Trang Lá 03 - 4 -2024:

Thứ Tư, 03 Tháng Tư 20243:32 SA(Xem: 1361)
Trang Lá 03 - 4 -2024:

HCM_DitVaoMat

*******************

Đã bắt được phạm nhân trốn trại giam ở Thanh Hóa

Lúc gần 17h ngày 3-4, lực lượng cảnh sát tỉnh Thanh Hóa đã bắt được Mai Văn Đệ khi phạm nhân này đang lẩn trốn tại khu vực rừng sến ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung.

Phạm nhân Mai Văn Đệ vừa bị cảnh sát bắt giữ chiều 3-4 - Ảnh công an cung cấp

Phạm nhân Mai Văn Đệ vừa bị cảnh sát bắt giữ chiều 3-4 - Ảnh công an cung cấp

Lúc hơn 17h ngày 3-4, ông Nguyễn Ngọc Thức - chủ tịch UBND huyện Hà Trung, Thanh Hóa - xác nhận thông tin lực lượng công an huyện này vừa bắt được phạm nhân Mai Văn Đệ.

"Phạm nhân Mai Văn Đệ bị công an bắt giữ khi đang lẩn trốn trên khu vực rừng sến Tam Quy, thuộc địa bàn xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, cách địa điểm phạm nhân này bỏ lại chiếc taxi đã cướp trước đó chừng 300m" - ông Nguyễn Ngọc Thức cho biết thêm.

Hiện Công an huyện Hà Trung đang phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa, công an trại giam số 5 làm các thủ tục bàn giao phạm nhân Mai Văn Đệ cho cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp tục điều tra, xử lý.

Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, phạm nhân Mai Văn Đệ (33 tuổi, quê ở xã Hải Giang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đang chấp hành án 24 tháng tù tại trại giam số 5 về tội "đánh bạc".

Khoảng 16h ngày 2-4, trong lúc đang đi cải tạo, phạm nhân Đệ trốn trại, rồi di chuyển về huyện Hà Trung.

Sau đó, Đệ gọi taxi của tài xế Nguyễn Văn Mạnh (42 tuổi, ở xã Hà Đông, huyện Hà Trung) di chuyển ra quốc lộ 1A để chạy trốn.

Khi đến cây xăng ở xã Hà Đông, Đệ cướp taxi của tài xế Mạnh rồi tháo chạy.

Di chuyển đến địa bàn xã Hà Lĩnh, cách vị trí cây xăng khoảng 5km, phạm nhân Đệ bỏ lại chiếc taxi, rồi tiếp tục bỏ trốn.

Theo người dân địa phương, nơi phạm nhân để lại taxi là rừng thông, gần khu vực rừng sến Tam Quy, có thể phạm nhân Đệ đã chạy trốn vào rừng này cho đến khi bị cảnh sát bắt giữ.


*************

Đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Bảo Trân

Trong các ngày 2 và 3-4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) đã họp kỳ thứ 39. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT Trung ương chủ trì kỳ họp.

Đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung- Ảnh 1.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 39. Ảnh: UBK Trung ương

Tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung. 

Thực hiện kết luận của UBKT Trung ương tại kỳ họp thứ 37 đối với Ban cán sự đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và một số tổ chức đảng, đảng viên có liên quan; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Kỷ luật  cảnh cáo với Đảng ủy Tổng cục Dạy nghề nhiệm kỳ 2010-2015; Đảng ủy Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhiệm kỳ 2015-2020 và các ông: Nguyễn Ngọc Phi, nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng; Dương Đức Lân, nguyên Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Phạm Quang Phụng, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Kỷ luật khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Trương Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 và các ông, bà: Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng; Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng; Huỳnh Văn Tí, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Tại kỳ họp thứ 39, thực hiện kết luận của UBKT Trung ương tại kỳ họp thứ 37 đối với Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Kon Tum và một số tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo: Ban cán sự Đảng TAND tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2020-2025 và bà Đỗ Thị Kim Thư, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án TAND tỉnh Kon Tum.

Kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Tiến Tăng, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Chánh án TAND tỉnh Kon Tum.

Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng khác.


*************

Trung tướng Tô Ân Xô: Đã thu hồi 95 tỉ trong vụ án liên quan Tập đoàn Phúc Sơn

Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết đến nay Cơ quan điều tra đã thu hồi 55 tỉ đồng và 1,6 triệu USD do các bị can nộp lại.

Trung tướng Tô Ân Xô thông tin về tiến độ điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trung tướng Tô Ân Xô thông tin về tiến độ điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 3-4, thông tin về tiến độ điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Trung tướng Tô Ân Xô - người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Công an sẽ tiếp tục điều tra mở rộng theo kế hoạch.

"Hiện nay, cơ quan điều tra đã thu hồi 55 tỉ đồng và 1,6 triệu USD do các bị can nộp lại", Trung tướng Xô thông tin.

Ông Xô cho biết thêm Cơ quan điều tra đang rà soát, kê biên phong tỏa nhiều tài sản có giá trị của các bị can và đối tượng liên quan trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, để phục vụ công tác thu hồi tài sản và khắc phục hậu quả.

Sau một tháng khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam gần 20 người, trong đó có 6 lãnh đạo, cựu lãnh đạo 2 địa phương gồm: bà Hoàng Thị Thúy Lan - bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; ông Phạm Hoàng Anh - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và ông Lê Duy Thành - chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; ông Lê Viết Chữ - cựu bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; ông Đặng Văn Minh - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi và ông Cao Khoa - cựu chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Cả 6 người trên cùng bị cơ quan điều tra bắt tạm giam với cáo buộc nhận hối lộ.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, cục phó Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an), tại cơ quan điều tra bị can Hậu khai đưa tiền cho nhiều người, trong đó có Đặng Trung Hoành - cựu chánh văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn khai chuyển cho ông Hoành số tiền 64 tỉ. Bước đầu ông Hoành khai sử dụng số tiền này vào nhiều mục đích khác nhau, thiếu tướng Thành thông tin tại buổi họp báo Bộ Công an sáng 26-3.

Trước đó, ông Hoành bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam về tội "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi".

Đến thời điểm này kết quả điều tra xác định bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan và chủ tịch tỉnh Lê Duy Thành nhận số tiền tương đối lớn, hàng tỉ đồng. Bước đầu cả hai đã khai nhận và nộp lại tiền nhận hối lộ cho cơ quan điều tra.


***********

VKS đề nghị giảm án với Trương Huệ Vân và Nguyễn Cao Trí

Hoài Thanh, Xuân Duy

Sáng 3/4, trong quá trình tranh luận trở lại với các quan điểm của luật sư bào chữa và bị cáo Trương Mỹ Lan, đại diện VKS nhiều lần gay gắt, dùng cụm từ "thiếu căn cứ", "không có căn cứ" để nhận xét về lập luận của phía bà Lan.

Trương Mỹ Lan tại tòa (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Với SCB, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc là người điều hành, tuy nhiên, VKS cho rằng góc độ chứng minh tội phạm, sự thật khách quan vụ án chỉ có một. Song, những điều giống như sự thật thì có nhiều, tùy vào góc độ quan sát và lăng kính từng người. Những quan điểm khác nhau của VKS và luật sư sẽ được HĐXX đánh giá trong quá trình nghị án.

Theo VKS, cách tiếp cận và phương pháp xác định lập luận của luật sư bảo vệ cho bị cáo Trương Mỹ Lan theo mô hình tách bà Lan ra khỏi hệ thống SCB và tiếp cận theo góc chức vụ quyền hạn. Trong khi đó, VKS tiếp cận theo hướng rộng hơn, xem xét toán bộ cơ cấu bộ máy SCB, sai phạm từ đại hội đồng cổ đông tới các cấp dưới.

Hồ sơ vụ án và kết quả thẩm tra tại tòa thể hiện bà Lan sở hữu, quản lý trên 91% cổ phần SCB. Việc sở hữu, quản lý như vậy đã vi phạm quy định của Luật Tổ chức tín dụng. Bà Lan nắm quyền sở hữu cổ phần gần như tuyệt đối, bị cáo tham gia đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất, sử dụng quyền lực để bầu ra HĐQT, ban kiểm soát, đưa người của bà Lan vào quản lý, biến SCB thành công cụ huy động tiền.

Theo Điều 17 Bộ luật Hình sự quy định về đồng phạm, xác định bà Lan là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu có hành vi chi phối, chỉ đạo các bị cáo để giúp bà chiếm đoạt tài sản. Do đó, VKS cho rằng đủ căn cứ truy tố xét xử Lan về tội Tham ô tài sản.

Nếu quan điểm của VKS được HĐXX chấp nhận, cơ quan công tố thông qua bản án kiến nghị Liên đoàn luật sư lưu ý các luật sư trong quá trình tiếp cận quan điểm bào chữa.

VKS phân tích luật sư bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan trích dẫn Điều 353 (tội Tham ô tài sản) rất nhiều. Song, theo VKS, điều luật này quy định người có "chức vụ, quyền hạn" chứ ko quy định người có "chức vụ và quyền hạn".

"VKS chứng minh bị cáo Lan nắm quyền cao nhất SCB, điều hành các bị cáo có chức vụ khác tại SCB. Chức vụ các bị cáo khác do ai bố trí bổ nhiệm? Do bị cáo Trương Mỹ Lan. Bị cáo là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu. Không có lý do gì nói bị cáo không phải là chủ thể Điều 353", kiểm sát viên lập luận.

Đại diện cơ quan công tố tiếp tục cho rằng cách lập luận của luật sư bà Trương Mỹ Lan "vô căn cứ". Với câu hỏi "nói bị cáo chiếm đoạt nhưng SCB lấy đâu ra tiền, chiếm đoạt cái gì?", VKS nhấn mạnh cách đặt câu hỏi không có căn cứ, chứng tỏ luật sư không nghiên cứu hồ sơ vụ án.

"Bị cáo Lan không có nhiều tài sản như bị cáo trình bày, cũng không có nguồn lực tài chính dồi dào. Trước khi hợp nhất 3 ngân hàng, bị cáo Lan có rất nhiều khoản nợ như VKS đã nêu. Trong khi bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo khác tại SCB trình bày khoản nợ khó thu khó đòi, tài sản bảo đảm giá trị thấp. Nếu nhiều tài sản thì vì sao không tất toán những khoản nợ trên, mà sử dụng SCB huy động tiền gửi của dân?", VKS lớn tiếng chất vấn.

"Tiền ở đâu bị cáo chiếm đoạt? Là tiền huy động của dân. Ngân hàng Nhà nước gồng mình để cho SCB vay khoản tiền khổng lồ để chi trả dần, ổn định tình hình tài chính, không biết khi nào thu hồi đủ. Số tiền khổng lồ này đáng lẽ sử dụng nhiều mục đích cho chúng ta, con cháu chúng ta. Luật sư nói bị cáo chiếm đoạt tài sản làm gì? Để mua nhiều bất động sản", VKS gay gắt.

Chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn

Trong số 1.169 bất động sản kê biên, bị cáo Lan thừa nhận của bị cáo, liên quan bị cáo phải thuê nhờ người đứng tên. VKS cho rằng điều này làm rõ sự gian dối của bị cáo.

Trong số các tài sản này chỉ có một ít tài sản mua trước 2012, sau 2012 chiếm hơn 94%. Đây là số tài sản nhờ sử dụng tiềm chiếm đoạt của SCB để đầu tư, để mua.

VKS nhấn mạnh toàn bộ hồ sơ vụ án và kết quả xét xử công khai là căn cứ chứng minh hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan.

Các bị cáo tại tòa (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Trong phần tranh luận, luật sư bào chữa của bà Lan nói lần đầu tiên xét xử một doanh nhân mà án đề nghị tử hình. VKS cho rằng luật sư chưa nghiên cứu kỹ.

"Nếu vậy thì lần đầu tiên có 1 nữ doanh nhân dùng thủ đoạn tinh vi chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn, không có từ nào lớn hơn. Tài sản bị cáo đưa vào là phương thức thủ đoạn phạm tội, bất cứ lúc nào cần bị cáo rút ra, nâng khống tài sản đảm bảo. Không phải tự VKS lập luận", VKS tiếp tục đối đáp.

Với quan điểm bà Lan phải chịu trách nhiệm khoản vay không liên quan tới bà, VKS nói: "Lập luận không có một căn cứ điều này ở đâu ra? Tất cả đều liên quan tới bị cáo. Làm sao nói truy tố khoản vay không liên quan bị cáo", VKS nói.

Trong suốt quá trình truy tố, xét xử, bị cáo Lan có gửi nhiều đơn và luận cứ trình bày. VKS cho rằng tất cả đơn, văn bản trình bày của bị cáo đều được cơ quan tố tụng nghiên cứu kỹ, đối đáp của kiểm sát viên đều tranh luận từng quan điểm của bị cáo. Không có chuyện bị cáo trình bày, gửi đơn mà không có đối đáp trả lời.

Về quan điểm của bị cáo nói suốt 10 năm SCB hợp nhất không sử dụng một đồng tiền nào của Nhà nước, SCB vẫn hoạt động bình thường. VKS tiếp tục gay gắt cho rằng điều này là không chính xác.

Theo VKS, 3 ngân hàng trước hợp nhất và sau hợp nhất hoạt động tư cách công ty cổ phần, thì tổ chức tín dụng phải tự thực hiện nghĩa vụ tài chính. Nói SCB hoạt động bình thường là không đúng với kết quả điều tra. Hoạt động SCB từ năm 2012 (sau hợp nhất) tới khi khởi tố vụ án, có rất nhiều sai phạm dẫn tới dư nợ hôm nay nhưng đã bị bưng bít, che giấu. SCB đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, mất thanh khoản.

"Việc SCB duy trì nguồn tiền trả cho người dân là nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, phải có nguồn dự trữ theo luật. SCB không hoạt động bình thường theo lập luận của bị cáo", cơ quan công tố nói.

Bị cáo cũng liệt kê nhiều khoản để yêu cầu cấn trừ hậu quả và dư nợ. "VKS thấy không có căn cứ gì. Bị cáo liệt kê khoản vay Ngân hàng Nhà nước, thế chấp khách sạn Windsor vay 15.000 tỷ…, nhưng tài liệu chứng cứ không chứng minh bị cáo dùng tiền của bị cáo đem trả nợ thay cho SCB. SCB vẫn bị âm vốn chủ sở hữu. Bị cáo gây hậu quả đến đâu phải chịu trách nhiệm đến đó", VKS nhắc lại quan điểm.

Nếu từ chối nhận tiền sẽ có nhiều cách

Về hành vi đưa và nhận hối lộ 5,2 triệu USD, VKS lập luận bị cáo Trương Mỹ Lan là người sắp xếp các vị trí chủ chốt tại HĐQT và ban điều hành SCB. Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn là Tổng giám đốc SCB đã nhận chỉ đạo của bà Lan. Văn làm việc với đoàn thanh tra, trong đó trực tiếp làm việc với bà Đỗ Thị Nhàn.

Lời khai của ông Văn cho rằng khách quan, giới thiệu bà Nhàn gặp gỡ bà Lan. Các lần đưa tiền thông qua Văn là có căn căn cứ.

Luật sư bào chữa và bị cáo Đỗ Thị Nhàn cho rằng cựu Cục trưởng Cục Thanh tra tiếp nhận và làm theo chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh thanh tra, nên bị cáo không có thủ đoạn tinh vi, đề nghị xem xét tội nhận hối lộ. VKS cho rằng quan điểm này VKS đã trình bày nên không đối đáp.

Thông qua bị cáo Văn, bà Nhàn đã gặp gỡ bà Trương Mỹ Lan để thông báo thực trạng tài chính, dư nợ khoản vay các dự án dang dở cao, yêu cầu bà Lan bán tài sản đi để giảm dư nợ xấu xuống.

Bị cáo Nhàn nói Văn chủ động đưa tiền cho bà, VKS không đồng ý quan điểm này. Lời khai của Văn phù hợp lời khai bị cáo Nhàn, phù hợp lời khai của nhân chứng. Đó là Văn có 4 lần đưa tiền, Nhàn nhận tiền của Văn nhiều lần. Những lần nhận tiền diễn ra trong suốt quá trình thanh tra.

Lần đầu đưa tiền là sau 2 lần gặp gỡ bà Lan để tháo gỡ khó khăn, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát nhờ Nhàn giúp SCB. Lần cuối nhận tiền sau 10 ngày từ khi ban hành kết luận thanh tra.

"Văn mang tiền đến đều trực tiếp nói, trao đổi qua điện thoại với bị cáo, nói tiền chị Lan cảm ơn chị đã giúp đỡ, hỗ trợ SCB. Bị cáo không có ý định trả lại tiền. Bởi nếu bị cáo có ý định trả lại tiền thì lần đầu khi nhận 200.000 USD, bị cáo đã phải trả lại ngay", VKS lập luận.

Theo cơ quan công tố, nếu Văn không nhận lại tiền, bị cáo Nhàn có thể có nhiều biện pháp. "Không muốn nhận thì đơn giản, có nhiều cách", VKS đưa ra góc nhìn. Tuy nhiên sau lần thứ 1 nhận tiền ở trụ sở, bị cáo chấp nhận gặp Văn tại nhà riêng của mình, lần thứ 3 cũng như vậy.

"Bị cáo Nhàn không có nhà nhưng vẫn cho Văn lên nhà, cho mật khẩu, thể hiện cho Văn tùy nghi vào nhà. Sau mỗi lần đưa tiền, Văn đều thông báo tiền của bà Lan đưa. Lần thứ 4, sau khi ban hành kết quả thanh tra, bị cáo đã nhận đủ 5,2 triệu USD. Từ 2018-2022, bị cáo xé nhỏ số tiền ra gửi nhà người quen, người thân. Cơ quan điều tra đã đến địa điểm đó thu lại số tiền phù hợp lời khai bị cáo", VKS nêu.

Bị cáo cho rằng đã thực hiện tròn vai trò trưởng đoàn thanh tra, VKS cho rằng chỉ đúng một lần. Sự thật đúng là bị cáo báo cáo kết quả thanh tra, tuy nhiên sau đó SCB có 4 kiến nghị tiếp tục chấp nhận dư nợ xấu của các khoản vay đó, tiếp tục cho SCB hạch toán lãi dự thu để tiếp tục tái cơ cấu thì bị cáo lại chấp nhận đề xuất không đúng này của SCB.

Từ đây, VKS đánh giá thái độ quanh co của bị cáo Nhàn, đề nghị HĐXX xem xét tình tiết thái độ không thành khẩn của bị cáo.

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Đề nghị giảm án cho nhiều bị cáo

VKS đánh giá quá trình tranh luận đã làm sáng tỏ vụ án một cách khách quan, toàn diện. Xuyên suốt quá trình xét xử, các bị cáo ăn năn hối cải, tích cực nộp tiền khắc phục hậu quả. Tổng tiền khắc phục thêm từ lúc xét xử tính đến hôm nay là hơn 73 tỷ đồng. Nhiều luật sư bào chữa đề nghị bổ sung tình tiết giảm nhẹ cho một số bị cáo.

Cơ quan công tố ghi nhận và đề nghị HĐXX xem xét áp dụng hình phạt mới, giảm nhẹ hơn bản luận tội VKS công bố ngày 19/3.

Cụ thể, với bị cáo Trương Huệ Vân, VKS đánh giá bị cáo ăn năn hối cải, trình bày quá trình phạm tội do bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo thực hiện, bị cáo phụ thuộc tin tưởng hoàn toàn vào người cô này.

Luật sư cung cấp tình tiết giảm nhẹ là bằng khen giấy khen, thư cảm ơn phòng chống dịch Covid-19, bằng khen các bộ ngành Trung ương. Bị cáo cũng đã vận động gia đình nộp khắc phục thêm 1 tỷ trong giai đoạn sơ thẩm. Do đó, VKS đề nghị mức án 17-18 năm tù, thay cho mức 19-20 năm trước đó.

Với bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), VKS đánh giá bị cáo không tham gia điều hành SCB, phạm tội do tin tưởng vợ. Tại tòa, bị cáo thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội, được VKS chấp nhận. VKS đề nghị giảm mức đề nghị xuống 10-11 năm, thay vì 11-12 năm.

Với bị cáo Nguyễn Cao Trí, VKS ghi nhận sự tích cực của bị cáo và gia đình đã khắc phục gần 700 tỷ, trong quá trình phiên tòa diễn ra đã nộp thêm 61 tỷ. Tại tòa, luật sư bị cáo cung cấp nhiều tình tiết giảm nhẹ, do đó, cơ quan công tố đề nghị áp dụng mức 9-10 năm, thay cho 10-11 năm.

Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (nguyên Phó Tổng giám đốc SCB) được đề nghị giảm còn 18-19 năm; Đặng Phương Hoài Tâm được giảm xuống còn 17-18 năm; Hồ Bửu Phương bị đề nghị 18-19 năm; Dương Tấn Trước 13-14 năm tù; Nguyễn Văn Hưng 11-12 năm; Từ Văn Tuấn 10-11 năm; Nguyễn Phương Anh 18-19 năm.


*************

Tại sao trích xuất bà Nguyễn Phương Hằng tới phiên tòa phúc thẩm?

Xuân Duy

Ngày 4/4, TAND Cấp cao sẽ xử phúc thẩm xem xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Đặng Anh Quân (43 tuổi, cựu giảng viên Trường đại học Luật TPHCM) và Nguyễn Thị Mai Nhi, Huỳnh Công Tân, Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty Cổ phần Đại Nam) về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

Phiên tòa do ông Phan Đức Phương làm chủ tọa. 

Trong phiên tòa này, luật sư Hồ Nguyên Lễ sẽ bào chữa cho các bị cáo Huỳnh Công Tân, Nguyễn Thị Mai Nhi và Lê Thị Thu Hà. Đối với bị cáo Đặng Anh Quân có luật sư Nguyễn Tri Thắng và Lê Thị Quỳnh Anh.

Tại sao trích xuất bà Nguyễn Phương Hằng tới phiên tòa phúc thẩm? - 1

Bà Nguyễn Phương Hằng tại tòa sơ thẩm (Ảnh: Thỏ Mộc).

Bị cáo Quân cho rằng bản án 2 năm 6 tháng tù tòa áp dụng đối với mình là quá nặng, còn các bị cáo khác xin hưởng án treo (án sơ thẩm tuyên 1 năm 6 tháng tù).

Là người có vai trò chủ mưu trong vụ án, bà Nguyễn Phương Hằng không kháng cáo và đang thi hành bản án 3 năm tù. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm cho rằng cần triệu tập bà Hằng đến phiên xử để xem xét toàn diện vụ án và có kháng cáo của người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Hiện bà Hằng đã được trích xuất từ nơi thi hành án (tại Bình Dương) về trại tạm giam Chí Hòa để áp giải đến phiên tòa diễn ra 2 ngày tới.

Là người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cựu nhà báo Hàn Ni và bà Đinh Thị Lan kháng cáo, đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét lại tư cách tố tụng của mình trong vụ án - tức bị hại. Tuy nhiên, trước phiên xử, Hàn Ni đã có đơn xin xét xử vắng mặt. Hồi đầu tháng 3, bà Ni bị TAND TPHCM tuyên phạt 18 tháng tù vì đăng thông tin thuộc bí mật đời tư vợ chồng bà Phương Hằng lên mạng.

Trước đó, tại phiên tòa ngày 11/3, tất cả các bị cáo, nhiều người liên quan vắng mặt nên HĐXX quyết định tạm hoãn.

Theo nội dung vụ án, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Phương Hằng và 4 bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của 10 cá nhân.

arrow_forward_iosĐọc thêm

Cụ thể, bà Hằng là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam (tỉnh Bình Dương) được nhiều người trên mạng xã hội biết đến.

Từ tháng 3/2021, bà Hằng đã sử dụng điện thoại di động, máy tính xách tay và máy quay phim, đăng nhập vào 12 tài khoản mạng xã hội do bà này quản lý. Bà thực hiện nhiều buổi livestream, phát ngôn trực tiếp trên Internet với nội dung bịa đặt, sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân.

Bà Hằng còn đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của các ông, bà: Võ Nguyễn Hoài Linh, Nguyễn Thị Mỹ Oanh, Đặng Thị Hàn Ni, Nguyễn Đức Hiển, Trần Thị Thủy Tiên, Lê Công Vinh, Huỳnh Minh Hưng, Đinh Thị Lan, Lê Thị Giàu, Trương Thị Việt Hà, trái quy định của pháp luật.

Bị cáo Đặng Anh Quân đã tương tác, tham gia bình luận trực tiếp với bà Hằng trong 11 buổi livestream, cổ vũ về tinh thần, tiếp thêm ý chí cho người phụ nữ này thực hiện hành vi phạm tội.

Ngoài ra, trong buổi livestream ngày 24/12/2021, ông Quân đã phát ngôn có nội dung đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của ông Võ Nguyễn Hoài Linh.

Các bị cáo Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và Huỳnh Công Tân đã thực hiện hành vi tạo lập, quản lý các trang mạng xã hội, kết nối các tài khoản mạng xã hội vào Internet; thông báo thời gian, chủ đề livestream, chuẩn bị nội dung, sân khấu để bà Hằng livestream và đăng tải các bài viết của bà Hằng lên các trang mạng xã hội theo chỉ đạo của bà Hằng. 

Hành vi của các bị cáo Nhi, Hà, Tân và Quân là đồng phạm, với vai trò giúp sức cho bà Hằng.


**********

Bắt giam một Phó cục trưởng Bộ Công Thương

Hà Mỹ

Thông tin tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/4, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết cơ quan điều tra tiến hành tố tụng vụ án liên quan Xuyên Việt Oil.

Hiện nay, Cục An ninh điều tra A09 Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng liên quan vụ án trên gồm: Trần Duy Đông, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương bị bắt về tội Nhận hối lộ.

Ông Đinh Tiến Dũng, Kế toán trưởng Công ty Xuyên Việt Oil và ông Nguyễn Tiến Long, Trưởng phòng kinh doanh Công ty Xuyên Việt Oil cùng bị bắt về tội Đưa hối lộ.

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, thông tin tại họp báo chiều 3/4 (Ảnh: Đoàn Bắc).

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil đã âm vốn chủ sở hữu trên 462 tỷ đồng; nợ Nhà nước tiền thuế bảo vệ môi trường trên 1.246 tỷ đồng; nợ Quỹ bình ổn giá xăng dầu trên 212 tỷ đồng.

Ông Trần Duy Đông, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương (Ảnh: Bộ Công Thương).

Theo tính toán của thanh tra, dù công ty nợ (tính sơ bộ) trên 1.920 tỷ đồng nhưng đang cho bà Mai Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch HĐQT công ty, nợ 2.978 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ còn phát hiện, Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho Tổng công ty xăng dầu Quân đội sản lượng xăng dầu không đúng với sản lượng xăng dầu thực tế.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, Công ty Xuyên Việt Oil đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng với sản lượng xăng dầu trên hóa đơn nhiều hơn so với sản lượng thực giao 2.580m3 xăng và 7.433m3 dầu DO, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; việc kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường và trích, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Ngày 8/9/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Mai Thị Hồng Hạnh (SN 1979, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) và Nguyễn Thị Như Phương (SN 1992, Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ngày 14/12/2023, Cơ quan An ninh điều tra tiếp tục khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Đến ngày 19/12/2023, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, Giám đốc Sở Tài chính TPHCM) về tội Nhận hối lộ. Ngày 21/12/2023, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Thắng Hải (Thứ trưởng Bộ Công Thương) về tội Nhận hối lộ.

Chiều 27/12, đại diện Cục An ninh điều tra Bộ Công an cho biết ông Hoàng Anh Tuấn (Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương) và ông Đặng Công Khôi (Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính) đã bị khởi tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.


*********

Hoãn tuyên án "siêu lừa" Hà Thành do xuất hiện nhà đầu tư bất ngờ

Nguyễn Hải

Theo dự kiến, chiều nay (3/4), Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sẽ tuyên án phúc thẩm đối với "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành (40 tuổi, trú phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cùng 12 bị cáo khác (trong số 26 bị cáo) trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Song khi bắt đầu phiên tòa, HĐXX thông báo do có tình tiết mới nên quay lại phần xét hỏi. 

