Khó hơn lên Trời

Thứ Hai, 25 Tháng Ba 20246:00 SA(Xem: 465)
Khó hơn lên Trời

Chu Mộng Long

23-3-2024

Sau khi nhờ nhiều người tác động tôi gỡ bài không xong thì có lẽ chính tác giả bài báo nhắn cái tin này: “Trân trọng nhờ thầy gỡ giúp cái tus! Em cảm ơn“. Định trả lời nhưng không chừng mất thời gian loằng nhoằng, ảnh hưởng buổi học của học viên. Trả lời ở đây vậy.

Lời “trân trọng” trên, tôi hiểu là tôi phải gỡ bài vô điều kiện và không lý do. Một bài viết của tôi, trong vài tiếng đã có cả vạn lượt xem và chia sẻ, sau đó tôi lặng lẽ tự gỡ bỏ là hoàn toàn vô nghĩa. Nếu không công khai lý do mà tự gỡ bỏ, càng gây nghi ngờ cho người đọc. Không chừng có người nghĩ tôi sai nên tôi đã phi tang. Còn nếu giải thích lý do thì giải thích thế nào? Nói báo viết sai thì cần gì tôi phải giải thích và gỡ bài? Hay là gài tôi vào cái bẫy, khi gỡ bài phải cáo lỗi bạn đọc, hóa ra tôi là người có lỗi?

Tôi từng thật thà và dính bẫy không ít lần. Báo chí tự cho mình khôn và bắt tôi phải ngu suốt đời sao?

Nếu số điện thoại trên là của tác giả bài báo, tôi khuyên chân thành thế này: 1) Đăng chính thức lời cáo lỗi về sai sót đã làm ảnh hưởng đến cụ bà 119 tuổi và thân nhân của cụ. 2) Xác minh lại thông tin về bà cụ và công khai phần sửa lỗi, tức đính chính theo Luật báo chí. Làm được như vậy, bảo đảm không ai không tha thứ!

Dễ vậy mà tôi không hiểu sao báo chí được nhà trường và Đảng giáo dục, bồi dưỡng chu đáo vẫn không làm được. Xin lỗi và sửa sai với họ còn khó hơn… lên trời!

Việc đăng tin sai, sau khi dư luận lên tiếng, báo chí chơi trò phi tang bằng cách gỡ bài, thay bài khác, hoặc lặng lẽ sửa, hoặc thậm chí gây áp lực lên dư luận, đe doạ, bắt dư luận phải câm mồm, tác hại khôn lường. Chẳng hạn, gần đây nhiều bài báo tiết lộ bí mật chính trị nội bộ, sau hàng ngàn lượt chia sẻ thì báo lặng lẽ gỡ bài (lỗi 404), hoặc thay bài khác, càng kích thích sự tò mò, và cái gọi là bí mật thành bật mí hết. Không chỉ “bật mí” mà còn bé xé thành to với những suy luận bừa bãi, gây rối loạn an ninh. Bộ Truyền thông không xử lý nghiêm loại báo chí này mà cứ nhè thằng dân đen xử phạt, làm cho nhà báo càng lộng quyền. Đó là chưa nói có loại nhà báo chụp mũ ngược người chỉ ra cái sai của báo là thù địch, phản động!

Cách đây khoảng hơn mươi năm, báo Vnexpress, báo Thanh niên và rất nhiều báo ăn theo, đăng tin bài bôi nhọ tôi bằng cách mượn lời tố vô bằng chứng của một tên lưu manh giả danh giảng viên. Tôi phản ứng quyết liệt, yêu cầu cấp bằng chứng và xin lỗi công khai. Báo không cấp được bằng chứng và cũng đ*o thèm xin lỗi.

Riêng Vnexpress còn ngang ngược gửi công văn cho Sở Truyền thông, đề nghị xử phạt tôi về tội bôi xấu báo. Báo Thanh niên thì chỉ đăng lại cái kết quả xử tên côn đồ lưu manh giả danh giảng viên kia để lấp liếm. Trịch thượng và lưu manh như thổ phỉ! May mà tôi cứng cựa, khi làm việc với Sở Truyền thông, tôi cho thanh tra truyền thông nếm món cựa gà, chứ thấp cổ bé họng thì bị cả hệ thống hiếp như hiếp d*m thật!

Truyền thông, xét đến cùng cũng là một phần của cả hệ thống tuyên truyền – giáo dục. Đạo đức tối thiểu là biết sai, nhận lỗi và sửa sai công khai để làm gương cho con trẻ, nhưng cả hệ thống này không làm được thì tuyên truyền, giáo dục cái gì? Tuyên truyền, giáo dục sự dối trá, lưu manh ư?

***

To như Nhật Hoàng, Thủ tướng Nhật và các cấp quan chức Nhật, khi sai, tất cả đều biết cúi đầu xin lỗi công khai. Ở Việt Nam, từ quan chức đến nhà báo quèn đều chỉ biết ngẩng cao đầu tự xưng “đỉnh cao trí tuệ”.

_____

Một số hình ảnh liên quan tới bài viết của tác giả:

1-76-135x300 2-14-300x176 3-8-135x300 4-4-140x300 5-3-135x300

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn