhà hát Crocus City Hall, vùng Matxcơva (Nga) ngày 27-3 - Ảnh: REUTERS

Một người dân xúc động tại điểm tưởng niệm các nạn nhân gần Nhà hát Crocus City Hall, vùng Matxcơva (Nga) ngày 27-3 - Ảnh: REUTERS

Ngày 27-3, Baza đưa tin 95 người đang nằm trong danh sách tổng hợp của cơ quan khẩn cấp Nga, dựa trên lời khai của nhiều người nói rằng người thân của mình đang mất tích.

Con số thương vong chính thức sau vụ xả súng tại Nhà hát Crocus City Hall, gần Matxcơva hôm 22-3 tính đến nay là 140 người chết và 182 người bị thương.

"Các danh sách này bao gồm những người không có trong danh sách người chết và bị thương, nhưng người thân đã không thể liên lạc được với họ từ sau vụ khủng bố", Hãng tin Baza đưa tin.

"Một số người đã chết, nhưng chưa được xác định danh tính", hãng tin này nói thêm.

Cũng trong ngày 27-3, các nhà điều tra Nga cho biết họ đã nhận được 143 báo cáo mất tích có liên hệ đến vụ khủng bố ở nhà hát.

Trong một thông cáo, Ủy ban điều tra Nga thông tin hiện có 84 thi thể đã được nhận dạng, bao gồm 5 trẻ em tuổi từ 9 - 16.

Cơ quan này cũng cho biết các khám nghiệm đang được tiến hành để xác định danh tính của các nạn nhân còn lại.

Trong khi đó, nhiều kênh mạng xã hội tại Nga đang tràn ngập các thông tin nhờ tìm nạn nhân sau vụ khủng bố.

Một người ngày 23-3 đăng tải rằng chú của họ làm việc cách không xa Nhà hát Crocus và đã không thể liên lạc được kể từ sau vụ tấn công.

Truyền thông địa phương tại vùng Bryansk phía tây nam nước Nga ngày 27-3 cũng đưa tin một người mẹ vẫn đang tìm con tên Dmitry Bashlykov - một giáo viên tại Matxcơva. Người này đi xem hòa nhạc với một người bạn, người bạn đã may mắn trốn thoát được vụ xả súng.


***********

Hội Đồng Bảo An yêu cầu đình chiến tại Gaza: Cả Mỹ và Israel đều ở thế khó

Trọng Thành

Thâm hụt chi tiêu công của nước Pháp, vượt xa mức dự báo, đặt chính phủ vào thế khó, là chủ đề của hầu hết các báo hôm nay, 27/03/2024. Về thời sự quốc tế, các báo Pháp có nhiều bài vở về hồ sơ xung đột ở dải Gaza, Cận Đông, sau khi Mỹ bật đèn xanh cho việc thông qua một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An, yêu cầu ‘‘ngừng bắn ngay lập tức’’. Thái độ của Washington khiến thủ tướng Israel phẫn nộ.  

‘‘Mỹ giữ khoảng cách với Israel về Gaza tại Liên Hiệp Quốc’’ là tựa trang nhất Le Monde, trên nền hình ảnh đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield, bỏ phiếu trắng. Kể từ cuộc chiến chống Hamas ở Gaza, khiến hơn 32.000 người chết, thủ tướng Israel Benyamin Netanyahu chưa bao giờ bị cô lập đến như vậy. Dự thảo nghị quyết, của 10 thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An, đã được 4 thành viên thường trực ủng hộ. Có nghĩa là 14/15 thành viên Hội Đồng Bảo An bỏ phiếu thuận.

Thủ tướng Israel ‘‘thất vọng, cay đắng và giận dữ’’

 Mặc dù việc thực thi nghị quyết ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza là ‘‘đầy bất trắc’’ và không có gì cho thấy Israel buộc phải tuân thủ, nhưng nghị quyết này cho thấy rõ, đồng minh duy nhất của Israel kể từ đầu cuộc chiến giờ đây đã có thái độ khác. Le Monde ghi nhận, cho dù ông Netanyahu chưa đi đến mức dùng từ ‘‘phản bội’’, nhưng lãnh đạo chính phủ Israel để ngỏ ý là Hoa Kỳ '‘đang trên đường bỏ rơi Israel’’.

Để phản đối, lãnh đạo chính phủ Israel đã ‘‘trả đũa với việc hủy chuyến công du Washington dự kiến’’. Ông Netanyahu cực lực lên án chính quyền Biden đã ‘‘đoạn tuyệt với chính sách’’ hậu thuẫn Israel kể từ đầu cuộc chiến, và đồng thời mang lại hy vọng cho phe Hamas là ‘‘áp lực quốc tế sẽ buộc Israel phải chấp nhận ngừng bắn, mà để đổi lại (Hamas) không cần phải trả tự do cho các con tin’’.

Không có vũ khí Mỹ, Israel ''không thể đi xa hơn'' tại Gaza

Về chủ đề này, Les Echos có bài ‘‘Thủ tướng Israel quyết định đối đầu với Biden’’. ‘‘Thất vọng, cay đắng và giận dữ : thủ tướng Netanyahu công khai bày tỏ những xúc cảm của mình’’ sau quyết định của chính quyền Mỹ. Báo chí Israel ghi nhận : chưa bao giờ quan hệ Mỹ - Israel lại căng thẳng đến như vậy. Tờ Maariv lên án sự ‘‘điên rồ’’ của thủ tướng Israel khi có ý định ‘‘trừng phạt tổng thống Mỹ’’.

Căng thẳng song phương dâng cao, nhưng theo Les Echos, quan hệ giữa hai bên còn xa mới đi đến chỗ rạn nứt. Trên thực tế, Israel phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ trong chiến dịch quân sự tại Gaza, như chính thủ tướng Netanyahu thừa nhận. Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm thứ Hai 25/03 ‘‘đã yêu cầu Israel khi sử dụng các vũ khí do Mỹ cung cấp, phải tuân thủ các cam kết tôn trọng luật pháp quốc tế, và không được cản trở viện trợ nhân đạo của Mỹ tại Gaza.’’ Nhật báo Pháp nhấn mạnh là, khó mà nói được là chính phủ của ông Netanyahu ‘‘có thể đi xa hơn trong chiến dịch chống Hamas ở Gaza chống lại chủ trương của Hoa Kỳ’’.  

Israel ngày càng bị lên án trên thế giới: Thế khó của chính quyền Mỹ

Về hồ sơ này, nhật báo Le Figaro tỏ ra thông cảm với tình thế khó khăn của chính tổng thống Mỹ, qua bài ‘‘Cuộc chiến tranh ở Gaza: Chính sách nước đôi của Mỹ với Israel làm ông Biden bị kẹt’’. Theo Le Figaro, cho dù bật đèn xanh cho nghị quyết của Hội Đồng Bảo An yêu cầu ngừng bắn, tổng thống Mỹ vẫn phải tiếp tục hậu thuẫn Israel trong cuộc chiến chống lại Hamas. Chính sách này ‘‘có nguy cơ khiến ông Biden thất bại cả về chính sách quốc tế lẫn mục tiêu chinh phục cử tri trong nước’’.

Le Figaro nhấn mạnh là tổng thống Biden, vốn là người ủng hộ nhiệt huyết Israel ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, với cương vị thượng nghị sĩ hồi 1973, trong thời điểm chiến tranh Kippour, giờ đây nếu tiếp tục dành sự ủng hộ triệt để đối với Israel ông Biden sẽ phải hứng chịu búa rìu của cử tri thân Palestine. Về xung đột tại Gaza, khó có chính trị gia hàng đầu nào của nước Mỹ còn có thể ủng hộ triệt để Israel. Đối thủ của đương kim tổng thống, cựu tổng thống Donald Trump cũng đứng trước thách thức tương tự. Hôm thứ Hai vừa qua, ngày mà Hội Đồng Bảo An bỏ phiếu yêu cầu ‘‘ngừng bắn ngay lập tức’’ chính Trump cũng gửi lời cảnh báo đến Israel : ‘‘Cần phải chấm dứt chiến tranh ngay lập tức… Các vị đã mất đi quá nhiều sự ủng hộ trên thế giới.’’

Về phần mình, nhật báo Công giáo La Croix dẫn lại báo cáo của báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các vùng lãnh thổ Palestine, tố cáo chủ trương ‘‘diệt chủng’’ người Palestine của chính quyền Israel. Bản báo cáo của nữ luật sư Ý Francesca Albanese khuyến nghị Liên Hiệp Quốc thực thi ‘‘cấm vận ngay lập tức vũ khí với Israel''.

Chế độ Putin lên án âm mưu của ‘‘Hồi giáo cực đoan, phát xít và phương Tây’’

Về vụ khủng bố nhà hát ngoại ô Matxcơva, theo Les Echos, chế độ Putin đang tìm cách đi xa hơn trong các tuyên truyền chống phương Tây bất chấp sự thật, cũng như bất chấp Thánh chiến Hồi giáo là mối đe dọa chung toàn cầu. Bài ‘‘Điện Kremlin lên án âm mưu của Hồi giáo cực đoan, phát xít và phương Tây’’ cho biết, trưa hôm qua, lãnh đạo cơ quan an ninh Nga Alexandre Bortnikov, công khai nhấn mạnh là các cơ quan tình báo phương Tây đã ‘‘tạo điều kiện’’ cho nhóm thánh chiến tấn công nhà hát Crocus, dự kiến ‘‘sẽ được chào đón như những anh hùng tại Kiev’’. Theo điện Kremlin, tổng thống Ukraina là ‘‘một người Do Thái khá đặc biệt’’, do lập trường dân tộc chủ nghĩa. Les Echos châm biếm, rõ ràng là chế độ Putin đang tìm cách buộc tội ‘‘khối NATO điều khiển chính quyền phát xít Ukraina, do một người Do Thái đứng đầu, sử dụng các lực lượng thánh chiến Hồi giáo’’ tấn công thường dân Nga.

Vấn đề là các tuyên truyền của Nga không khớp với thực tế. Theo Les Echos, các nghi phạm vụ khủng bố đã không chạy về hướng Ukraina, mà là Belarus, đồng minh của Nga. Trang mạng điều tra độc lập Meduza cho biết bốn nghi phạm bị an ninh Nga bắt ở gần làng Teplyi, cách Belarus 16 km. Sứ quán Belarus tại Nga cũng cho biết an ninh nước này đã góp phần vào vụ bắt giữ nói trên.

Les Echos nhấn mạnh là : vụ khủng bố nói trên đã ‘‘hủy hoại’’ luận điệu của điện Kremlint, cho rằng Nga chỉ có một ‘‘kẻ thù duy nhất, là phương Tây’’. Nhật báo Pháp cũng lưu ý thái độ thận trọng của điện Kremlin với đạo Hồi, khi ‘‘gần 15% cư dân Nga là người theo đạo Hồi, hoặc là người Hồi giáo gốc Trung Á, là nguồn nhân lực chủ yếu trong ngành xây dựng, nhà hàng, vận tải’’ tại nước này.

Ukraina chống Nga: ‘‘Hàng nghìn vết cứa’’, vũ khí của kẻ yếu chống kẻ mạnh

Về cuộc chiến xâm lược Ukraina của Nga, Le Monde có bài ghi nhận việc Nga tăng cường oanh kích các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraina, khiến điện liên tục bị cắt, và việc phục hồi một số cơ sở phải mất nhiều năm trời. Tổng cộng 190 tên lửa, 140 drone tự sát, và 700 bom bay định hướng đã được sử dụng để tấn công Ukraina trong tuần qua.

Le Monde cũng chú ý đến việc quân đội Ukraina liên tục tấn công vào hậu phương Nga trong những tuần gần đây. Cơ sở hạ tầng năng lượng cũng là đích nhắm. Theo giới quan sát, khoảng 11% năng lực lọc dầu của Nga đã bị Ukraina phá hủy, gây cản trở cho việc tiếp liệu cho quân đội Nga, tương tự như việc Phe Đồng minh phá hủy một cách có hệ thống các nhà máy lọc dầu của phát xít Đức trong thời giới Thế chiến Hai. Tấn công các cơ sở lọc dầu cho phép cắt giảm các nguồn thu của Nga từ xuất khẩu.

Theo chuyên gia Thibault Fouillet, giám đốc khoa học Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng Đại học Jean-Moulin Lyon III, Ukraina không có cách nào khác là phải sử dụng chiến thuật của bên yếu để chống lại một đối thủ mạnh hơn bội phần. Chuyên gia Michael Kofman, trung tâm tư vấn Carnegie Mỹ, dự báo, nếu Ukraina thành công trong việc kìm chân được quân Nga trong năm 2024, với chiến thuật ‘‘hàng nghìn vết cứa’’ đánh sâu vào hậu cứ đối phương, Nga sẽ khó lòng giành được lợi thế quyết định trong thời gian tiếp theo.

Cam Bốt đào kênh lấy nước từ Mêkông : Việt Nam bất lực ?

Liên quan đến Việt Nam, Les Echos có bài nói về ‘‘kênh đào Cam Bốt lấy nước từ dòng Mêkông, đang gây bất hoà với nước láng giềng’’. Được Trung Quốc ủng hộ, chính quyền Cam Bốt quyết định khởi công xây dựng con kênh đào, dài 180 km rộng khoảng 100 mét, trị giá 1,7 tỉ đô la, đưa một phần nước của dòng Mê kông chuyển qua vịnh Thái Lan. Tuyến đường thủy dự kiến sẽ thúc đẩy việc vận chuyển hàng hóa của Cam Bốt

Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet vui mừng khi đưa ra hình ảnh ví von dự án này rút cục cho phép xứ Chùa Tháp ‘‘có thể hít thở được bằng chính lỗ mũi của mình’’ Theo Phnom Penh, dự án này của Cam Bốt, được một tập đoàn Trung Quốc xây dựng, nhờ nguồn tài chính của Kế hoạch Vành đai Con đường của Bắc Kinh, sẽ hoàn vốn trong 50 năm. Phnom Penh cam đoan là dự án không ảnh hưởng đến dòng chảy Mêkông.

Chính quyền Cam Bốt vui mừng nhưng giới bảo vệ môi trường thì không. Theo chuyên gia Pianporn Deetes, tổ chức phi chính phủ International Rivers, khoảng 2000 km² vùng đất ẩm thấp dọc theo các vùng châu thổ lớn tại khu vực sẽ bị tổn thất, cả trên đất Cam Bốt lẫn trên đất Việt Nam. Thủ tướng Việt Nam, trong cuộc gặp đồng cấp Cam Bốt tại Hà Nội tháng 12/2023, đã bày tỏ lo ngại về dự án này của Phnom Penh, và yêu cầu các điều tra tiền khả thi kỹ càng hơn về dự án này. Les Echos nhấn mạnh là lãnh đạo chính phủ Việt Nam đã không bày tỏ gì ‘‘về mối lo ngại sâu sắc của Việt Nam về ảnh hưởng truyền thống ngày càng suy yếu của Hà Nội với chế độ Cam Bốt đang ngày càng gần gũi hơn với Bắc Kinh’’.

Pháp:  Thâm hụt chi tiêu công trầm trọng, chính phủ bị đẩy vào chân tường

Thâm hụt chi tiêu công của nước Pháp, vượt xa mức dự báo, là chủ đề của hầu hết các báo hôm nay. 8/Le Monde chạy tựa trang nhất : ‘‘Thâm hụt chi tiêu công nặng nề hơn dự kiến đẩy chính phủ vào thế khó’’. Thâm hụt chi tiêu công của nước Pháp năm 2023, theo báo cáo của Insee công bố hôm qua, là 154 tỉ euro, chiếm 5,5% GDP, vượt 0,6% so với dự kiến trước đó.

Về chủ đề này, Le Figaro có hồ sơ trang nhất ‘‘Chệch hướng về ngân sách làm sống lại toan tính tăng thuế’’. Nhật báo La Croix cũng có cùng ghi nhận ‘‘Đối mặt với tình trạng thâm hụt chi tiêu công, phe cầm quyền chia rẽ về chủ trương đánh thuế’’. Hồ sơ trang nhất của Les Echos dành cho chủ đề ‘‘Thâm hụt chi tiêu công: Cuộc chiến bảo hiểm thất nghiệp’’. Cho đến nay, quan điểm của bộ trưởng Tài Chính Pháp là chính phủ sẽ không tăng thuế, việc thu hẹp thâm hụt chi tiêu công sẽ đòi hỏi cắt giảm các khoản chi, mà việc giảm tiền cho lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp được coi là một trọng tâm.

Cũng trong số báo này, Les Echos nói đến nguy cơ đối đầu giữa chính phủ với giới nghiệp đoàn, trong bối cảnh tân thủ tướng Gabriel Attal chưa cần ‘‘các nghiệp đoàn kết thúc các thương thuyết’’ về cải cách bảo hiểm thất nghiệp, để khẩn cấp đưa ra các đòi hỏi từ phía chính phủ, trong tình thế đầy áp lực như hiện nay.

‘‘Mùa xuân Senegal’’ : Nền dân chủ có thể giúp thay đổi chế độ một cách hòa bình

Về chính trị quốc tế, cuộc bầu cử tại Senegal cũng là một tâm điểm thời sự. Nhật báo La Croix nói đến ‘‘mùa xuân Senegal’’ sau chiến thắng ngay trong vòng một của ứng cử viên cánh tả Diomyae Faye, ứng cử viên chủ trương cải tổ triệt để hệ thống tại tại quốc gia châu Phi. Ứng viên thắng cử, một cựu thanh tra tài chính, là người vừa được trả tự do ít ngày trước khi cuộc bầu cử bắt đầu.

Xã luận báo Le Monde có bài Senegal ‘‘Một chiến thắng, một tiếng sét và một lời cảnh báo’’. Vì sao chiến thắng? Đối với Le Monde, đó là chiến thắng của nền dân chủ, của các định chế chính trị ở Senegal, một trong những nền dân chủ hàng đầu tại châu Phi. Chưa bao giờ kể từ khi độc lập năm 1960, Senegal lại trải qua một cuộc bầu cử tổng thống bất ổn đến như vậy. Lý do chính là cựu tổng thống Macky Sall muốn bấu vám quyền lực. Tuy nhiên, hệ thống tư pháp Senegal đã thành công trong việc kháng cự lại toan tính độc tài này. Quyết định hoãn bầu cử đã bị tòa án bảo hiến bác bỏ.

Sự vững vàng của nền dân chủ Senegal gửi đi một thông điệp mạnh mẽ đến các tập đoàn quân sự cầm quyền ở châu Phi, đến dân chúng các nước châu Phi, đó là nền dân chủ cho phép chuyển giao quyền lực, ‘‘thay đổi chế độ’’ một cách hòa bình.


*********

Phát thải từ nhà máy điện than của Việt Nam cao kỷ lục vào đầu năm 2024

Reuters

Lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam tăng cao chưa từng thấy trong tháng đầu tiên của năm 2024 khi các nhà sản xuất điện của nước này điều chỉnh sản lượng để tránh xảy ra mất điện trở lại như năm ngoái, theo Reuters.

Việt Nam tăng nhập khẩu than gần gấp đôi tính đến thời điểm này năm nay so với cùng kỳ năm 2023 để sản xuất điện khi chính phủ cố gắng trấn an các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài rằng nguồn cung cấp điện sẽ không bị gián đoạn vào năm 2024.

Sự gia tăng nhập khẩu than của quốc gia tiêu thụ than lớn thứ 10 thế giới cho thấy lượng khí thải từ đốt than có thể còn tăng cao hơn trong những tháng tới, làm suy yếu các nỗ lực toàn cầu nhằm cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và ô nhiễm.


Dữ liệu từ tổ chức tư vấn năng lượng Ember cho thấy, lượng khí thải từ đốt than trong tháng 1/2024 là 11 triệu tấn CO2 và các loại khí tương đương, đây là con số cao nhất được ghi lại về tháng 1.

Tổng lượng phát thải trong tháng 1/2024 cao hơn gần 70% so với tải lượng phát thải trong cùng tháng 1/2023 và cao hơn khoảng 30% so với mức trung bình của tháng 1 trong 5 năm qua - cho thấy có sự chuyển hướng rõ ràng khỏi xu hướng sản xuất năng lượng của những năm trước.

Sản lượng điện than là 12,75 terawatt giờ (TWh) trong tháng 1/2024, tăng 68% so với tháng 1/2023 và là tổng sản lượng hàng tháng cao nhất kể từ tháng 7 năm ngoái.

Điện than cung cấp 55% tổng lượng điện của cả nước trong tháng 1, tăng từ mức trung bình 46% vào năm 2023 nói chung.

Tổng sản lượng điện từ tất cả các nguồn là 23,35 TWh, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng sản lượng điện than và tổng sản lượng điện đều cao cho thấy các công ty điện lực của Việt Nam rõ ràng cam kết tăng sản lượng, có thể là để đáp lại áp lực từ chính phủ nhằm ngăn chặn tình trạng mất điện như đã diễn ra vào năm 2023 làm ảnh hưởng đến sản lượng tại một số nhà máy và dây chuyền sản xuất lớn.

Hoạt động công nghiệp phục hồi ở nước láng giềng Trung Quốc cũng có khả năng thúc đẩy các nhà sản xuất điện của Việt Nam tăng sản lượng, vì một số ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và có xu hướng tăng đơn hàng bất cứ khi nào nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc tăng.

Nếu lượng mưa trong nước tăng lên trong những tháng tới, hoạt động sản xuất thủy điện có thể phục hồi mạnh mẽ và cho phép hạn chế điện than vào cuối năm nay.

Sản lượng cao hơn từ các trang trại năng lượng mặt trời và gió cũng có thể cho phép các nhà cung cấp điện hạn chế sử dụng than, đặc biệt là trong những tháng nắng nhất trong năm khi nhu cầu điều hòa nhiệt độ ở mức cao nhất.

Sản xuất điện gió đã đạt kỷ lục trong tháng 1 khi các trang trại gió mới đi vào hoạt động và sản lượng điện gió sẽ tiếp tục tăng trong thời gian còn lại của năm khi các cơ sở mới hòa vào lưới điện.

Tuy nhiên, các trang trại năng lượng mặt trời và gió chỉ tạo ra 13,6% tổng điện năng của Việt Nam vào năm 2023 và có thể sẽ gặp khó khăn trong việc nâng tổng sản lượng điện của họ lên cao hơn nhiều trong thời gian tới trong bối cảnh đang có những lo ngại về lợi nhuận của các dự án năng lượng tái tạo mới.

Điều đó có nghĩa là các công ty điện lực sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào than để đáp ứng phần lớn nhu cầu điện của Việt Nam trong tương lai gần và có thể tiếp tục nâng lượng phát thải từ đốt than lên mức cao mới trong vài năm nữa.

Ông Phan Xuân Dũng, nhà nghiên cứu về Việt Nam thuộc viện nghiên cứu ISEAS có trụ sở tại Singapore, nói với Reuters rằng Việt Nam bị hạn chế về khả năng sử dụng năng lượng tái tạo và có các cam kết tránh cắt điện khiến việc nhập khẩu thêm than là điều “bắt buộc”.

Dữ liệu hải quan cho thấy nhập khẩu than, chủ yếu từ Australia và Indonesia, đã tăng khoảng 88% tính đến ngày 15/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ước tính chính thức, trong hai tháng đầu năm, sản lượng cũng tăng 3,3% từ các mỏ trong nước, thường đáp ứng khoảng một nửa nhu cầu của Việt Nam.

Một thương nhân tại Việt Nam cho Reuters biết nhập khẩu than dự kiến sẽ tăng hơn nữa trong nửa cuối năm nay, khi các nhà sản xuất thép và các ngành sử dụng nhiều năng lượng khác dự kiến sẽ thúc đẩy sản xuất.

Theo nhà điều hành mạng lưới điện Việt Nam, vẫn chưa có thông tin chi tiết về sản lượng điện trong năm nay, nhưng hôm 25/3, các nhà máy điện than chiếm khoảng 60% tổng sản lượng điện.

Tổng cộng lượng nhập khẩu và sản lượng trong nước cho thấy nguồn cung than vượt 8 triệu tấn/tháng trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2, cao hơn gần 9% so với mức trung bình hàng tháng trong hai năm qua.

Việt Nam, nằm trong số 20 quốc gia sử dụng than nhiều nhất thế giới tính theo khối lượng, muốn cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu này.


Trong khi các kế hoạch thúc đẩy năng lượng tái tạo và khí đốt có nguy cơ bị chậm trễ, chính phủ muốn hoàn thành đường dây truyền tải điện từ miền trung đất nước tới miền bắc công nghiệp hóa vào tháng 6. Đó là nơi xảy ra hiện tượng mất điện do thời tiết nóng vào năm ngoái và hình thái khí hậu El Nino làm tăng nguy cơ xảy ra hiện tượng này trong năm nay.


*********

Nhìn nhật thực có thể nguy hiểm nếu không có kính nhật thực. Đây là những điều cần biết cho ngày 8 tháng Tư

AP

Hàng triệu người dọc theo một dải hẹp ở Bắc Mỹ sẽ nhìn lên khi bầu trời tối dần trong hiện tượng nhật thực toàn phần vào ngày 8 tháng 4. Khi họ làm như vậy, an toàn là điều quan trọng nhất.

Nhìn thẳng vào mặt trời khi nhật thực hoặc bất kỳ lúc nào khác có thể dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn. Nhật thực chỉ an toàn để chứng kiến bằng mắt thường khi đang trong trạng thái nhật thực toàn bộ, tức là thời gian tối hoàn toàn khi mặt trăng che khuất hoàn toàn mặt trời.

Những người muốn trải nghiệm nhật thực nên mua kính xem nhật thực từ nhà cung cấp có uy tín. Kính râm không đủ khả năng bảo vệ, ống nhòm và kính viễn vọng không có bộ lọc năng lượng mặt trời thích hợp có thể phóng đại ánh sáng từ mặt trời, khiến chúng không an toàn.

“Làm ơn đeo kính vào,” Quản trị viên NASA Bill Nelson nói.

Tìm kính nhật thực ở đâu

Vì kính giả có rất nhiều, hãy cân nhắc mua kính từ bảo tàng khoa học địa phương hoặc đặt hàng trực tuyến từ người bán trên trang web của Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ.

Các chuyên gia về an toàn nhật thực cho biết kính nhật thực hợp pháp sẽ chặn tia cực tím từ mặt trời và gần như toàn bộ ánh sáng nhìn thấy được. Khi đeo trong nhà, chỉ có thể nhìn thấy ánh đèn rất sáng một cách lờ mờ – chứ không thể nhìn đồ nội thất gia đình hoặc giấy dán tường.

Kính nhật thực cũ từ nhật thực toàn phần năm 2017 hoặc nhật thực hình khuyên “vòng lửa” tháng 10 vẫn an toàn để tái sử dụng, miễn là chúng không bị cong vênh và không có vết trầy xước hoặc lỗ thủng.

Kính phải có ghi chú rằng chúng tuân thủ các tiêu chuẩn ISO 12312-2, mặc dù các nhà cung cấp hàng giả cũng có thể in ngôn ngữ này trên sản phẩm của họ. NASA không chấp thuận hoặc chứng nhận kính nhật thực.

Cách xem nhật thực không cần kính

Nếu không có kính quan sát nhật thực, bạn vẫn có thể thưởng thức cảnh tượng này thông qua những cách gián tiếp như chế tạo máy chiếu lỗ kim bằng vật liệu gia dụng.

Chọc một lỗ xuyên qua một mảnh bìa cứng, giơ nó lên khi nhật thực và nhìn xuống để thấy một phần hình lưỡi liềm chiếu bên dưới. Áp dụng phương pháp này với một cái rây hoặc một cái bánh quy giòn có lỗ sẽ tạo ra hiệu ứng tương tự.

Một thủ thuật khác: Nhìn xuống mặt đất dưới gốc cây râm mát có thể tạo ra bóng hình lưỡi liềm khi ánh sáng mặt trời xuyên qua cành và lá.

Các chuyên gia về mắt cảnh báo không nên xem nhật thực qua camera điện thoại. Tia sáng của mặt trời cũng có thể làm hỏng các bộ phận kỹ thuật số của điện thoại.

Tại sao nhìn nhật thực lại nguy hiểm

Tổn thương mắt có thể xảy ra nếu không có sự bảo vệ thích hợp. Tia sáng mặt trời có thể đốt cháy các tế bào ở võng mạc phía sau mắt. Võng mạc không có cơ quan thụ cảm đau nên không có cách nào để cảm nhận được tổn thương khi nó xảy ra. Một khi các tế bào chết đi, chúng sẽ không quay trở lại.

Các triệu chứng của tổn thương mắt do năng lượng mặt trời, được gọi là bệnh võng mạc do năng lượng mặt trời, bao gồm mờ mắt và biến dạng màu sắc.

Trong một trường hợp hiếm gặp về tổn thương mắt khi nhật thực, một người phụ nữ xem nhật thực năm 2017 mà không được bảo vệ đầy đủ đã đến Bệnh viện Tai và Mắt Mount Sinai ở New York, phàn nàn về một điểm đen trong tầm nhìn của bà ấy. Các bác sĩ phát hiện tổn thương võng mạc tương ứng với hình dạng nhật thực.

Bác sĩ Avnish Deobhakta, bác sĩ nhãn khoa Mount Sinai cho biết: “Vết đen mà bà ấy mô tả có hình lưỡi liềm.”

Không có quy định nào về thời gian nhìn có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Mức độ nghiêm trọng khác nhau tùy theo mây mù, ô nhiễm không khí và vị trí thuận lợi của mỗi người.

Nhưng các bác sĩ cho biết việc nhìn nhật thực dù chỉ trong vài giây mà không được bảo vệ cũng không đáng để mạo hiểm. Có nhiều báo cáo về bệnh võng mạc do mặt trời sau mỗi lần nhật thực và các bác sĩ mắt ở Hoa Kỳ đã phải khám thêm vài chục trường hợp sau lần nhật thực năm 2017.

Những khán giả lên kế hoạch trước có thể đảm bảo trải nghiệm xem nhật thực thoải mái.

Bác sĩ Geoffrey Emerson, thành viên hội đồng Hiệp hội Chuyên gia Võng mạc Hoa Kỳ, nói: “Có thể nguy hiểm nếu chúng ta không cẩn thận, nhưng cũng rất an toàn nếu chúng ta thực hiện các biện pháp phòng ngừa cơ bản”.


*********

Tàu container đâm sập cầu ở Baltimore đang bị điều tra

Reuters

Các nhà điều tra liên bang Hoa Kỳ đã thu hồi hộp đen của chiếc tàu hàng đâm vào cây cầu ở Baltimore, người đứng đầu cơ quan an toàn cho biết hôm 27/3 trong lúc các nhân viên cứu hộ tiếp tục tìm kiếm sáu công nhân xây dựng mất tích trong vụ sập cầu.

Một nhóm điều tra đường cao tốc cũng sẽ xem xét phần còn lại bị méo mó của cầu Francis Scott Key để cố gắng tìm hiểu xem làm sao và tại sao một con tàu container đâm vào cột trụ của cầu dài 2,6 km trong màn đêm vào rạng sáng ngày 26/3.

Các nhà điều tra thuộc Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ, tức NTSB, đã thu hồi hộp dữ liệu sau khi lên tàu vào cuối ngày 26/3, chủ tịch NTSB, bà Jennifer Homendy, cho biết. Họ sẽ thẩm vấn thủy thủ đoàn của con tàu và những người sống sót khác, bà nói.

Thảm họa đã buộc cảng Baltimore, một trong những cảng sầm uất nhất ở Bờ Đông nước Mỹ, phải đóng cửa vô thời hạn, và gây ra nút thắt giao thông ở Baltimore và khu vực lân cận.

Các nhân viên cứu hộ đã kéo từ dưới sông lên hai công nhân xây dựng vẫn còn sống hôm 26/3. Một người nhập viện. Sáu người được cho là đã thiệt mạng bao gồm di dân đến từ Mexico, Guatemala và El Salvador, Sứ quán Mexico tại Washington cho biết.

Các quan chức cho biết tám người này nằm trong đội công nhân vá ổ gà trên mặt cầu khi tàu container Dali mang cờ Singapore đâm vào một mố cầu khi đang trên đường từ Baltimore đến Sri Lanka.

Một đoạn cầu gần như ngay lập tức sập xuống, khiến xe cộ và công nhân rơi xuống sông.

Lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ cho biết họ đang tìm kiếm các thi thể 18 tiếng đồng hồ sau khi họ rơi từ cây cầu xuống dòng sông lạnh buốt sâu 17 mét ở cửa sông Patapsco.

“Họ đang ở dưới đó trong màn đêm, nơi họ chỉ thấy được khoảng một sải tay trước mặt và họ đang tìm đường bơi qua mớ sắt thép rách toạc ở nơi mà các nạn nhân được cho là đã thiệt mạng,” Thống đốc Maryland Wes Moore nói tại hiện trường.

Ông Moore cho biết tại một cuộc họp báo hôm 26/3 rằng hồ sơ cây cầu này cho thấy nó không gặp trục trặc gì về kết cấu.

Con tàu container dài 289 mét đã báo cáo nó bị mất lực đẩy không lâu trước khi va chạm và đã thả neo để tàu đi chậm lại, giúp giới chức giao thông có thời gian tạm dừng giao thông trên cầu trước khi tai nạn xảy ra. Động thái đó đã khiến con số thiệt mạng không tăng cao, nhà chức trách cho biết.

Nhưng không rõ liệu các giới chức có tìm cách cảnh báo cho nhóm công nhân làm đường trước vụ đâm cầu hay không.

Việc truy xuất dữ liệu từ con tàu sẽ giúp các nhà điều tra biết được theo thời gian về những gì đã xảy ra, bà Homendy thuộc NTSB nói với nhà báo khi chuẩn bị lên tàu.

Quá trình này cũng sẽ bao gồm chụp ảnh tàu và cầu, lấy nhật ký điện tử và phỏng vấn các nhân viên cứu hộ. Cơ quan này cũng sẽ kiểm tra xem liệu nhiên liệu nhiễm bẩn có góp phần làm cho con tàu bị mất điện hay không, bà nói.

Vụ sập cầu ở Baltimore khiến nhiều người chú ý đến lịch sử an toàn của con tàu này. Nó đã gặp sự cố ở cảng Antwerp, Bỉ, hồi năm 2016. Khi đó, nó đâm vào bến tàu khi đang rời cảng container ở Biển Bắc.

Một cuộc kiểm tra hồi năm 2023 ở Chile đã phát hiện ra những thiếu sót về ‘động cơ đẩy và máy móc phụ trợ’, theo dữ liệu trên trang web công cộng Equasis, trang cung cấp thông tin về tàu.

Tuy nhiên, Cơ quan Hàng hải và Cảng biển Singapore ra thông báo cho biết con tàu đã vượt qua hai cuộc kiểm tra riêng biệt ở cảng nước ngoài hồi tháng 6 và tháng 9 năm 2023. Họ cho biết một đồng hồ đo áp suất nhiên liệu bị lỗi đã được khắc phục trước khi tàu rời cảng sau cuộc kiểm tra hồi tháng 6/2023.

Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy con tàu đâm vào cây cầu 47 tuổi trong màn đêm và có thể thấy đèn của các chiếc xe trên nhịp cầu khi nó rơi xuống nước và con tàu bốc cháy.
Tất cả 22 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu đều được tìm thấy, công ty quản lý tàu Synergy Marine cho biết.


*********

Mỹ nhắm đến áp thuế chống trợ cấp cao hơn với tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador

VOA Tiếng Việt

Tôm của Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador sẽ phải chịu mức thuế chống trợ cấp cao hơn ở Mỹ, theo quyết định sơ bộ của Bộ Thương mại Mỹ được công bố trên Công báo Liên bang hôm 26/3.