Trước bục khai báo, Hà Thành khai về các mã đồng sở hữu với những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại một số ngân hàng. 

Trong phiên tòa chiều nay xuất hiện tình tiết mới là một nhà đầu tư mong muốn mua lại 26% cổ phần của Nguyễn Thị Hà Thành tại Công ty MHD để bồi thường, khắc phục hậu quả vụ án cho Thành. 

HĐXX cho biết, nhà đầu tư kinh doanh nhiều lĩnh vực trong đó có bất động sản nên không công bố danh tính, do thuộc bí mật kinh doanh.

Do bị cáo Thành muốn trao đổi lại với nhà đầu tư để thống nhất phương án mua lại số cổ phần này, HĐXX cho nghỉ 5 phút, dành thời gian cho Thành và nhà đầu tư trao đổi tại chỗ.

Tại tòa, doanh nghiệp này cho biết là đơn vị đầu tư, kinh doanh bất động sản, có nhiều kinh nghiệm và khẳng định có khả năng khắc phục và kịp thời gian khắc phục nên mong HĐXX tạo điều kiện để họ thực hiện các thủ tục.

Chủ tọa nhắc nhở doanh nghiệp nếu chấp nhận mua lại cổ phần của "siêu lừa" Hà Thành và dùng tiền đó khắc phục cho Thành phải khắc phục thực chất bằng tiền vào Cục Thi hành án TP Hà Nội.

"Chúng tôi đã có công tác chuẩn bị nên đề nghị HĐXX cho thời gian thực hiện các thủ tục an toàn. Chúng tôi rất mong HĐXX tạo điều kiện, thời gian để hoàn tất các thủ tục", đại diện doanh nghiệp này bày tỏ.

HĐXX cho biết, giá trị 26% cổ phần MHD năm 2018 được xác định 75 tỷ đồng. Việc chia lợi tức và giá trị thời điểm hiện tại, tòa không can dự vì là việc tự nguyện đôi bên.

"Mục đích cuối cùng, chủ trương lớn nhất là khắc phục hậu quả vụ án, còn bản án như thế nào đã có pháp luật", chủ tọa nói.

Đại diện Viện kiểm sát cho biết, cần có khoảng thời gian làm việc cụ thể giữa nhà đầu tư và các bị cáo.

HĐXX đánh giá, doanh nghiệp và bị cáo cần khoảng 3 tuần làm việc.

"Bị cáo mong muốn HĐXX tạo điều kiện cho bị cáo và nhà đầu tư mới làm việc với nhau để khắc phục hậu quả vụ án một cách tốt nhất", bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành nói. 

Sau khi các luật sư, bị cáo, đại diện Viện kiểm sát đều đồng ý về việc hoãn phiên tòa để bị cáo và nhà đầu tư làm việc, khắc phục hậu quả vụ án một cách tốt nhất, HĐXX quyết định hoãn phiên xét xử. 

HĐXX thông báo, phiên tòa sẽ mở lại trong thời gian sớm nhất.


************

Nhật thực toàn phần chưa từng có trong 45 năm: Canada ban bố tình trạng khẩn cấp, Mỹ dừng thăm tại nhà tù

Thanh Tâm

Vào ngày 08/04 tới đây, hiện tượng nhật thực toàn phần hiếm gặp dự kiến sẽ xảy ra ở một số vùng ở khu vực Bắc Mỹ. Được biết, đây là lần đầu tiên sau 45 năm hiện tượng tự nhiên xảy này xảy ra ở khu vực này nên nó nhận được sự quan tâm của không ít người.

Thời điểm nhật thực xảy ra sẽ vào khoảng 15h15 phút, khi đó, mặt trăng sẽ đi qua giữa mặt trời và trái đất, tạm thời che khuất mặt trời và khiến bầu trời chuyển tối khoảng 1 phút rưỡi đến 3 phút rưỡi.

Nhật thực toàn phần chưa từng có trong 45 năm: Canada ban bố tình trạng khẩn cấp, Mỹ dừng thăm tại nhà tù - Ảnh 1.

Hiện tượng nhật thực toàn phần dự kiến sẽ xảy ra tại Bắc Mỹ vào hôm 08/04 tới đây

Thống đốc Kathy Hochul của New York (Mỹ) đã chia sẻ rằng để đảm bảo trải nghiệm độc đáo, an toàn cho hàng trăm nghìn người dân New York và du khách dự mong muốn được chứng kiến cảnh tượng đặc biệt, việc phân phối kính quan sát nhật thực phiên bản giới hạn tại 30 địa điểm trên khắp New York đã được phát động.

Bên cạnh sự háo hức của người dân, nhiều cảnh báo cũng như quy định cũng đã được chính quyền đưa ra nhằm đảm bảo an toàn vào thời điểm 3 phút xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần này.

NBC New York cho biết, Bộ Cải chính và Giám sát Cộng đồng Tiểu bang New York đã công bố kế hoạch hủy bỏ toàn bộ chuyến thăm ở khoảng 20 nhà tù nằm trong diện tích bị bóng tối bao phủ lúc nhật thực, trong khi đó các nhà tù chỉ nằm gần khu vực bị bóng tối bao phủ sẽ kết thúc việc thăm nom sớm hơn mọi khi, vào lúc 14h00.

Nhật thực toàn phần chưa từng có trong 45 năm: Canada ban bố tình trạng khẩn cấp, Mỹ dừng thăm tại nhà tù - Ảnh 2.

Khu vực Thác Niagara dự kiến sẽ đón lượng khách lớn đến quan sát hiện tượng thiên văn đặc biệt

Trong khi New York tạm từ chối thăm nhà tù vào thời điểm sự kiện diễn ra, vùng Niagara của bang Ontario (Canada) cũng được cho là đã ban bố tình trạng khẩn cấp khi hàng triệu người có thể sẽ đổ về Thác Niagara, địa điểm được National Geographic gợi ý là một trong những nơi tốt nhất để quan sát nhật thực, để chiêm ngưỡng cảnh tượng hiếm gặp này.

Để đảm bảo cho người dân lẫn du khách đến thác Niagara để quan sát nhật thực, Chính quyền khu vực Niagara đã chủ động ban bố tình trạng khẩn cấp để chuẩn bị cho sự kiện này. Tuyên bố vào tuần trước cho biết họ sẽ cố gắng kiểm soát ùn tắc giao thông lớn, các dịch vụ khẩn cấp và tình trạng quá tải mạng điện thoại di động.

Nguồn: NBC News, Fox News


***********

Chuyện như phim của gia tộc Lamborghini: Người thừa kế "bí mật" bất ngờ lộ diện khiến truyền thông nước Ý bàng hoàng

Sự việc nổ ra sau khi một cô gái đến từ Naples tuyên bố cô chính là con ngoài giá thú của Tonino Lamborghini.

Mới đây, vụ việc liên quan đến gia đình người sáng lập hãng siêu xe Lamborghini đã nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận. Theo đó, một phụ nữ là Flavia Borzone (35 tuổi) đến từ Naples, Ý đã tuyên bố cô là cháu gái bí mật của người sáng lập hãng xe thể thao Lamborghini và cho biết mình hoàn toàn có thể chứng minh huyết thống.

Chuyện như phim của gia tộc Lamborghini: Người thừa kế bí mật bất ngờ lộ diện khiến truyền thông nước Ý bàng hoàng - Ảnh 1.

Phiên tòa chứng minh thân phận

Trong phiên tòa ở Bologna vào hôm 29/01 vừa qua, Flavia Borzone cho biết cô thực chất là con gái ngoài giá thú của Tonino Lamborghini (76 tuổi) và là cháu gái của Ferruccio Lamborghini, người sáng lập nên Automobili Lamborghini vào năm 1963.

Để minh chứng cho tuyên bố của mình, Flavia Borzone đã thuê thám tử tư để lấy được chiếc ống hút có chứa nước bọt của Elettra Lamborghini, con gái ruột của Tonino Lamborghini. Sau đó, kết quả xét nghiệm DNA đã chứng minh sự trùng khớp về gen giữa Flavia Borzone và Elettra Lamborghini, cho thấy cả hai chính xác là chị em cùng cha khác mẹ. Luật sư của Flavia Borzone cho biết kết quả giám định DNA là "không thể bác bỏ". Sau khi sự việc được công khai, một tờ báo tại Ý đã gọi nó là "cái ống hút của hàng ngàn bí mật".

Chuyện như phim của gia tộc Lamborghini: Người thừa kế bí mật bất ngờ lộ diện khiến truyền thông nước Ý bàng hoàng - Ảnh 2.

Mối tình lướt qua của Tonino Lamborghini

Theo lời khai của Borzone, cô được sinh ra từ mối quan hệ giữa mẹ cô Rosalba Colosimo và ông Lamborghini, sau khi họ gặp nhau tại một trạm xe buýt ở thành phố Milan vào năm 1980. Vào thời điểm đó, Tonino Lamborghini được cho là đang lái xe ngang qua thì nhận thấy cô gái trẻ đang đợi xe buýt và dừng lại đề nghị đi nhờ. Hai người đã nảy sinh mối quan hệ. Sau đó, cô Borzone ra đời vào năm 1988.

"Tôi không muốn xúc phạm ai, tôi chỉ muốn biết tôi là con gái của ai" . - Flavia nói trước tòa.

Chuyện như phim của gia tộc Lamborghini: Người thừa kế bí mật bất ngờ lộ diện khiến truyền thông nước Ý bàng hoàng - Ảnh 3.

Cô Borzone nói rằng vào năm 2019, cô đã lái xe từ nhà ở Naples đến thị trấn Funo, gần Bologna ở miền bắc nước Ý, với hy vọng gặp được người đàn ông được cho là cha của mình. Tờ La Repubblica cho biết, Flavia cũng đã bí mật ghi lại cuộc trò chuyện của cô với ông Lamborghini và xin được công bố đoạn trò chuyện trước tòa.

Luật sư nói trước tòa: "Trong cuộc trò chuyện, ông Lamborghini thừa nhận có quan hệ với mẹ của bà Borzone. Họ gặp nhau vào năm 1980 ở Milan khi bà Rosalba đang đợi xe buýt, Tonino lái xe đi ngang qua, anh ấy đã cho cô ấy đi nhờ ".

Tuy nhiên, trước những bằng chứng xác đáng về huyết thống của Flavia, ông Lamborghini vẫn kịch liệt phủ nhận việc ông có bất kỳ mối liên hệ sinh học nào với cô Borzone. Thậm chí, ông còn cáo buộc hai mẹ con cô Borzone tội phỉ báng.

Chỉ muốn được nhận cha

Trước tòa, bà Rosalba Colosimo cho biết bà và con gái không theo đuổi vụ kiện vì lý do tài chính. Bà Colosimo nói: "Con gái tôi không cần tiền, nó chỉ muốn sự thật. Nếu chỉ vì tiền thì tôi đã làm tất cả những điều này khi Flavia mới hai tuổi."

Luật sư của Borzone cũng cho biết: "Đối với chúng tôi, điều quan trọng là phải chứng minh rằng Flavia Borzone không muốn xúc phạm ông Lamborghini, cô ấy chỉ muốn được công nhận là con gái của ông ấy. Cô ấy đã sống nhiều năm mà không biết cha mình là ai ".

Chuyện như phim của gia tộc Lamborghini: Người thừa kế bí mật bất ngờ lộ diện khiến truyền thông nước Ý bàng hoàng - Ảnh 4.

Đội ngũ pháp lý của bà Borzone cho biết ông Lamborghini đã từ chối tiến hành xét nghiệm DNA, do đó họ phải thuê 4 thám tử tư để lấy ống hút mà con gái ông sử dụng.

Nhóm pháp lý nói với tòa án: " Khách hàng của chúng tôi và Elettra Lamborghini là chị em. Họ là con gái của cùng một người cha. Điều này đủ để bác bỏ cáo buộc phỉ báng vì Borzone và mẹ cô ấy đã nói sự thật."

Hiện tại, phiên tòa đã bị hoãn lại cho đến tháng 3/2024.

Nguồn: Dailymail


***********

Gia tộc bí ẩn từng nắm giữ ngành tài chính toàn thế giới: Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

Thu Lê

Gia tộc Rothschild là một trong những gia tộc lâu đời, giàu có và danh tiếng nhất trong lịch sử thế giới. Có thể coi đây chính là gia đình nắm giữ ngành tài chính - ngân hàng khắp thế giới vào thế kỷ 18 và đặt nền tảng cho hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện đại. Dù có tầm ảnh hưởng rộng khắp và tài sản khổng lồ, gia tộc Rothschild lại sống vô cùng kín tiếng và có nhiều bí mật gây tò mò.

Đế chế ngân hàng Rothschild

Gia đình Rothschild là người Do Thái có nguồn gốc từ Đức. Ông tổ của dòng họ là Mayer Amschel Rothschild (1744–1812), còn được gọi là “ông tổ của ngành ngân hàng”.

Rothschild là “triều đại ngân hàng” nổi tiếng nhất châu Âu, đã có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và gián tiếp đến lịch sử chính trị của châu Âu suốt 200 năm.

Mayer Amschel Rothschild đi lên từ bàn tay trắng chứ không phải quý tộc. Ông sinh trưởng ở một khu ổ chuột ở Frankfurt. Vì người Do Thái khi ấy vẫn còn bị phân biệt, Mayer phải chịu nhiều hạn chế. Nhưng điều đó không ngăn cản trí thông minh kinh doanh của ông. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã chứng kiến cha mình kiếm sống bằng nghề giao dịch tiền xu và nhiều mặt hàng nhỏ lẻ và từ đó truyền cảm hứng sáng lập ra cả ngành ngân hàng sau này.

Năm 12 tuổi, cha mẹ Mayer đều qua đời. Cậu bé 12 tuổi khi ấy đã một mình đến Hanover để học ngành tài chính, ngân hàng. Ông nỗ lực học hỏi từ chính các ông chủ ngân hàng của mình khi ấy. Năm 19 tuổi, Mayer Rothschild về quê nhà và làm công việc trao đổi tiền xu và buôn bán hàng hóa giống người cha quá cố. Thông qua công việc kinh doanh tiền xu, Mayer đã gặp Thái tử Wilhelm – người giàu nhất châu Âu khi đó.

Gia tộc bí ẩn từng nắm giữ ngành tài chính toàn thế giới: Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu - Ảnh 1.

Mayer Amschel Rothschild (1744–1812) là người đã đặt nền móng cho mô hình ngân hàng hiện đại

Nhờ mối quan hệ này, Mayer trở thành người tư vấn tài chính cho Thái tử và được tiến thân vào giới quý tộc. Dần dần, công việc làm ăn của ông ngày càng thịnh vượng. Bước ngoặt quan trọng nhất là cùng với các con trai của mình, Mayer đã thành lập ngân hàng hoạt động theo kiểu hiện đại đầu tiên trên thế giới. Ngân hàng này vận hành theo phương thức đặt nền móng hoạt động ngân hàng ngày nay, với hoạt động cho doanh nghiệp vay vốn để kiếm lợi nhuận.

Cho đến cuối đời, cả Mayer và các con ông đã trở thành chủ ngân hàng quốc tế. Hệ thống ngân hàng của gia tộc trải rộng khắp nước Đức, sau đó lan ra London, Paris, Vienna và Naples,... Đến ngày nay, đế chế ngân hàng do gia tộc Rothschild thành lập ban đầu vẫn tiếp tục hùng mạnh và đặt dấu chân đến 5 châu.

Với khả năng nhạy bén trong kinh doanh, tất nhiên Mayer và con cháu mình cũng không chỉ dừng lại trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính. Hoạt động kinh doanh của gia tộc Rothschild còn bao gồm khai thác mỏ, năng lượng, bất động sản và sản xuất rượu vang. Họ còn tài trợ cho những dự án lớn và quan trọng bậc nhất thế giới như kênh đào Suez.

Trong suốt tầm 200 năm, độ giàu có của gia tộc Rothschild có thể coi là vô song. Trong thời đỉnh cao, tổng tài sản của gia tộc ước tính lên tới 1.000 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại. Rothschild vì vậy cũng được coi là gia tộc giàu nhất thế giới trong lịch sử hiện đại.

Gia tộc bí ẩn từng nắm giữ ngành tài chính toàn thế giới: Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu - Ảnh 2.

Mayer Rothschild (thứ hai từ phải sang) với con cháu

Gia tộc vô cùng kín tiếng

Từ đầu thế kỷ 19, gia đình Rothschild cũng đã nổi tiếng với các hoạt động từ thiện, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật và giáo dục. Thậm chí nhiều người còn nói rằng gia tộc Rothschild đã định hình nên thế giới tài chính hiện nay.

Với nền móng vững chắc và hoạch định lâu dài, gia đình này đã tiếp tục phát triển sự giàu có của mình ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong nhiều thế kỷ. Họ vẫn tiếp tục nắm giữ quyền lực và tiền bạc đáng kể cho đến ngày nay.

Trước khi qua đời vào năm 1812, ông tổ Mayer Rothschild đã đưa ra nhiều quy định nghiêm ngặt đối với con cháu về cách quản lý tài sản gia đình. Ông tạo ra những quy tắc nghiêm ngặt nhằm mục đích duy trì tài sản qua các thế hệ và gia tộc Rothschild vẫn giữ được vị thế trên thương trường. Những người con cháu giỏi giang vẫn tiếp tục tự gây dựng nên khối tài sản của riêng mình.

Thế nhưng có một điều đáng chú ý là cái tên của thành viên dòng họ Rothschild chưa bao giờ xuất hiện trong danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới của các tổ chức và tạp chí uy tín.

Gia tộc bí ẩn từng nắm giữ ngành tài chính toàn thế giới: Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu - Ảnh 3.

Một lâu đài cổ châu Âu thuộc sở hữu của gia tộc cho đến ngày nay

Lý giải cho điều này đơn giản là vì khối tài sản khổng lồ của gia tộc Rothschild đã được chia cho nhiều thế hệ thừa kế trong suốt những năm qua. Mayer Rothschild có tổng cộng 7 người con và hàng chục người cháu.

Trong khi đó, những danh sách như danh sách tỷ phú của Forbes mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây và chỉ bao gồm những cá nhân giàu có nhất được biết đến chứ không phải các gia đình. Sự giàu có của gia đình Rothschild đã có từ nhiều năm trước và do đó đã bị suy giảm qua nhiều thế hệ vào thời điểm này.

Gia tộc bí ẩn từng nắm giữ ngành tài chính toàn thế giới: Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu - Ảnh 4.

James Rothschild - chắt của Mayer Rothschild kết hôn với người mẫu Nicky Hilton, người thừa kế của chuỗi khách sạn Hilton nổi tiếng

Bên cạnh đó, các thành viên gia tộc Rothschild từ trước đến nay sống khá kín tiếng. Họ hiếm khi xuất hiện công khai trước công chúng và không ai chọn theo những ngành nghề gây chú ý như diễn giả, minh tinh. Vì vậy, truyền thông ngày nay không nhắc đến gia tộc Rothschild không quá nhiều là chuyện dễ hiểu.


*************

Bức ảnh cảm động: Vua Charles và Vương hậu Camilla sánh bước bên nhau, ngôn ngữ cơ thể nói lên nhiều điều

Cửu Lý Hương

Cuối tuần qua, Vua Charles, 75 tuổi, cùng phu nhân, Vương hậu Camilla, đã tham dự lễ Phục Sinh tại Nhà nguyện St. George. Trong lần xuất hiện này, nhiếp ảnh gia hoàng gia Chris Jackson đã ghi lại được bức ảnh đen trắng của vợ chồng Quốc vương nước Anh khi họ bước vào nhà nguyện.

Bức ảnh cảm động: Vua Charles và Vương hậu Camilla sánh bước bên nhau, ngôn ngữ cơ thể nói lên nhiều điều - Ảnh 1.

Trong bức ảnh, Vua Charles và Vương hậu Camilla quay lưng về phía máy ảnh. Ngôn ngữ cơ thể của họ đã nói lên rất nhiều điều, đặc biệt là cách họ hướng về nhau, không cần một ngôn từ nào cũng có thể thấy được tình cảm gắn bó và sự hỗ trợ mà đôi vợ chồng hoàng gia dành cho nhau, đặc biệt là trong hoàn cảnh nhà vua đang phải trải qua quá trình điều trị ung thư.

Bức ảnh hoàn toàn mới này được công bố chỉ vài ngày sau khi gia đình hoàng gia tiết lộ một bức chân dung của Vua Charles. Tại thời điểm đó, Vua Charles đã gửi đi một thông điệp được ghi âm trước và phát trong Lễ Maundy Hoàng gia năm 2024. Cùng với thông điệp ghi âm, gia đình hoàng gia cũng công bố một bức chân dung của Vua Charles được chụp trong lúc ông thực hiện bài phát biểu.

Bức ảnh cảm động: Vua Charles và Vương hậu Camilla sánh bước bên nhau, ngôn ngữ cơ thể nói lên nhiều điều - Ảnh 2.

Bức chân dung cho thấy Vua ngồi một mình tại bàn làm việc trong Phòng khách Hoàng gia của Cung điện Buckingham, với một chiếc micro và máy ghi âm đặt phía trước. Vua Charles mặc một bộ suit sọc nhỏ màu xanh hải quân, cùng với áo sơ mi trắng, cà vạt xanh và một chiếc khăn cài túi hợp tông.

Theo Yahoo


***********

Hành hạ dã man bé gái, bảo mẫu bị bố mẹ nạn nhân hỏi tội liền có biểu hiện khó đỡ: Hút 3 triệu lượt xem

Gia Linh

Có lẽ những ai đã từng có con rồi sẽ hiểu được cảm giác đau đớn đến thắt cả ruột gan khi chứng kiến đứa con mình dứt ruột đẻ ra, yêu thương, chăm bẵm mỗi ngày lại bị những kẻ máu lạnh đối xử tàn tệ. Càng phẫn nộ hơn khi những kẻ ác nhân đó lại từng được chúng ta tin tưởng, thậm chí trả tiền để nhờ cậy. Đó chính xác là những gì đã xảy ra đối với một gia đình ở Indonesia.

Thông tin trên tờ World Of Buzz cho biết, chị Aghnia Punjabi là một người nổi tiếng trên mạng xã hội. Mới đây, vì vợ chồng chị phải đi công tác xa nên đã thuê một bảo mẫu tới từ một công ty danh tiếng để nhờ chăm sóc cho cô con gái 3 tuổi của mình.

Nhìn qua, bảo mẫu này còn khá trẻ, có ngoại hình ưa nhìn và nhẹ nhàng nên chị Aghnia Punjabi đã rất yên tâm gửi gắm. Những tưởng rằng trong những ngày bố mẹ đi vắng, con gái chị sẽ được chăm nom tử tế, nào ngờ hiện thực quá tàn nhẫn.

Chị Aghnia Punjabi đã vô cùng xót xa khi về nhà, chứng kiến những vết bầm tím xuất hiện trên khắp cơ thể của con gái. Đôi mắt sưng húp của cô bé xinh xắn vốn có đôi mắt to tròn, ngây thơ và hết sức đáng yêu khiến ai nhìn thấy cũng thương xót.

Hành hạ dã man bé gái, bảo mẫu bị bố mẹ nạn nhân hỏi tội liền có biểu hiện khó đỡ: Hút 3 triệu lượt xem - Ảnh 1.

Hình ảnh bé gái 3 tuổi bị bạo hành khiến ai cũng phải thương xót.

Đặc biệt, camera an ninh nhà chị Aghnia Punjabi đã ghi lại được cảnh bảo mẫu đã liên tục đánh, đấm, hành hạ khi cô bé đang nằm trên giường. Đây là những bằng chứng khiến cô ta không thể chối cãi.

Hành hạ dã man bé gái, bảo mẫu bị bố mẹ nạn nhân hỏi tội liền có biểu hiện khó đỡ: Hút 3 triệu lượt xem - Ảnh 2.

Tai của cô bé cũng có nhiều vết bầm tím khác.

Trong đoạn video được ghi hình lại, vợ chồng chị Aghnia đã đưa bảo mẫu này lên ô tô và đối chất với cô ta. Dù họ mới chỉ mắng mỏ thôi nhưng bảo mẫu đã khóc lóc với vẻ rất đáng thương, khác hẳn lúc cô ta ra tay với đứa trẻ. Chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy phẫn nộ trước sự giả tạo này.

Hành hạ dã man bé gái, bảo mẫu bị bố mẹ nạn nhân hỏi tội liền có biểu hiện khó đỡ: Hút 3 triệu lượt xem - Ảnh 3.

Bảo mẫu khóc lóc khi bị bố mẹ nạn nhân đối chất.

Đoạn clip được đăng tải trên Instagram đã hút tới 3 triệu lượt xem chỉ sau 2 ngày. Đa số đều bất bình trước cách sự dã man của bảo mẫu.

"Đứa trẻ 3 tuổi thì có tội gì chứ? Cô ta được thuê để chăm bé vậy mà lại hành hạ đến mức này, thật không chấp nhận nổi", một người viết.

"Hãy nhìn điệu bộ giả vờ đáng thương của cô ta đi, bố mẹ người ta mới chỉ hỏi tội thôi mà đã khóc lóc đến thế kia rồi ư? Có lẽ là định dùng sự đáng thương đó để thoát tội", một người khác bình luận.

Một số người khen ngợi cách ứng xử của bố mẹ nạn nhân khi vẫn cố gắng giữ bình tĩnh và xử lý vụ việc theo pháp luật.

Được biết, bố mẹ bé gái đã trình báo sự việc lên Đồn Cảnh sát Malang ở Đông Java và vụ việc đang được điều tra.

Nguồn: World Of Buzz


**********

MauLon.Net - Ảnh sex Daniel Sea - Ai nói vú em xệ
MauLon.Net - Ảnh sex Daniel Sea - Ai nói vú em xệ
MauLon.Net - Ảnh sex Daniel Sea - Ai nói vú em xệ
MauLon.Net - Ảnh sex Daniel Sea - Ai nói vú em xệ
MauLon.Net - Ảnh sex Daniel Sea - Ai nói vú em xệ
MauLon.Net - Ảnh sex Daniel Sea - Ai nói vú em xệ
MauLon.Net - Ảnh sex Daniel Sea - Ai nói vú em xệ
MauLon.Net - Ảnh sex Daniel Sea - Ai nói vú em xệ
MauLon.Net - Ảnh sex Daniel Sea - Ai nói vú em xệ
MauLon.Net - Ảnh sex Daniel Sea - Ai nói vú em xệ

***********
Ý kiến bạn đọc
Thứ Tư, 03 Tháng Tư 20245:33 CH
Khách
"Trung tướng Tô Ân Xô: Đã thu hồi 95 tỉ trong vụ án liên quan Tập đoàn Phúc Sơn" : Phen này Bò vàng Tô đại ca dắt đàm em đi ăn bò giát vàng thoải trống !
"Tại sao trích xuất bà Nguyễn Phương Hằng tới phiên tòa phúc thẩm?" VC dùng từ ngữ ngu xuẩn ! Sao không phải là "áp giải" , "cưỡng bách" hay "triệu tập " ??? Trích xuất một món hàng thì mới đúng !
"Hành hạ dã man bé gái, bảo mẫu bị bố mẹ nạn nhân hỏi tội liền có biểu hiện khó đỡ: Hút 3 triệu lượt xem" : "Hút" phải để trong ngoặc kép vì là tiếng lóng !Thà coi mặt bác hồ dễ thương ở phần cuối trang, thấy giải stress hơn đọc báo VC ! "Ai yêu bác hcho.m hơn các anh Phiếm Đàm!?"
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 29 Tháng Tư 20246:05 SA
Chủ Nhật, 28 Tháng Tư 20243:47 SA
Thứ Bảy, 27 Tháng Tư 20243:49 SA
Thứ Sáu, 26 Tháng Tư 20246:24 SA
Thứ Năm, 25 Tháng Tư 20246:20 SA
Thứ Tư, 24 Tháng Tư 20246:10 SA
Thứ Ba, 23 Tháng Tư 20243:44 SA
Thứ Hai, 22 Tháng Tư 20244:32 SA
Chủ Nhật, 21 Tháng Tư 20244:44 SA
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư 20244:59 SA