Các trang Seafood News, Seafood Source và Intrafish dẫn lại quyết định của bộ cho hay bộ đã điều tra về tôm vùng nước ấm được chế biến đông lạnh của 4 nước Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador và Indonesia.

Từ các cuộc điều tra, Bộ Thương mại Mỹ xác định rằng Indonesia có trợ cấp nhưng chưa đạt đến mức phải chịu thuế trong khi Việt Nam và 2 nước còn lại phải chịu thuế.

Theo tin của Seafood News, Seafood Source và Intrafish, bộ cho rằng Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador cũng như các công ty ở 3 nước đã hưởng lợi từ các khoản trợ cấp, tạo cho họ lợi thế bất hợp lý trên thị trường Mỹ trong giai đoạn từ 1/1 đến 31/12/2022.

Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng và các hãng khác của Việt Nam bị xác định sẽ phải chịu mức thuế 2,84%, theo quyết định sơ bộ của Bộ Thương mại Mỹ, các trang tin Seafood News, Seafood Source và Intrafish tường thuật.

Mức thuế các hãng Việt Nam phải chịu là mức thấp nhất so với 2 nước kia. Phần lớn các công ty Ecuador sẽ bị áp thuế 7,55%, trong khi mức thuế với đa số các hãng Ấn Độ nói chung sẽ là 4,36%, vẫn theo Seafood News, Seafood Source và Intrafish.

Dữ liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 61,5 nghìn tấn với giá trị là 682 triệu đô la trong cả năm 2023, giảm 15% về giá trị so với năm 2022.

Sau khi quyết định sơ bộ của Bộ Thương mại Mỹ được đăng trên Công báo Liên bang, các nhà nhập khẩu sẽ phải nộp tiền đặt cọc cho Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ, số tiền này được tính toán theo thuế suất mà bộ xác định và nhân lên với 4 tháng.

Bộ Thương mại Mỹ đã điều tra và đưa ra quyết định sơ bộ sau khi Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (ASPA) khiếu nại vào tháng 10/2023, đòi áp thuế chống bán phá giá với tôm nhập từ Ecuador và Indonesia, cũng như phải áp thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập từ Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador.

Hồi giữa tháng 12/2023, bộ ra thông báo nói rằng Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ đã điều tra và thấy có cơ sở là một ngành sản xuất ở Mỹ bị thiệt hại bởi tôm nhập khẩu từ Ecuador và Indonesia dường như được bán dưới giá trị hợp lý, và tôm từ Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và Ecuador dường như được chính phủ các nước đó trợ giá.

Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ là một cơ quan thuộc chính phủ liên bang nhưng hoạt động độc lập, cố vấn cho nhánh hành pháp và lập pháp về các vấn đề thương mại. Cơ quan này điều tra về những sự việc tác động đến các ngành ở Mỹ và chỉ đạo các hành động đối phó với các hành vi thương mại bất hợp lý.

Thông tin được công bố trên Công báo Liên bang hôm 26/3 mới chỉ là quyết định sơ bộ của Bộ Thương mại Mỹ. Trong vài tháng, bộ phải kiểm chứng các dữ kiện mà các hãng và chính phủ nước ngoài đã nộp. Khi hoàn tất thủ tục kiểm chứng, bộ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, dự kiến sẽ công bố hôm 5/8/2024.

Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ cũng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng của riêng họ vào ngày 19/9. Nếu cả bộ lẫn ủy ban đều xác định rằng tôm của Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador đã nhận trợ cấp của chính phủ, một lệnh áp thuế sẽ được ban hành.


**********

Tin tức thế giới 28-3: Nga dùng vũ khí mới đánh Ukraine; Israel bắn tiếng họp lại với Mỹ

NGỌC ĐỨC

Người dân bị thương sau vụ không kích của Nga vào Kharkov ngày 27-3 - Ảnh: REUTERS

Người dân bị thương sau vụ không kích của Nga vào Kharkov ngày 27-3 - Ảnh: REUTERS

Ukraine nói Nga dùng vũ khí mới tấn công Kharkov

Theo Hãng tin Reuters, ngày 27-3, lãnh đạo lực lượng cảnh sát vùng Kharkov Volodymyr Tymoshko khẳng định Nga vừa không kích làm chết ít nhất một người và bị thương bốn trẻ em tại thành phố thủ phủ vùng này.

Ông Tymoshko cũng cho rằng lực lượng Nga đã sử dụng một loại bom dẫn đường mới với mã hiệu UMPB D-30 trong cuộc tấn công trên. "Vũ khí này là một dạng lai giữa bom dẫn đường mà người Nga sử dụng gần đây và tên lửa. Nói nôm na thì nó là bom bay", quan chức này chia sẻ.

Thống đốc vùng Kharkov Oleh Synehubov cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông tuyên bố: "Có vẻ như Nga đã quyết định thử loại bom mới được độ chế của mình trên nhà thường dân".

Cũng trong tối 27-3, Thống đốc vùng Belgorod (Nga) Vyacheslav Gladkov khẳng định lực lượng phòng không nước này đã hạ 16 mục tiêu trên không của Ukraine tại vùng trời quanh thành phố thủ phủ.

Ông Gladkov tuyên bố trên Telegram rằng cuộc tấn công làm hư hại một số cơ sở vật chất xung quanh thành phố, nhưng không có thiệt hại về người.

Hiện cả Nga và Ukraine đều chưa phản hồi các cáo buộc trên.

Tìm thấy hai thi thể nạn nhân vụ sập cầu ở Baltimore

Hiện trường vụ sập cầu ở cảng Baltimore - Ảnh: REUTERS

Hiện trường vụ sập cầu ở cảng Baltimore - Ảnh: REUTERS

Ngày 27-3 (giờ địa phương), các thợ lặn đã tìm thấy hai thi thể của sáu công nhân mất tích trong vụ sập cầu ở cảng Baltimore (bang Maryland, Mỹ) rạng sáng 26-3. Cả sáu người này đều bị hất xuống lòng sông Patapsco khi vụ việc xảy ra.

Cảnh sát bang Maryland cho biết hai thi thể này nằm trong chiếc xe tải được trục vớt từ độ sâu hơn 7,6m dưới sông, gần điểm chính giữa của cây cầu sập.

Điều này khiến số người mất tích trong vụ việc này chỉ còn bốn công nhân sửa mặt đường cầu khi vụ việc diễn ra. Tối 26-3, lực lượng chức năng tuyên bố cả bốn người này đều được cho là đã tử vong. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm thi thể của họ vẫn đang tạm ngưng vì tình hình thời tiết không thuận lợi.

Cây cầu bị sập nằm trên tuyến giao thông huyết mạch đi qua cảng Baltimore - một trong những hải cảng nhộn nhịp nhất thềm lục địa phía đông nước Mỹ. Điều này buộc cảng này đóng cửa vô thời hạn, dẫn đến cơn đau đầu về mặt logistics cho chính quyền và doanh nghiệp.

Lãnh đạo tình báo Nga hội đàm Bộ trưởng An ninh nhà nước Triều Tiên

Sáng 28-3, Hãng thông tấn KCNA cho biết phái đoàn Cục Tình báo đối ngoại Nga (SVR) do giám đốc Sergei E. Naryshkin dẫn đầu đã đến Triều Tiên để thảo luận về việc tăng cường hợp tác phản gián giữa hai nước.

Chuyến công tác trên diễn ra từ ngày 25 đến 27-3. Trong đó, ông Naryshkin đã hội đàm với Bộ trưởng An ninh nhà nước Triều Tiên Ri Chang Dae về tình hình quốc tế và khu vực liên quan đến bán đảo Triều Tiên và Nga.

KNCA cho biết hai bên đặc biệt quan tâm việc tăng cường hợp tác để đương đầu "hoạt động gián điệp và các động thái mưu mô ngày càng tăng từ các thế lực thù địch".

EU đạt thỏa thuận mới về lương thực nhập khẩu từ Ukraine

Nông dân Bỉ biểu tình trên đường phố Brussels hôm 26-3 nhằm tạo sức ép buộc EU sửa lại thỏa thuận miễn thuế nông sản Ukraine - Ảnh: REUTERS

Nông dân Bỉ biểu tình trên đường phố Brussels hôm 26-3 nhằm tạo sức ép buộc EU sửa lại thỏa thuận miễn thuế nông sản Ukraine - Ảnh: REUTERS

Ngày 27-3 (giờ địa phương), đại diện các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận mới về việc mở rộng phạm vi miễn thuế cho thực phẩm nhập khẩu từ Ukraine.

Thỏa thuận này được chỉnh sửa so với một thỏa thuận có phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn được ký kết hồi tuần trước.

Theo thỏa thuận gốc, EU sẽ đánh thuế lên gia cầm, trứng, đường, lúa mạch, ngô của Ukraine nếu kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này vượt mốc trung bình trong giai đoạn năm 2022 và 2023.

Ngay sau khi thỏa thuận trên được ký kết, một số nghiệp đoàn nông nghiệp và quốc gia thành viên EU, trong đó có Pháp và Ba Lan, đã yêu cầu siết chặt các biện pháp kiểm soát hàng hóa Ukraine để tránh việc nông phẩm EU mất tính cạnh tranh.

Do đó, các nước EU đã thống nhất đổi mốc thời gian tham khảo để quyết định thời điểm bắt đầu đánh thuế lên nông phẩm Ukrane, nới rộng thành từ giữa năm 2021 đến hết năm 2023. Điều này sẽ giảm lượng nông phẩm Ukraine được miễn thuế.

Bỉ, quốc gia đang giữ ghế chủ tịch luân phiên của EU, cho rằng thỏa thuận này đạt "sự tiếp cận cân bằng giữa ủng hộ Ukraine và bảo vệ thị trường nông sản EU".

Thỏa thuận mới sẽ có hiệu lực đến tháng 6-2025, dự kiến sẽ tiêu tốn của Ukraine 330 triệu euro (357 triệu USD) mỗi năm. Tuy nhiên, Kiev vẫn sẽ hưởng lợi khi duy trì được chính sách miễn thuế.

Israel muốn mở lại phiên họp với Mỹ từng bị thủ tướng hủy phút chót

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đột ngột tuyên bố hủy cuộc họp cấo cao với Mỹ hồi đầu tuần - Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đột ngột tuyên bố hủy cuộc họp cấo cao với Mỹ hồi đầu tuần - Ảnh: REUTERS

Ngày 27-3, giới chức Israel cho biết nước này đã yêu cầu Nhà Trắng lên lịch lại cho phiên họp cấp cao bàn về kế hoạch quân sự tấn công thành phố Rafah (phía nam Dải Gaza).

Phiên họp này từng bị Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hủy đột ngột vài ngày trước đó nhằm phản đối việc Mỹ bỏ phiếu trắng nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tạo điều kiện cho văn bản này được thông qua.

Cũng trong ngày 27-3, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre chia sẻ với báo chí: "Văn phòng thủ tướng Ukraine đã đồng ý lên lại lịch cuộc họp dành riêng cho vấn đề Rafah. Chúng tôi đang phối hợp cùng họ để thống nhất một ngày thuận tiện".

Một quan chức Israel tại Washington cho biết ông Netanyahu đang cân nhắc việc cử phái đoàn sang Washington ngay trong tuần sau. Tel Aviv hiện chưa phản hồi các thông tin này.

Quyến rũ

Ba vũ công ballet Scotland (trái qua) Seira Winning, Urara Takata và Danila Marzilli đang khiêu vũ bên hồ Loch Lomond ở Scotland ngày 26-3 trước khi bắt đầu tour lưu diễn Hồ Thiên nga ở nhiều vùng thuộc Vương quốc Anh - Ảnh: REUTERS

Ba vũ công ballet Scotland (từ trái qua) Seira Winning, Urara Takata và Danila Marzilli đang khiêu vũ bên hồ Loch Lomond ở Scotland ngày 26-3 trước khi bắt đầu tour lưu diễn Hồ Thiên nga ở nhiều vùng thuộc Vương quốc Anh - Ảnh: REUTERS


**********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn